Loa Phường
Trong thời gian gần đây, nhân việc Mỹ tài trợ cho Ukraine
trong cuộc chiến tranh với Nga, và việc tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố rằng
quân đội nước này sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Đài Loan bị Trung Quốc tấn công, giới
dân chửi đã gia tăng tuyên truyền để đòi Việt Nam thay đổi chính sách đối ngoại.
Họ nói rằng qua những sự kiện này, có thể thấy Mỹ là một đồng minh rất đáng tin
cậy, và Việt Nam phải từ bỏ chính sách đối ngoại đa phương và độc lập, chuyển
sang thân Mỹ để có thể đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng thực tế
không đơn giản như vậy.
Mới đây, hôm 13/05, tờ Financial Times đã đăng một bài phân
tích của nhà báo Edward Luce về chính sách đối ngoại của Mỹ trong giai đoạn sắp
tới. Trong bài này, Luce đã nhắc lại chuyện Mỹ hợp tác với Trung Quốc trong Chiến
Tranh Lạnh, bất kể các vấn đề đạo đức cần đặt ra. Xin trích lại vài đoạn đề cập
đến vấn đề này:
“50 năm trước, Kissinger và Tổng thống của ông, Richard Nixon,
đã thay đổi cục diện Chiến tranh Lạnh bằng cách mở cửa với Trung Quốc của Mao
Trạch Đông. Bằng cách gia tăng sự chia rẽ giữa quốc gia cộng sản lớn nhất thế
giới và quốc gia cộng sản hùng mạnh nhất thế giới, chuyến thăm Trung Quốc của
Nixon được cho là nước đi hay nhất của Mỹ trên bàn cờ Chiến tranh Lạnh. Đã từng
có thời người Mỹ và người Trung Quốc cùng nhau vui vẻ nâng ly, sau khi Nixon và
Mao ký Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 – vốn đã được Kissinger bí mật lên kế
hoạch bằng chuyến đi ẩn danh tới Bắc Kinh, qua ngả Pakistan.”
“Năm 1972, Nixon dễ dàng gạt bỏ những lời chỉ trích từ cánh
hữu khi thực hiện một thỏa thuận với Mao ngay giữa bối cảnh Cách mạng Văn hóa của
Trung Quốc. Bộ máy chính sách đối ngoại của Mỹ, theo bản năng, đã tận dụng được
bước đi này, khiến Liên Xô bị cô lập và suy yếu hơn. Vô đạo đức nhưng hiệu quả.”
Đặc biệt, Luce khuyên nước Mỹ lặp lại bí quyết thành công của
họ trước đây, là tìm cách hợp tác với Trung Quốc, để ngăn Nga và Trung Quốc
xích lại gần nhau. Cuối bài viết của ông ta có đoạn:
“Theo cách nói của Robert Kagan, Mỹ là một “quốc gia nguy hiểm”
– đó là một cách nói khác rằng Mỹ đã sẵn sàng sử dụng vũ lực để xuất khẩu lý tưởng
của mình. Tuy nhiên, lịch sử cho chúng ta biết rằng, Mỹ hoạt động hiệu quả nhất
khi thực dụng, chẳng hạn như trong Chiến tranh Lạnh và Thế chiến II. Câu hỏi
quan trọng thời hậu chiến đối với Mỹ sẽ là liệu họ có tìm cách thúc đẩy Nga và
Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, hay sẽ tìm kiếm những cách thức ngoại giao
sáng tạo để phá lỏng sự liên kết này.”
Sau khi bị Mỹ bỏ rơi vào năm 1972, dường như giới dân chửi –
hậu duệ của chế độ Việt Nam Cộng hòa – vẫn chưa học được bài học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét