Loa Phường
Chuyến thăm Mỹ mới đây của thủ tướng Phạm Minh Chính đã khơi
dậy hàng loạt động thái phản đối trong giới dân chửi hải ngoại. Số này bao gồm
nhiều cuộc biểu tình, và một bản thông cáo của đảng Việt Tân, trong đó họ đòi
nước Mỹ phải gây áp lực lên Việt Nam trong vấn đề nhân quyền và dân chửi. Cho đến
nay, chính quyền Mỹ vẫn chưa có bất cứ hồi âm công khai nào trước những đòi hỏi
này. Ngược lại, có hai sự kiện cho thấy dường như chúng đã rơi vào đôi tai điếc.
Sự kiện thứ nhất diễn ra hôm 23/05, khi tổng thống Mỹ Joe
Biden công bố kế hoạch Khuôn khổ Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Thịnh vượng (gọi
tắt là IPEF) nhân chuyến thăm Nhật Bản. Khuôn khổ này có 13 quốc gia tham gia,
là Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Philippines,
Singarpore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, và Malaysia. IPEF tìm cách kết
hợp các nước qua các tiêu chuẩn chung được các bên đồng ý trong bốn lĩnh vực,
bao gồm kinh tế kỹ thuật số, dây chuyền cung ứng, hạ tầng cơ sở cho năng lượng
sạch, và các biện pháp chống tham nhũng. Ngay sau khi ông Biden công bố kế hoạch
vừa nêu, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối IPEF và gọi đây là câu lạc bộ đóng với
mục đích nhằm thu hút các nước Đông Nam Á “tách khỏi Trung Quốc”.
Như vậy, Mỹ đang mang lợi ích kinh tế đến cho các nước Châu
Á Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, để đổi lấy sự ủng hộ địa chính trị trong
khu vực. Nhân quyền rõ ràng có trọng lượng rất nhỏ trong nước cờ này, vì ngoài
Việt Nam, nhiều chính phủ khác trong danh sách trên – như Ấn Độ, Phillipines, Thái
Lan – cũng đang bị các tổ chức nhân quyền quốc tế công kích. Chẳng có dấu hiệu
nào cho thấy những nước này sẽ bị Mỹ cấm vận để trừng phạt vì lý do nhân quyền,
như giới dân chửi vẫn thường kỳ vọng.
Giữa chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Phạm Minh Chính và tuyên bố
vừa nêu của tổng thống Joe Biden, hôm 22/05, chính phủ Việt Nam đã bắt và truy
tố Trương Văn Dũng – một nhà dân chửi năng nổ hiếm hoi còn sót lại trong các hoạt
động công khai ở Hà Nội. Như mọi khi, vụ bắt giữ này đã chìm nghỉm, và chẳng có
ảnh hưởng gì đến nghị trình của tổng thống Mỹ. Chuyện này trái ngược với tuyên
bố của Biden hồi mới đắc cử, rằng ông ta sẽ đưa nhân quyền trở lại làm một vấn
đề trung tâm trong quan hệ ngoại giao của Mỹ. Liệu giới dân chửi có nhận ra trách
nhiệm của Biden, và biểu tình chống ông ta?
Chuyến thăm Mỹ mới đây của thủ tướng Phạm Minh Chính đã khơi dậy hàng loạt động thái phản đối trong giới dân chửi hải ngoại. Số này bao gồm nhiều cuộc biểu tình, và một bản thông cáo của đảng Việt Tân, trong đó họ đòi nước Mỹ phải gây áp lực lên Việt Nam trong vấn đề nhân quyền và dân chửi.
Trả lờiXóaMỹ đang mang lợi ích kinh tế đến cho các nước Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, để đổi lấy sự ủng hộ địa chính trị trong khu vực. Nhân quyền rõ ràng có trọng lượng rất nhỏ trong nước cờ này, vì ngoài Việt Nam, nhiều chính phủ khác trong danh sách trên – như Ấn Độ, Phillipines, Thái Lan – cũng đang bị các tổ chức nhân quyền quốc tế công kích. Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy những nước này sẽ bị Mỹ cấm vận để trừng phạt vì lý do nhân quyền, như giới dân chửi vẫn thường kỳ vọng.
Trả lờiXóaVụ bắt giữ lần này đã chìm nghỉm, và chẳng có ảnh hưởng gì đến nghị trình của tổng thống Mỹ. Chuyện này trái ngược với tuyên bố của Biden hồi mới đắc cử, rằng ông ta sẽ đưa nhân quyền trở lại làm một vấn đề trung tâm trong quan hệ ngoại giao của Mỹ.
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt các chính sách nhằm đảm bảo triệt để quyền tự do dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tôn giáo của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaMĩ vẫn không ngừng cáo buộc, vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp dân tộc, đàn áp tôn giáo. Đây là những tuyên bố phi lí và còn ẩn chứa đầy mâu thuẫn trong khi chính trong nội bộ nước Mĩ lại đang tồn tại những vấn đề về nhân quyền. Có thể đưa ra những so sánh đơn giản về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và Mĩ để thấy rõ những mâu thuẫn trong tuyên bố của Mĩ.
Trả lờiXóaPhải chăng là do tư tưởng chủ nghĩa nước lớn mà Mĩ đã tự cho mình cái quyền áp đặt những đánh giá chủ quan phiến diện của mình lên một quốc gia? Phải chăng, dựa vào cái gọi là học thuyêt Nhân quyền cao hơn chủ quyền mà Mĩ đã và đang tìm cách dựa vào vấn đề Nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam? Và phải chăng, bằng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, Mĩ đã và đang tiến hành phá hoại tư tưởng Việt Nam, thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình thâm độc của mình?
Trả lờiXóaLâu nay, Mỹ và phương Tây cho mình cái quyền làm “người phán xử” về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”. Hàng năm, Bộ ngoại giao Mỹ đưa ra nhiều báo cáo cáo buộc về vấn đề này của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trả lờiXóaThế giới đang trong quá trình hội nhập, nhưng hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Mỹ và phương Tây mưu đồ toan tính cả thế giới, muốn tất cả đều phải học theo phong cách Tây, tự do kiểu tây, đó là tham vọng làm bá chủ toàn cầu trong đó Mỹ và các nước tư bản phương Tây là các nước lớn, còn lại đều phải phục tùng dưới chướng của họ, các nước trở thành một bản sao thu nhỏ.
Trả lờiXóaNhiều nhà rận chủ ở Việt Nam rất sùng bái nước Mỹ, muốn Mỹ can thiệp vào Việt Nam để giúp đỡ Việt Nam. Nhưng xin thưa, đó là tư tưởng của những kẻ ăn bám mà trước đây Mỹ đã từng tạo dựng các cậu công tử thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa.
Trả lờiXóaThực tế, không thể phủ nhận nền dân chủ tự do của Mỹ, một đất nước hiện đại và đáng sống. Nhưng điều đó không quyết định được việc Mỹ dựa hơi để đi phán xử về vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo của các nước khác. Đó là sự xâm phạm một cách thô bạo vào chủ quyền của một quốc gia độc lập.
Trả lờiXóaNhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự bợ đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ đen tối
Trả lờiXóaNhiều năm qua, nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện cảm với Việt Nam lấy làm cái cớ để đưa ra những tuyên bố hoặc để xuyên tạc sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Trả lờiXóaTheo trong quan hệ quốc tế thì Việt Nam và Mỹ đều là những quốc gia có chủ quyền riêng và bình đẳng nhau, cho nên Mỹ không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trả lờiXóaỞ một góc độ khác cho thấy mặc dù đất nước Mỹ là quốc gia tự du, là thiên đường ước mơ của mọi người trên thế giới, nhưng chính ở thiên đường này cũng tiềm ẩn vô số các nguy cơ mà trong đó đặc biệt cần phải lên án đó là khủng bố, đó là phân biệt sắc tộc, kỳ thị, đơn giản như việc những người Việt Nam ở Mỹ họ luôn coi thường và chỉ xem là công dân hạng 4, sự phân biệt đối xử đó tồn tại ở Mỹ như một thứ ung nhọt vậy nhưng chưa bao giờ họ dám công khai trên các diễn đàn về vấn đề dân chủ nhân quyền.
Trả lờiXóaViệc lợi dụng vấn đề nhận quyền và dân chủ là một trong những chiêu bài chính của mỹ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Thế nhưng thật nực cười là mỹ lúc nào cũng tự cho mình cái quyền phán quyết tình hình dân củ của các quốc gia khác thế nhưng ngay trong bản thân nước mỹ đâu đó vẫn là khủng bố, đó là phân biệt sắc tộc, kỳ thị,... Đúng là thùng rỗng kêu to.
Trả lờiXóaTin rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Nhà nước với đường lối chính sách phù hợp, đường lối đối ngoại giao hài hòa đất nước ta ngày càng nâng cao vị thế hơn trên trường quốc tế. Quan hệ giữa các quốc gia hiện nay là đặt lợi ích của dân tộc trên hết, và trong mối quan hệ đó, các quốc gia phải tôn trọng các điều luật của quốc tế. Dù chăng nữa, Mỹ chẳng có quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Trả lờiXóa