Loa Phường
Trước việc hàng loạt quan chức Nhà nước bị xử
lý kỷ luật Đảng, bị khởi tố, điều tra liên quan vụ Việt Á, vụ Cục Lãnh sự Bộ
Ngoại giao, truyền thông dân chửi lại dậy sóng những luận điệu quen thuộc cũ,
kiểu như chế độ “độc tài” không thể chống tham nhũng, đó chỉ là chiêu bài thanh
trừng nội bộ, đấu đá nội bộ... Thậm chí họ giả ngơ bằng luận điệu sao chống
tham nhũng tiêu cực kiểu gì mà càng chống càng nhiều “củi”, rằng cuộc chiến này
thực sự có hiệu quả, gieo nghi vấn rằng, cán bộ, đảng viên nào giờ cũng “dính
chàm” hết rồi, chống làm sao được...
Phản bác lập luận kiểu này, facebook Tổng Cam
đưa ra lý giải toàn diện rằng: “Thật ra, "cái lò" của ông Trọng hay
nói đúng hơn là cái lò chống tham nhũng của Bộ Chính trị ấy nó chỉ là một trong
tổng thể nhiều biện pháp chống tham nhũng và tiêu cực mà người ta áp dụng chứ
không phải nó là biện pháp duy nhất. "Cái lò" là biện pháp cuối cùng
và chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn nạn. Ngoài việc "đốt lò" thì
người ta còn hàng loạt các biện pháp khác như xây dựng hệ thống pháp luật chặt
chẽ và hoàn thiện hoan đồng thời với các biện pháp thắt chặt quản lý cán bộ,
thắt chặt quy trình quản lý chuyên môn nhằm xoá bỏ những yếu tố có thể là điều
kiện để phát sinh tiêu cực - ấy mới là giải quyết tận gốc.
Sở dĩ thời gian qua thấy "củi" vào
"lò" ngày càng nhiều và càng to, càng tươi - ấy không phải bởi càng
"đốt lò" thì càng phát sinh thêm người sai phạm mới hay nói hình ảnh
là "hoá củi". Hiểu một cách đúng đắn thì bởi cơ chế quản lý cán bộ đã
thắt chặt hơn nhưng không thể một ngày một buổi có thể khiến cho những sai phạm
là biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực biến mất lập tức và để lại một bộ máy sạch
tinh ngay được. Sự chuyển đổi ấy luôn tạo ra một giai đoạn giao thoa, giao thời
hay nói một cách hàn lâm theo lý luận Marx - Lênin thì nó tạo ra một giao đoạn
quá độ mà ở đó diễn ra hàng loạt sự thanh lọc để thay thế cái sai, cái xấu là
tàn dư của cơ chế quản lý cũ vốn yếu kém để thay bằng những cái mới tốt hơn,
chuẩn mực hơn. Khi cái xấu bị phủ định, bị đẩy lùi và xoá bỏ thì đó chính là xã
hội đang phát triển theo hướng tích cực...
...
Sở dĩ hơn mười năm trước đỏ mắt cũng không
thấy có mấy anh bị xử lý vì tham nhũng, tiêu cực, hoặc có thì cũng chỉ là thảng
hoặc; không phải bởi không có, mà là bởi cơ chế quản lý để giám sát, phát hiện
và làm cơ sở cho việc xử lý chưa đủ, thế mới có chuyện Cụ nước mắt lưng tròng
trước toàn Đảng, toàn Dân - bởi khi ấy lực bất tòng tâm. Giờ thì khác...
Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực
lúc này nó giống như khi trên cơ thể người ta đã xuất hiện những ung, những
nhọt thậm chí là đã có tế bào ung thư - không thể mong một phép màu nào một
phút gột bỏ hết tất cả để trả lại một thân thể sạch sẽ khoẻ mạnh mà muốn chữa
lành phải chấp nhận những hi sinh, đau đớn để mà cắt bỏ nó. Nếu không chấp nhận
những cuộc "phẫu thuật" thì những ung nhọt ấy sẽ sớm biến thành những
khối ung thư, còn những tế bào ung thư ấy sẽ di căn khắp cơ thể và nhanh chóng
hạ gục nó...
Việc ngày càng có nhiều "củi tươi",
"củi to" được đưa vào lò ấy chứng tỏ rằng "cái lồng cơ chế"
đã được thiết lập và bắt đầu phát huy tác dụng và những tàn dư của cơ chế quản
lý yếu kém trước đây đã và đang ngày càng được thanh lọc mạnh mẽ. Tất nhiên,
cũng sẽ có những người dù không muốn sai phạm nhưng một thân một mình không thể
cưỡng lại được dòng xoáy của cơ chế cũ ấy với chằng chịt các mối quan hệ lợi
ích mà bị rơi vào thế phải làm sai hoặc làm sai mà cứ nghĩ rằng mình đang đúng,
không biết mình sai ở chỗ nào - bởi cơ chế nó thế... nhưng cũng đành phải
chịu...”
Có
thể thấy rõ, với não trạng của những kẻ không muốn Việt Nam được phát triển, dù Đảng có nỗ
lực, làm tốt đến mấy thì chúng vẫn sẽ cố tình quy chụp đó là “sự thất bại nặng
nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”. Và cuối cùng, chúng tự lộ mục đích
chống phá xấu xa phủ nhận vai trò, sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng khi trắng trợn quy kết rằng “Đảng Cộng sản Việt
Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc
vạch trần mưu đồ đen tối của các đối tượng thời gian vừa qua đã đạt được kết
quả cao. Dư luận đã nhận diện được bản chất và sự “lươn lẹo” trong từng quan
điểm mà chúng phát tán trên mạng xã hội. Hơn nữa, những kết quả đạt được trong
công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu
chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin
trong nhân dân. Hay nói cách khác, chính kết quả rất quan trọng này đã làm thất
bại toan tính thâm hiểm phủ nhận công cuộc chống tham nhũng hòng phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng ta.
Sở dĩ thời gian qua thấy "củi" vào "lò" ngày càng nhiều và càng to, càng tươi - ấy không phải bởi càng "đốt lò" thì càng phát sinh thêm người sai phạm mới hay nói hình ảnh là "hoá củi". Hiểu một cách đúng đắn thì bởi cơ chế quản lý cán bộ đã thắt chặt hơn nhưng không thể một ngày một buổi có thể khiến cho những sai phạm là biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực biến mất lập tức và để lại một bộ máy sạch tinh ngay được. Việc ngày càng có nhiều "củi tươi", "củi to" được đưa vào lò ấy chứng tỏ rằng "cái lồng cơ chế" đã được thiết lập và bắt đầu phát huy tác dụng và những tàn dư của cơ chế quản lý yếu kém trước đây đã và đang ngày càng được thanh lọc mạnh mẽ.
Trả lờiXóaViệc ngày càng có nhiều "củi tươi", "củi to" được đưa vào lò ấy chứng tỏ rằng "cái lồng cơ chế" đã được thiết lập và bắt đầu phát huy tác dụng và những tàn dư của cơ chế quản lý yếu kém trước đây đã và đang ngày càng được thanh lọc mạnh mẽ. Có thể thấy rõ, với não trạng của những kẻ không muốn Việt Nam được phát triển, dù Đảng có nỗ lực, làm tốt đến mấy thì chúng vẫn sẽ cố tình quy chụp đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”. Và cuối cùng, chúng tự lộ mục đích chống phá xấu xa phủ nhận vai trò, sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng khi trắng trợn quy kết rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”.
Trả lờiXóaTình hình tham nhũng ở Việt Nam là rất nghiêm trọng. Vấn nạn này đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và trong các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chống tham nhũng. Đọc các văn bản, chỉ thị, nghị quyết đó thì thấy rõ ràng là tham nhũng đang là một thứ giặc nội xâm và không khéo là nguyên nhân gây ra sự suy vong của Đảng.
Trả lờiXóaDư luận đã nhận diện được bản chất và sự lươn lẹo trong từng quan điểm mà chúng phát tán trên mạng xã hội. Hơn nữa, những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân.
Xóamưu đồ của những người thiếu thiện chí muốn chống chúng ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là thông qua tham nhũng để chĩa mũi nhọn chống phá Đảng, kiểu như tham nhũng là căn bệnh kinh niên của “chế độ độc đảng cầm quyền”, “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng tất yếu xảy ra…”; và rồi vòng vo thế nào, họ cũng sẽ kết luận kiểu như “căn nguyên tạo ra tham nhũng là do đảng đứng trên pháp luật.
Trả lờiXóaHọ cho đây là “cuộc chiến nội bộ đã đẩy nhiều cán bộ vào bi kịch, oan nghiệt”, triệt để khai thác đời tư cán bộ, thêu dệt, gán ghép tạo sự tò mò, hiếu kỳ, đổ đồng, cào bằng, biến sai phạm phải xử lý của cá nhân một số cán bộ thành bản chất mặc định của cả đội ngũ, cố tình quy chụp, cho đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”.
Trả lờiXóaThật ra bọn rận này cũng chỉ là muốn xuyên tạc mục đích, phủ nhận thành quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chỉ là sự “đấu đá” do ý muốn chủ quan của cá nhân, vì lợi ích của một nhóm người; lập lờ “đánh lận con đen”, xuyên tạc hòng biến việc xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực và cán bộ sai phạm ở nước ta thành chuyện “thanh trừng nội bộ, triệt tiêu phe cánh”.
Trả lờiXóaTừ những thông tin cóp nhặt trên mạng xã hội, họ thêm mắt, thêm râu, cắt xén, nhào nặn, tưởng tượng, dựng nên câu chuyện về các phe nhóm nội bộ ở Trung ương và địa phương, cấp tiến và bảo thủ, miền Nam và miền Bắc…Họ cho rằng, các biện pháp chống tham nhũng của Việt Nam là nửa vời, “làm lấy lệ”, “chỉ tắm từ vai”, chỉ để “đánh bóng tên tuổi”…
Trả lờiXóaKhi công tác chống tham nhũng chưa mang lại kết quả như mong muốn, họ lớn tiếng rằng, Đảng, Nhà nước ta không chịu chống tham nhũng; khi công tác này mang lại những kết quả quan trọng thì họ lại cho rằng, việc chống tham nhũng không được sự ủng hộ của người này, nước kia. Họ thường suy diễn, chụp mũ, xuyên tạc những ý kiến chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước…
Trả lờiXóaHọ rỉ tai, kể chuyện ngụ ngôn, tiếu lâm chính trị. Vì mục đích xuyên tạc nên các chiêu thức như tung hỏa mù, đơm đặt, bơm phồng, bôi đen, biến “không” thành “có”, ít xít ra nhiều, nhặt nhạnh hiện tượng, quy nạp, quy chụp thành bản chất, rồi đổ đồng, cào bằng…
Trả lờiXóaChung quy bọn rận này đăng tải những thông tin thật – giả lẫn lộn, tạo dựng các chiến dịch truyền thông, triệt để khai thác thông tin lề trái, thông tin cũ, thông tin cắt ghép, giật tít, làm mới, “làm nóng” vấn đề để câu view; tổng hợp tin tức từ các báo chính thống sau đó tinh vi cài một phần thông tin xấu độc vào, tạo nên cái gọi là “tài liệu chứng minh” để tạo ra sự khách quan.
Trả lờiXóaCái bọn ngu si này triệt để khai thác truyền thông báo chí như BBC, RFI, VOA tiếng Việt, đăng tin, phản ánh sai sự thật, ngụy tạo, che lấp bằng một vài thông tin, sự kiện tỏ vẻ “trung thực”, lồng ghép có chủ ý, đưa vào những thông tin, tài liệu không có thật, trái với bản chất sự việc, nhằm đầu độc, dẫn dắt, chi phối người đọc theo chủ kiến chính trị đã bày đặt của chúng.
Trả lờiXóahàng ngàn Website, Blog, Fanpage, Facebook.., được lập ra để những rận chủ triệt để lợi dụng tính năng và lợi thế của mạng xã hội, công nghệ truyền thông hiện đại, cắt ghép, kỹ thuật, kỹ xảo, đưa thông tin lan truyền nhanh, dễ chia sẻ, liên kết, tương tác tăng hiệu ứng xã hội. Gần đây, họ khai thác nhiều hơn hình thức livestream và các nền tảng Youtube, Tiktok…
Trả lờiXóacuộc chiến chống tham nhũng hiện nay của Đảng ta có thể thấy rõ tính nghiêm minh đã rất rõ. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII khẳng định “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Quan điểm trước sau như một của Đảng ta là sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó, không có “vùng cấm”. Không phải đến bây giờ Đảng ta mới nghiêm minh như thế mà đó là xuyên suốt, nhất quán.
Trả lờiXóaSự chuyển đổi ấy luôn tạo ra một giai đoạn giao thoa, giao thời hay nói một cách hàn lâm theo lý luận Marx - Lênin thì nó tạo ra một giao đoạn quá độ mà ở đó diễn ra hàng loạt sự thanh lọc để thay thế cái sai, cái xấu là tàn dư của cơ chế quản lý cũ vốn yếu kém để thay bằng những cái mới tốt hơn, chuẩn mực hơn.
XóaBản chất ưu việt của chế độ nghiêm minh Quan điểm xuyên suốt trong việc xét xử các vụ án tham nhũng là để giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn là chính. Trong chỉ đạo đấu tranh chống tham nhũng, Tổng Bí thư luôn yêu cầu “không phải cốt xử nhiều là tốt, mà phải làm sao để không phải xử, không để xảy ra mới là tốt”; xét xử không phải để dìm con người xuống tận bùn đen mà là xử đúng người, đúng tội.nhưng rất nhân văn.
Trả lờiXóaCông cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực lúc này nó giống như khi trên cơ thể người ta đã xuất hiện những ung, những nhọt thậm chí là đã có tế bào ung thư - không thể mong một phép màu nào một phút gột bỏ hết tất cả để trả lại một thân thể sạch sẽ khoẻ mạnh mà muốn chữa lành phải chấp nhận những hi sinh, đau đớn để mà cắt bỏ nó. Nếu không chấp nhận những cuộc "phẫu thuật" thì những ung nhọt ấy sẽ sớm biến thành những khối ung thư, còn những tế bào ung thư ấy sẽ di căn khắp cơ thể và nhanh chóng hạ gục nó.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, trong thời gian qua, những kết quả đạt được trong PCTN, tiêu cực là rất quan trọng, tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, có mặt thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, với những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường của thế giới và khu vực trong thời gian tới, cũng như tình hình trong nước cho thấy Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong PCTN, tiêu cực, đòi hỏi những giải pháp căn cơ, đột phá.
Trả lờiXóaThời gian qua, không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền, làm việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật của Đảng, hành chính của Nhà nước và xử lý hình sự. Tổng kết công tác xây dựng Đảng của nhiệm kỳ XII, Đại hội XIII đã chỉ ra: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp”
Trả lờiXóaTiếp tục tập trung phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng, nhất là thông qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong đó chú trọng xử lý cả các vụ việc tiêu cực trong cán bộ, đảng viên có tính chất phức tạp, nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, sai phạm kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với quan điểm: Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi phạm tội là ai, đã có dấu hiệu phạm tội phải khởi tố điều tra và đã kết lụân có tội thì phải truy tố, xét xử.
Trả lờiXóaTăng cường công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, nâng cao hơn nữa nhận thức về PCTN, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhận thức yếu kém, sai lệch của một bộ phận cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác PCTN, tiêu cực là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm của công tác PCTN, tiêu cực trong thời gian qua.
Trả lờiXóaĐẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị theo hướng thật đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục bằng được sự lạm quyền, lộng quyền và lợi dụng quyền lực của cán bộ, đảng viên có chức vụ.
Trả lờiXóaDư luận đã nhận diện được bản chất và sự lươn lẹo trong từng quan điểm mà chúng phát tán trên mạng xã hội. Hơn nữa, những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đã góp phần vào thành tựu chung của đất nước, tạo không khí phấn khởi trong xã hội, tăng cường niềm tin trong nhân dân.
Trả lờiXóa