Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine bùng nổ, giới
dân chửi đã liên tục viết bài kêu gọi chính phủ Việt Nam công khai chống Nga để
“chọn phe NATO”. Những bài viết này không tách rời một mục tiêu mà họ đã theo
đuổi từ nhiều năm nay, là khiến Việt Nam bị cuốn sâu hơn vào luồng ảnh hưởng của
Mỹ, từ đó dần lệ thuộc vào Mỹ. Họ làm vậy vì tin rằng nước Mỹ sẽ muốn thay đổi
thể chế chính trị ở Việt Nam, sau đó đưa họ lên nắm quyền. Nhưng cũng từ cái
nhìn mang tính cơ hội này, mà họ thường đưa ra những nhận định khá thiển cận.
Bài viết mới của cây bút Ái Châu trên trang RFA tiếng Việt
là một ví dụ. Bài này thúc giục Việt Nam vứt bỏ mối quan hệ với Nga, và nâng tầm
quan hệ Việt-Mỹ lên “đối tác chiến lược”, để cho phù hợp với tình hình thực tế.
Để thuyết phục người đọc, Ái Châu đưa ra hai lý do:
Thứ nhất, Việt Nam giao thương với Mỹ nhiều hơn với Nga, nên
lẽ ra phải theo Mỹ. Về việc này, Ái Châu viết:
“Năm 2021, Việt Nam giao thương:
với Nga là là 5,5 tỷ USD,
với Ấn Độ là hơn 12,8 tỷ USD
với Trung Quốc là 165,8 tỷ USD
với Mỹ là 111 tỷ USD
với Nhật Bản là 42,7 tỷ USD.
Việt Nam cần nhìn vào số liệu để biết nồi cơm của mình nằm ở
đâu, và lựa chọn của mình hợp lý hay không.”
Thứ hai, Ái Châu cho rằng sau khi bị phương Tây cấm vận, Nga
sẽ không thể tiếp tục sản xuất vũ khí để bán cho Việt Nam như trước đây. Vì vậy,
thay vì tiếp tục trung lập để giữ mối quan hệ với Nga, Việt Nam cần ngả hẳn
theo Mỹ để được mua vũ khí Mỹ.
Hai lập luận này thoạt nghe thì tưởng hay, nhưng thực ra rất
thiển cận.
Về lập luận thứ nhất, xin hỏi thẳng: Mỹ và các nước phương
Tây khác có thể ngừng giao thương với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hay
không? Không, vì quan hệ giao thương giữa hai bên đã được điều chỉnh bởi các hiệp
ước hoặc định chế hỗ trợ tự do thương mại, như WTO và EVFTA. Thêm nữa, các nước
phương Tây cũng đang cần Việt Nam để duy trì sự liên tục của chuỗi cung ứng,
trong điều kiện nó dễ dàng bị gián đoạn vì xung đột với Trung Quốc hoặc vì dịch
bệnh. Nếu đằng nào phương Tây cũng phải tăng cường giao thương với Việt Nam,
thì sao phải quỵ lụy họ nhân danh điều đó? Ái Châu đang đặt ra một vấn đề giả.
Về lập luận thứ hai, thực ra Việt Nam không hoàn toàn lệ thuộc
vào Nga trong việc bảo dưỡng và nâng cấp kho vũ khí thuộc dòng Liên Xô cũ. Từ
nhiều năm nay, một phần nhu cầu đó đã được đáp ứng bởi các doanh nghiệp Czech
và Ukraine. Và Việt Nam cũng đang đa dạng hóa kho vũ khí thông qua các hợp đồng
với Israel. Như vậy, không có chuyện Việt Nam buộc phải tăng cường mua vũ khí của
Mỹ, chỉ vì nguồn cung từ Nga bị gián đoạn trong ngắn hạn.
Vậy vì sao Việt Nam nên giữ thế đứng cân bằng giữa các cường
quốc, thay vì ngả hẳn về một phe? Đó là vì Việt Nam cần bảo vệ nền độc lập. Nếu
cứ theo Mỹ là mọi vấn đề được giải quyết, thì hãy xem kết cục của các chính quyền
thân Mỹ ở Việt Nam Cộng hòa, Myanmar và Afghanistan. Thời buổi này còn hô hào
thân Mỹ để bảo vệ nền độc lập, thì đúng là không biết nhìn vào lịch sử để rút
ra bài học.
Thực ra Việt Nam không hoàn toàn lệ thuộc vào Nga trong việc bảo dưỡng và nâng cấp kho vũ khí thuộc dòng Liên Xô cũ. Từ nhiều năm nay, một phần nhu cầu đó đã được đáp ứng bởi các doanh nghiệp Czech và Ukraine. Và Việt Nam cũng đang đa dạng hóa kho vũ khí thông qua các hợp đồng với Israel. Như vậy, không có chuyện Việt Nam buộc phải tăng cường mua vũ khí của Mỹ, chỉ vì nguồn cung từ Nga bị gián đoạn trong ngắn hạn.
Trả lờiXóaViệt Nam cần bảo vệ nền độc lập đó là lí do vì sao Việt Nam nên giữ thế đứng cân bằng giữa các cường quốc, thay vì ngả hẳn về một phe. Nếu cứ theo Mỹ là mọi vấn đề được giải quyết, thì hãy xem kết cục của các chính quyền thân Mỹ ở Việt Nam Cộng hòa, Myanmar và Afghanistan. Thời buổi này còn hô hào thân Mỹ để bảo vệ nền độc lập, thì đúng là không biết nhìn vào lịch sử để rút ra bài học.
XóaCác nước phương Tây cũng đang cần Việt Nam để duy trì sự liên tục của chuỗi cung ứng, trong điều kiện nó dễ dàng bị gián đoạn vì xung đột với Trung Quốc hoặc vì dịch bệnh. Nếu đằng nào phương Tây cũng phải tăng cường giao thương với Việt Nam, thì sao phải quỵ lụy họ nhân danh điều đó
Trả lờiXóaPhải khai thông não cho đám dân chửi như thế này: Việt Nam luôn sẵn sàng làm bạn và hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân chia thể chế chính trị hay bất cứ gì cả. Vì vậy không thể nói việc vì hợp tác với quốc gia nào nhiều hơn thì sẽ phải theo phe quốc gia đó. Việt Nam luôn hướng tới hòa bình ổn định cùng phát triển chứ không phải chai bè kết phái giữa các nước
Trả lờiXóaViệt Nam trong tình hình hiện nay luôn trung lập và đưa ra những chính sách phù hợp để không phải lệ thuộc bất cứ một ai cả. Khi mà chúng ta đang trên đà phát triển, tiệm cận với các nước tiên tiến trên thế giới, vị thế của ta trên trường quốc tế hiện tại đang rất là lớn. Vì thế chả lí gì phải quỵ lụy nước nào.
Trả lờiXóaMỹ đem nửa triệu quân xâm lược Việt Nam, rải xuống đất nước ta hàng chục triệu tân bom đạn, hàng triệu lít chất độc diệt cỏ gây ra cái chế của hàng triệu người Việt Nam, 20 năm sau khi bị thua nhục nhã vẫn còn thù Việt Nam bằng cách cấm vận đó thôi, nhưng Mỹ có bỏ được Việt Nam đâu, vẫn phải bắt tay làm hòa. Vậy thì hà cớ gì Việt Nam phải quị lụy ai, chọn ai, bỏ ai để mong được bảo kê đây?. Chỉ có kẻ bám váy giặc mới có suy nghĩ là cần một kẻ đế quốc hiếu chiến thì đất nước mới có hòa bình sao?, Thụy sĩ, Thụy Điển vv... đâu cần như thế mà vẫn bình an vô sự đó thôi.
Trả lờiXóa