Loa Phường
Truyền thống dân tộc
luôn kính trọng người già và tranh thủ những ý kiến của người cao tuổi. Nhưng một
số người “cao tuổi” nhưng trí khôn và trải nghiệm, phát ngôn của họ lại khiến
xã hội thất vọng, gây phản ứng trong cộng đồng, thậm chí là phê phán kịch liệt,
như giáo sư Mạc Văn Trang, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống…
Truyền thông, báo chí và cộng đồng mạng có rất nhiều
bài, phóng sự lên án những phát ngôn của các bậc cao niên này. Chẳng hạn ông Tiến
sỹ “bê tông hóa” Nguyễn Đình Cống bị dân mạng gán biệt danh “ngáo sư” với nhiều
“công trình nghiên cứu”, phát ngôn tệ hại. Lấy ví dụ ngày 14-1-2022, ông ta trả lời phỏng vấn của đài RFA - Á châu tự
do xảo biện về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại hội
nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm
2022 của ngành nội vụ, tại điểm cầu Hà Nội, ngày 12-1-2022 được báo Bình Phước
nêu ra gần đây.
Theo đó, Thủ tướng Phạm
Minh Chính đề nghị ngành nội vụ cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu
sau:… Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo tiêu chí,
tiêu chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm; thu hút nhân tài thì phải thực sự là
nhân tài… Tổ chức bộ máy, nhất là bộ máy bên trong các bộ, ngành, Bộ Nội vụ
phải quyết tâm hơn nữa; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính để người dân,
doanh nghiệp không than phiền; quan tâm biên chế ngành giáo dục và y tế; quan
tâm hơn nữa công tác xây dựng Đảng cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng;
tuân thủ đúng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung
dân chủ, việc càng khó, càng phức tạp càng phải giữ vững nguyên tắc tập trung
dân chủ; bám sát phương thức lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là tổ chức bộ máy và
con người; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực…
Thế nhưng, trong bài
trả lời phỏng vấn của đài RFA, ông ta đã lớn tiếng với giọng điệu cuồng ngôn,
rằng: …Nếu cán bộ lãnh đạo do Đảng lựa chọn thì rất khó có được cán bộ giỏi, dù
cho là bằng bầu cử hay thi tuyển, vì tiêu chuẩn số một là lòng trung thành với
Đảng, với Mác - Lênin. Những người giỏi chân chính thường không có lòng trung
thành ấy lại hay có ý kiến phản biện, nên họ đã bị loại ngay từ vòng đầu. Chưa
hết, ông ta còn ngụy biện bằng những lời xảo trá rằng: Thủ tướng đề cao việc
thi tuyển. Nó là cần, nhưng là công việc cuối cùng. Phải có nhiều người giỏi
mới có nguồn để tuyển chọn. Người giỏi trước hết là do Trời sinh ra, rồi có môi
trường thuận lợi để phát triển. Môi trường tốt là tự do dân chủ. Vậy để có
nhiều người giỏi cho Đảng lựa chọn thì trước hết phải tạo ra môi trường tự do,
quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do phản biện và phải bỏ tiêu chuẩn trung
thành với lý tưởng của Đảng trong lựa chọn.
Nguy hiểm và tráo trở
đến tận cùng, ông ta còn xuyên tạc, bịa đặt về các chủ trương, đường lối của
Đảng về công tác tuyển dụng cán bộ trong bộ máy công quyền, rằng: Bóp nghẹt tự
do tư tưởng, tạo ra dân chủ giả hiệu thì chỉ vùi dập nhân tài, tiêu chuẩn trung
thành chỉ nhằm loại bỏ nhân tài. Đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam
phạm một số sai lầm về phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học. Theo đường
lối đó dù có tổ chức thi tuyển kiểu nào cũng chủ yếu chọn được bọn người cơ
hội. Vậy, ở đây xin hỏi ông tráo trở rằng, nếu trước đây ông không thể hiện rõ
là người có năng lực và trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân thì thử
hỏi có được ngồi vào vị trí chủ nhiệm khoa quan trọng nhất của Trường đại học
Xây dựng Hà Nội hay không? Và khi còn là giảng viên, nếu ông không thể hiện rõ
là người vừa có tài vừa có đức, được đồng nghiệp và sinh viên yêu mến, tin
tưởng thì liệu có được tôn vinh là giáo sư, nhà giáo nhân dân hay không?
Như vậy, theo tư duy
của ông tráo trở thì, muốn có người tài, người giỏi trước hết “phải tạo ra môi
trường tự do, quan trọng nhất là tự do tư tưởng, tự do phản biện và phải bỏ
tiêu chuẩn trung thành với lý tưởng của Đảng trong lựa chọn”. Là người có học
vị, học hàm cao ngất ngưởng như thế nhưng sao đến cuối đời ông lại hồ đồ và dở
điên, dở khùng như một người không hề có não trạng đến vậy? Bởi vì, trên thế
giới này chẳng có một đảng cầm quyền nào lại trao quyền lực của mình cho người
của một đảng khác? Hơn nữa, với Đảng Cộng sản Việt Nam, ngoài lợi ích của Tổ
quốc, của nhân dân, thì không có lợi ích nào khác. Vì thế, việc đề cao tiêu
chuẩn chọn người trung thành với lý tưởng của Đảng cũng chính là những người
trung thành với Tổ quốc, với dân tộc và nhân dân.
Báo Bình Phước với bài
“ngáo sư” nói trên lên án sự ngụy biện trên đây là của kẻ trở cờ, tự lòi “cái
đuôi” thâm độc và nham hiểm là muốn phủ nhận vai trò cầm quyền, lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Bằng chứng được đưa ra rất
thuyết phục như lên án sự hồ đồ của ông ta khi cho rằng, những “người giỏi
trước hết là do Trời sinh ra”. Với “định đề” này hẳn nhà khoa học vĩ đại và
giàu ý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX -
Thomas Edison, rằng: Trong thành công của tôi có 99% là mồ hôi và nước mắt, chỉ
có 1% là do trời phú” nên rút lại ý kiến của mình và nhân loại nên xem lại sự
cần thiết của dạy học và đào tạo?!?
Thật
tiếc cho một bậc cao niên có học vị “tiến sĩ xây dựng” nhưng khăng khăng đòi
làm chính quyền phải chạy theo ý kiến quản lý, điều hành xã hội máy móc, hồ đồ
của ông ta.
Truyền thống dân tộc luôn kính trọng người già và tranh thủ những ý kiến của người cao tuổi. Nhưng một số người “cao tuổi” nhưng trí khôn và trải nghiệm, phát ngôn của họ lại khiến xã hội thất vọng, gây phản ứng trong cộng đồng, thậm chí là phê phán kịch liệt, như giáo sư Mạc Văn Trang, tiến sĩ Nguyễn Đình Cống…Truyền thông, báo chí và cộng đồng mạng có rất nhiều bài, phóng sự lên án những phát ngôn của các bậc cao niên này.
Trả lờiXóaÔng ta còn xuyên tạc, bịa đặt về các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tuyển dụng cán bộ trong bộ máy công quyền, rằng: Bóp nghẹt tự do tư tưởng, tạo ra dân chủ giả hiệu thì chỉ vùi dập nhân tài, tiêu chuẩn trung thành chỉ nhằm loại bỏ nhân tài.
XóaÔng không thể hiện rõ là người có năng lực và trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân thì thử hỏi có được ngồi vào vị trí chủ nhiệm khoa quan trọng nhất của Trường đại học Xây dựng Hà Nội hay không? Và khi còn là giảng viên, nếu ông không thể hiện rõ là người vừa có tài vừa có đức, được đồng nghiệp và sinh viên yêu mến, tin tưởng thì liệu có được tôn vinh là giáo sư, nhà giáo nhân dân hay không?
XóaNguy hiểm và tráo trở đến tận cùng, ông ta còn xuyên tạc, bịa đặt về các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác tuyển dụng cán bộ trong bộ máy công quyền, rằng: Bóp nghẹt tự do tư tưởng, tạo ra dân chủ giả hiệu thì chỉ vùi dập nhân tài, tiêu chuẩn trung thành chỉ nhằm loại bỏ nhân tài.
Trả lờiXóa