Loa Phường
Ngày 13/01/2022, tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights
Watch – HRW) đã công bố báo cáo thường niên về tình hình quyền con người tại
các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm 2022. Tất nhiên, báo cáo này quy kết
nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, không khác báo cáo của các năm trước. Nhưng
vì sao nhà nước Việt Nam lại “gia tăng vi phạm nhân quyền”, như báo cáo này mô
tả? Cách giải thích của HRW tiết lộ nhiều điều mà họ đang lảng tránh.
Về vấn đề này, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Châu Á của
HRW, đã trả lời phỏng vấn đài RFA tiếng Việt như sau:
“Chính phủ Việt Nam núp bóng đại dịch COVID-19 để mạnh tay
đàn áp đối với các hoạt động ôn hòa nên hầu hết không bị bên ngoài Việt Nam
phát hiện. Chính quyền dường như muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến
đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc trước khi thế giới chú ý trở lại Việt
Nam.”
Phát biểu này của Phil Robertson buộc chúng ta đặt ra 2 câu
hỏi.
Thứ nhất, có thật “phong trào bất đồng chính kiến” ở Việt
Nam “đang lớn mạnh” không? Chưa đợi đến năm 2021, các nhóm dân chửi ở Việt Nam
cũng đã rơi vào trạng thái rã đám, lục đục. Từ năm 2016, giới dân chửi gần như
đã chia làm nhóm phò Trump và nhóm chống Trump rồi đánh lẫn nhau. Từ năm 2019,
họ đã không tổ chức được cuộc biểu tình lớn nào, như điều họ từng làm trong những
năm trước đó. Sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt, họ cũng không tạo ra được đường
dây xuất bản nào để thay thế Trang. Nói rằng “phong trào bất đồng chính kiến” ở
Việt Nam “đang lớn mạnh”, thì đúng là tô hồng hình ảnh của đồng minh một cách
vô duyên.
Thứ hai, có thật các nước phương Tây “không phát hiện” những
sức ép mà nhà nước Việt Nam đang đặt lên giới dân chửi, vì chúng bị dịch
COVID-19 che khuất hay không? Trong thực tế, các nhóm dân chửi người Việt đã “vận
động quốc tế” rã cả mồm trong suốt năm vừa qua, nhưng chỉ được đáp lại một cách
lạnh nhạt. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thậm chí còn không tiếp các nhà dân
chửi trong chuyến công du Việt Nam, dù họ đã uổng công vận động một cách ồn ào
trước đó. Có vẻ nhận xét của nhiều nhà quan sát, rằng phương Tây đang gác lại vấn
đề nhân quyền để đổi lấy lợi ích thực tiễn từ Việt Nam, là hoàn toàn chính xác.
Phil Robertson dường như đang lảng tránh một sự thật: chính
các nước phương Tây đang quay lưng với các khẩu hiệu về dân chủ, nhân quyền. Họ
đang trải qua một cuộc khủng hoảng hệ giá trị. Cuộc khủng hoảng này mới là vấn
đề mà các tổ chức về nhân quyền như HRW nên đặt ra để giải quyết.
Báo cáo này lại quy kết nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, không khác báo cáo của các năm trước. Nhưng dường như họ đang lảng tránh một sự thật: chính các nước phương Tây đang quay lưng với các khẩu hiệu về dân chủ, nhân quyền. Họ đang trải qua một cuộc khủng hoảng hệ giá trị. Cuộc khủng hoảng này mới là vấn đề mà các tổ chức về nhân quyền như HRW nên đặt ra để giải quyết.
Trả lờiXóaTừ trước tới nay, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của con người như tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, ... được thể hiện ngay trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Đây chẳng qua cũng chỉ là trò của bọn Tây để lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Việt Nam
Trả lờiXóaRõ ràng những hoạt động của tổ chức HRW này đang bị chi phối bởi ý đồ của các nước đang có quan điểm chính sách thiếu thiện chí với Việt Nam. Như mọi năm, báo cáo năm 2022 về tình hình nhân quyền cũng hoàn toàn không khách quan, trung thực
Trả lờiXóaXét về tư cách mà nói thì từ trước đến này tổ chức HRW này chưa từng được thế giới ghi nhận là một tổ chức hợp pháp, thậm chí đã có nhiều nước lên tiếng về những phản ánh sai sự thật của tổ chức này. Do vậy, HRW không có tư cách để phán xét tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, chưa nói gì đến việc tổ chức này cố ý xuyên tạc sự thật, bịa đặt sự thật nhân quyền ở VN, chẳng khác nào can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia, vi phạm luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaTrong thực tế, các nhóm dân chửi người Việt đã “vận động quốc tế” rã cả mồm trong suốt năm vừa qua, nhưng chỉ được đáp lại một cách lạnh nhạt. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thậm chí còn không tiếp các nhà dân chửi trong chuyến công du Việt Nam, dù họ đã uổng công vận động một cách ồn ào trước đó.
XóaMục tiêu của HRW là dùng vấn đề nhân quyền làm suy yếu, thúc đẩy các chế độ xã hội do các Đảng Cộng sản lãnh đạo và các chế độ xã hội khác chuyển sang chế độ xã hội “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” và thể chế “tam quyền phân lập” kiểu phương Tây.
Trả lờiXóaPhúc trình năm nay, HRW tập trung vào bao che, chạy tội cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, nhất là blogger, sử dụng internet-facebook… và có thêm những kẻ lợi dụng bảo vệ môi trường để phá hoại an ninh quốc gia, trật tự công cộng.
Trả lờiXóaPhúc trình của HRW hoàn toàn không dựa vào một nguồn tin chính thức nào của cơ quan, tổ chức Nhà nước Việt Nam, kể cả báo chí Việt Nam. Họ cũng không dựa trên bất cứ nguồn tin nào của các tổ chức của Liên hợp quốc, như UNDP, UNESCO, Hội đồng nhân quyền… hoặc của các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… mà đều dựa trên những nguồn tin mạng vốn kỳ thị với các chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo, thậm chí cả những “blogger cá nhân”.
Trả lờiXóaVề các thông tin trên internet, không phải chỉ cán bộ, công chức mà các bậc phụ huynh ngày nay vẫn phải khuyên con em mình phải cẩn trọng với thông tin mạng, thế nhưng HRW thì khác, với họ đây lại là nguồn thông tin chính, chủ yếu cho Phúc trình, thử hỏi như vậy HRW có trách nhiệm với xã hội và người dân không?
XóaVề lập luận mà HRW bao che cho những kẻ vi phạm pháp luật rằng “họ hoạt động “ôn hòa” và chỉ làm những điều thuộc về “quyền (QCN) của họ”! Đây lại là một nhận thức ấu trĩ về pháp luật. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế giới không xem hoạt động “ôn hòa” hay bạo lực là tiêu chí để xác định tội phạm, mà căn cứ vào tất cả các hành vi (“ôn hòa”, “bất bạo động” hay bạo lực) liên quan đến lợi ích của quốc gia dân tộc và các chủ thể khác làm tiêu chí.
Trả lờiXóaVề mặt pháp lý, HRW chỉ dựa vào khái niệm “nhân quyền” một cách trừu tượng (như quyền tự do ngôn luận báo chí, internet, quyền lập hội và hội họp hòa bình…) mà không hiểu, hoặc cố tình không hiểu rằng quyền của mỗi người chỉ có thể được bảo vệ, bảo đảm bởi pháp luật và các cơ quan tổ chức quốc gia.
Trả lờiXóanăm 2021, Việt Nam ra tay trừng trị những kẻ chống đối nổi bật có hành vi vi phạm pháp luật để làm trong sạch dư luận xã hội. Vì thế mà HRW đã vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nặng nề một cách chủ quan, thiển cận. Nhân quyền không phải là thích làm gì thì làm mà trong khuôn khổ pháp luật quy định.
Trả lờiXóaHRW vốn chỉ là tổ chức chuyên đưa ra những cáo buộc và kết luận vu khống tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Mỗi năm thì kịch bản lại lặp lại như thế, chỉ khác ở chỗ những nhân vật mà chúng nhắc đến. Năm 2021 quả thực là năm mà giới rận chủ phải nhận nhiều trái đắng.
Trả lờiXóaNhững hoạt động của HRW chịu ảnh hưởng của những nước thiếu thiện chí với Việt Nam. Vì thế những kết luận của tổ chức này hết sức phi lý, thiếu khách quan về vấn đề nhân quyền ở nước ta. Cần khẳng định rằng, từ trước đến nay, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.
Trả lờiXóaTrong khi nhiều người vẫn chưa quên những câu từ trong bản “Báo cáo thường niên năm 2021 về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm qua”, trong đó có đề cập khá sâu và chi tiết về Việt Nam thì trong báo cáo năm 2022, mọi thứ lại được lặp lại. Đó vẫn là việc liệt ra những con số giới thực thi pháp luật Việt Nam bắt, xử lý đối với những cá nhân có hoạt động chống phá nhà nước, chế độ
Trả lờiXóaViệc mọi thứ diễn ra theo một cách rập khuôn ít nhiều cho thấy, HRW không quan tâm nhiều tới những vấn đề đang diễn ra tại Việt Nam; thậm chí họ hoàn toàn không thèm khảo sát, đánh giá để nhìn thấy những chuyển biến có tính mẫu mực trong tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2021 và rất nhiều năm về trước.
Trả lờiXóaNói về nội dung báo cáo của HRW, bên cạnh việc thiếu sáng tạo trong nhận định, đánh giá về tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam thì điều dễ thấy tổ chức “mang tầm vóc quốc tế về nhân quyền” này vẫn không quá quan tâm tới vấn đề tài liệu và nguồn tài liệu làm căn cứ để đưa ra những nhận định và đánh giá.
Trả lờiXóaNói chung những bản kết luận hay những phát ngôn của những tổ chức như này thực sự là một cái gì đó rất vô nghĩa và đây không phải lần đầu. Mà chúng luôn có những động thái những bản kết luận trái với sự thật và vu cáo xuyên tạc nghiêm trọng tình hình ở Việt Nam. Do đó không có một căn cứ nào để khẳng định điều này
Trả lờiXóa