Loa Phường
Ngày 29/9/2021 vừa qua Youtube đã cấm Robert F. Kennedy Jr., một luật sư nổi tiếng với các án bảo vệ môi trường và chống lại các doanh nghiệp xâm hại môi trường vì lợi nhuận. Trước đó Robert Kennedy cũng đã bị Instagram cấm hoạt động từ tháng 2/2021.
Ấy thế mà trong điều 8 khoản a phần
5 của dự luật Nhân quyền Việt Nam, do nghị sĩ SMITH từ bang New Jersey cùng bà
LOFGREN, ông LOWENTHAL, bà KIM từ bang
California, bà STEEL, và ông CORREA đề xuất ngày 4 tháng 5 năm 2021 đã
ngang nhiên tuyên bố rằng: Một internet tự do và mở và dòng chảy tin tức kèm
thông tin tự do là những thành phần căn bản của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ bởi
chúng củng cố tăng trưởng kinh tế, bảo vệ tự do cá nhân và thúc đẩy ninh quốc
gia. Vậy, ngăn chặn ông Robert Kennedy phát ngôn về những vấn đề nguy cơ tiềm
tàng của vaccine có phải là ngăn chặn dòng chảy tự do của thông tin không? Khi
người dân Mỹ và Việt Nam đều dùng Facebook, an ninh quốc gia của Việt Nam hay của
Mỹ sẽ được Facebook ưu tiên hơn? Có lẽ không khó để trả lời những câu hỏi này
và việc Việt Nam phải chủ động đảm bảo ninh quốc gia là ưu tiên hàng đầu, cũng
như cách nước Mỹ ưu tiên an ninh quốc gia của mình.
Theo một số thống kê không chính thức,
Facebook đã xóa hơn 3000 tài khoản vì cáo buộc chống vaccine. Ấy thế nhưng khi
chính sách này của Facebook nhất quán với chính sách của chính quyền tổng thống
Biden, chính phủ Mỹ đã không hề gây sức ép lên Facebook phải tôn trọng quyền tự
do ngôn luận của người dùng. Thế nhưng điều 3 khoản b phần 5 của dự luật Nhân quyền Việt Nam đã trắng trợn khi nói rằng
Chính sách của Hoa Kỳ là phải sử dụng mọi công cụ ngoại giao để gây sức ép lên
Chính phủ Việt Nam nhằm chặn đứng các yêu cầu gây áp lực lên các công ty truyền
thông xã hội chặn các tài khoản và nội dung của các cá nhân mà nội dung của các
các nhân này không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận. Vậy các công ty truyền
thông xã hội Mỹ đang cấm vĩnh viễn những nội dung và cá nhân mà chính phủ Mỹ
không chấp nhận thì sẽ bị xử lý như thế nào, dựa trên đạo luật nào?
Có lẽ chúng ta có thể liệt kê vô vàn các ví dụ về vấn
đề nhân quyền đang tồn đọng tại Mỹ mà dự luật Nhân quyền Việt Nam hoàn toàn có
thể được áp dụng ngay đối với nước Mỹ. Do đó, thay vì hạ viện và thượng viện Mỹ
thông qua dự luật này, họ nên thay thế Việt Nam thành Hoa Kỳ trong toàn bộ dự
luật và có lẽ nước Mỹ sẽ một ngày nào đó giải quyết được các vấn đề nhân quyền
của chính mình. Tới khi đó, Hoa Kỳ hãy mang kinh nghiệm quý báu đó đi giúp đỡ
các quốc gia khác trên con đường xử lý các vấn đề nhân quyền. Còn bây giờ,
không một ai có thể chấp nhận được tiêu chuẩn kép về nhân quyền của Hoa Kỳ!
tại sao một số nhà lập pháp Hoa Kỳ lại quá quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam?" lại được đặt ra bởi điều phi lý đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Phải chăng đây là kết quả của một phương cách tiếp cận thiếu khách quan, để từ đó dẫn đến những đòi hỏi phi lý?
Trả lờiXóaTrớ trêu thay, Mỹ, quốc gia luôn lớn tiếng khẳng định đi đầu về dân chủ, công bằng và tiến bộ, lại là quốc gia "nghiện" "tiêu chuẩn kép", thứ tiêu chuẩn vi phạm nghiêm trọng quyền bình đẳng của con người và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp hiện đại.
Trả lờiXóaĐối với vấn đề dân chủ, nhân quyền, lâu nay Mỹ vẫn tự cho mình cái quyền được áp đặt các "giá trị" dân chủ, nhân quyền đối với các quốc gia khác, bất chấp sự khác biệt về thể chế chính trị, truyền thống văn hóa và trình độ phát triển. Trong khi đó chính Mỹ mới là quốc gia cần phải xem xét lại tình hình nhân quyền thì đúng hơn
Trả lờiXóaMỹ thì là chúa tể của đặt trò khi mà chúng dùng cái gậy dân chủ nhân quyền tự do các thứ để thọc sâu vào chính nội bộ của chính những nước khác..để chúng lên án, đánh đấm, dọa nạt. Chúng tự hào vì mình có cái đó, nhưng ở họ người da đen, người dân nô lệ vẫn bị đối xử rất không công bằng, tỉ lệ đói khổ vẫn rất nhiều. Cái gọi là tiêu chuẩn kép ấy thực ra cũng chỉ là thứ gậy mò mẫm đạp vào chính lưng hắn mà thôi
Trả lờiXóaCó lẽ chúng ta có thể liệt kê vô vàn các ví dụ về vấn đề nhân quyền đang tồn đọng tại Mỹ mà dự luật Nhân quyền Việt Nam hoàn toàn có thể được áp dụng ngay đối với nước Mỹ. Do đó, thay vì hạ viện và thượng viện Mỹ thông qua dự luật này, họ nên thay thế Việt Nam thành Hoa Kỳ trong toàn bộ dự luật và có lẽ nước Mỹ sẽ một ngày nào đó giải quyết được các vấn đề nhân quyền của chính mình.
Trả lờiXóaKhi nào nước Mỹ sẽ một ngày nào đó giải quyết được các vấn đề nhân quyền của chính mình. Tới khi đó, Hoa Kỳ hãy mang kinh nghiệm quý báu đó đi giúp đỡ các quốc gia khác trên con đường xử lý các vấn đề nhân quyền. Bây giờ, không một ai có thể chấp nhận được tiêu chuẩn kép về nhân quyền của Hoa Kỳ, lo cho mình trc đi đã.
Trả lờiXóaTrong khi chưa giải quyết được các vấn đề của chính quốc gia của mình thì Hoa Kỳ đừng đi giải quyết thay các vấn đề của các quốc gia khác. Đặc biệt là về vấn đề nhân quyền, khi mà chính Mỹ đang leo thang những căng thẳng, không thể giải quyết các vấn đề nội bộ của chính mình, mà đặt tiêu chuẩn kép, đánh giá các quốc gia khác về nhân quyền thật là không thấm nổi.
Trả lờiXóa