Những ngày tháng gần đây, các nhóm hoạt động dân chủ
đang háo hức và hô hào mạnh mẽ để tìm cách thúc đẩy thông qua Dự luật Nhân quyền
cho Việt Nam. Các thế lực muốn lật đổ chính quyền Việt Nam hiện tại như Vì Dân và Mạch Sông đang ra sức kêu gọi và lôi kéo 100 vị dân biểu Hạ Viện
đồng bảo trợ cho HR 3001 trước cuối tháng 9 tới đây. Ấy vậy mà khi đọc kỹ Dự luật
này chúng ta, những người đang sống ở Việt Nam, không khỏi bất ngờ vì sự ngộ nhận
của chính quyền Mỹ đối với tình hình Việt Nam.
Mục 3 của Dự luật ghi như sau: Có hơn 170 tù nhân
chính trị và tôn giáo đang bị giam giữ tại Việt Nam, gần một nửa số này bị bắt
giữ do liên quan đến việc thể hiện quan điểm cá nhân “ôn hòa”, “bất bạo động”
hoặc hoạt động trực tuyến. Xin thưa rằng những người bị bắt không hề “ôn hòa”
hay “bất bạo động”. Không rõ Quốc hội Mỹ lấy số liệu từ đâu, định nghĩa “ôn
hòa” và “bất bạo động” như thế nào? Hô hào đòi thay đổi chế độ có phải là “ôn
hòa”? Dùng lời lẽ lăng mạ, sỉ nhục người khác có phải là “ôn hòa”?
Mục 5 của Dự luật lại tiếp tục cho thấy Quốc hội Mỹ ngộ
nhận như thế nào khi cho rằng Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có
môi trường Internet hạn chế nhất thế giới, với việc lọc nội dung tràn lan và bắt
giữ thường xuyên các blogger và những người bất đồng chính kiến. Xin thưa, nếu
chỉ có 170 tù nhân bất đồng chính kiến thì cái được gọi là thường xuyên này phải
hiểu như thế nào? Mỗi tháng 1 lần hay mỗi năm 1 lần? Ngoài ra, môi trường
Internet của Việt Nam còn tự do hơn rất nhiều nước khác. Chi phí để truy cập
internet ở Việt Nam gần như bằng không khi wifi miễn phí có mặt khắp nơi. Tỷ lệ
người dân sử dụng internet và mạng xã hội tăng với tốc độ chóng mặt. Không rõ
Quốc hội Mỹ cho rằng môi trường Internet của Việt Nam bị hạn chế ở đâu? Gần
đây, chính phủ Mỹ đang phải đối mặt với các vấn đề tin giả (fake news) và đã ép
các công ty công nghệ như Facebook, Youtube loại bỏ các nhân vật bất đồng chính
kiến đối với vaccine hay kết quả bầu cử như cựu tổng thống Trump bị cấm vĩnh viễn
trên Facebook, luật sư Robert Kennedy bị cấm khỏi Youtube. Như vậy việc lọc nội
dung đi ngược với chủ trương của chính quyền xem ra nơi nào cũng có và chẳng có
nơi nào được cho là tự do tuyệt đối như thứ tự do nước Mỹ đang rao giảng.
Rõ ràng với một nền tảng nhận thức sai lầm như vậy, Quốc
hội Mỹ sẽ cần có thêm dữ liệu khách quan và xác tín để đánh giá đúng tình trạng
nhân quyền tại Việt Nam. Nếu muốn như vậy, trước hết Quốc hội Mỹ cần cử người
sang tìm hiểu, đối thoại một cách công khai và minh bạch với Việt Nam để tránh
đưa ra các quyết định sai lầm.
Rõ ràng với một nền tảng nhận thức sai lầm , Quốc hội Mỹ sẽ cần có thêm dữ liệu khách quan và xác tín để đánh giá đúng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Nếu muốn như vậy, trước hết Quốc hội Mỹ cần cử người sang tìm hiểu, đối thoại một cách công khai và minh bạch với Việt Nam để tránh đưa ra các quyết định sai lầm.
Trả lờiXóaHơn thế càng không thể bê cái mô hình dân chủ tư sản, chế độ bầu cử, “tiêu chuẩn nhân quyền” kiểu tư bản chủ nghĩa để áp đặt vào Việt Nam. Chiêu bài “xuất khẩu” dân chủ phương Tây, dùng “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, trong đó có Việt Nam được các thế lực thù địch toan tính từ lâu. Nhân dân Việt Nam và nhân loại yêu chuộng hòa bình thế giới chẳng lạ chiêu trò đen tối ấy.
Trả lờiXóaRõ ràng với một nền tảng nhận thức sai lầm như vậy, Quốc hội Mỹ sẽ cần có thêm dữ liệu khách quan và xác tín để đánh giá đúng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Nếu muốn như vậy, trước hết Quốc hội Mỹ cần cử người sang tìm hiểu, đối thoại một cách công khai và minh bạch với Việt Nam để tránh đưa ra các quyết định sai lầm.
Trả lờiXóaNgoài ra, môi trường Internet của Việt Nam còn tự do hơn rất nhiều nước khác. Chi phí để truy cập internet ở Việt Nam gần như bằng không khi wifi miễn phí có mặt khắp nơi. Tỷ lệ người dân sử dụng internet và mạng xã hội tăng với tốc độ chóng mặt. Không rõ Quốc hội Mỹ cho rằng môi trường Internet của Việt Nam bị hạn chế ở đâu?
Trả lờiXóa