Việt Nam và Hoa Kỳ đã có một thời gian dài quan hệ ngoại giao không mấy tốt đẹp kể từ 1954-1975. Và khi chiến tranh kết thúc bằng sự bẽ mặt, Hoa Kỳ đã trút giận lên Việt Nam bằng lệnh cấm vận kéo dài suốt từ 1975-1994, cho tới khi tổng thống Bill Clinton thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và chính thức thiết lập lại ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995. Sau 26 năm, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước tiến dài và mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ngày càng trở nên chặt chẽ hơn, lệ thuộc vào nhau hơn. Việt Nam mong muốn trở thành đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ cũng mong muốn trở thành đối tác chiến lược với Việt Nam. Tuy nhiên, Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam (HR 3001) đang tỏ ra là một hòn đá ngáng đường cho mối quan hệ giữa hai nước.
Mục 2 của Dự luật ghi rõ về Mục đích Chính sách là: Ưu tiên đưa các vi phạm nhân quyền của Chính phủ Việt Nam về quyền con người, quyền tự do cơ bản và pháp quyền đã được quốc tế công nhận trở thành vấn đề ưu tiên quan trọng chiến lược để đảm bảo tính bền vững lâu dài của mối quan hệ đối tác chiến lược Hoa Kỳ - Việt Nam. Không rõ dựa trên nền tảng nào mà Dự luật lại lựa chọn quyền con người, quyền tự do và pháp quyền trở thành vấn đề ưu tiên? Tại sao những thiệt hại về người, về của, những nạn nhân bị chất độc màu da cam, hàng tấn bom chưa nổ vẫn nằm dưới lòng đất dọc khắp Việt Nam và có thể gây chết người bất cứ lúc nào… lại không phải là ưu tiên trong mối quan hệ chiến lược Hoa Kỳ - Việt Nam? Sự ưu tiên được đưa ra ở đây hoàn toàn duy ý chí và mang tính áp đặt của Hoa Kỳ và chưa hề tham khảo ý kiến của Việt Nam.
Mục 4 của Dự luật còn thiếu tinh thần hợp tác hơn:
Chính quyền Hoa Kỳ thường xuyên công bố các báo cáo đánh giá về nhân quyền, dựa
trên thông tin cung cấp của tổ chức tình báo, ngoại giao, nguồn tin công khai,
quốc hội và các tổ chức phi chính phủ để xác định và áp đặt các hạn chế đi lại
và tài chính đối với quan chức của Chính phủ Việt Nam và những người khác làm
việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho Chính phủ Việt Nam nếu họ ra lệnh hoặc tham
gia hỗ trợ bắt giữ các cá nhân đang thực hiện hoặc thúc đẩy hoạt động nhân quyền
được quốc tế công nhận. Với một cơ chế nhập nhằng và thiếu rõ ràng như thế này
thì các quyết định của Hoa Kỳ đưa ra hoàn toàn mang tính chủ quan. Việt Nam
hoan nghênh các cá nhân, tổ chức hoạt động để thúc đẩy nhân quyền. Thế nhưng liệu
Hoa Kỳ có đảm bảo những cá nhân Hoa Kỳ đang cố gắng biện minh và bảo vệ chỉ thuần
túy hoạt động để thúc đẩy nhân quyền? Nếu chưa thống nhất được cụ thể phạm vi
hoạt động hay tuyên ngôn của các cá nhân được Hoa Kỳ công khai bảo vệ để thúc đẩy
nhân quyền thì Việt Nam hoàn toàn không vi phạm mối quan hệ đối tác chiến lược
khi xử phạt các cá nhân có mục đích bên ngoài phạm vi thúc đẩy nhân quyền mà có
hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Qua hai trích đoạn ngắn gọn của Dự luật Nhân quyền cho
Việt Nam, chúng ta thấy rõ đây là một dự luật thiếu tinh thần hợp tác và sẽ là
cột mốc đánh dấu chiến lược ngoại giao thù địch của Hoa Kỳ đối với Việt Nam,
thay vì hợp tác, hòa bình và hữu nghị như trước đây. Việt Nam hi vọng rằng hạ
viện, thượng viện và tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ sẽ tỉnh táo và chặt chẽ
đối với dự luật này để nó không ảnh hưởng đến mối bang giao tốt đẹp.
Qua hai trích đoạn ngắn gọn của Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam, chúng ta thấy rõ đây là một dự luật thiếu tinh thần hợp tác và sẽ là cột mốc đánh dấu chiến lược ngoại giao thù địch của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, thay vì hợp tác, hòa bình và hữu nghị như trước đây. Việt Nam hi vọng rằng hạ viện, thượng viện và tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ sẽ tỉnh táo và chặt chẽ đối với dự luật này để nó không ảnh hưởng đến mối bang giao tốt đẹp.
Trả lờiXóa