Môi trường không
gian mạng bên cạnh những tiện ích đem lại thì rủi ro nhiều không hề kém. Lừa
đảo qua mạng xâm hại đến hoạt động kinh doanh lành mạnh, quyền riêng tư bị xâm
hại qua mạng xâm hại đến danh dự, nhân phẩm cá nhân, tin giả, tin sai sự thật
lộng hành trên mạng đe dọa an ninh, trật tự xã hội, văn hóa phẩm đồi trụy, thiếu
lành mạnh, vô văn hóa gây hại cho những người tiếp xúc với nó, nhất là giới
trẻ, học sinh, trẻ em…
Do vậy, Luật An ninh mạng ra
đời, có hiệu lực đáp ứng yêu cầu tất yếu, cấp thiết trên không gian mạng của
Việt Nam
Các cơ quan quản lý Nhà
nước từng nhiều lần cảnh báo, Việt Nam đang đứng trước thực tế phải đối phó với
hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao mỗi năm, đe dọa
trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền cá nhân,
gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ,
ứng dụng trên không gian mạng đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng
để tán phát thông tin kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép phá rối an ninh trật
tự, kích động bạo loạn, khủng bố, lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia. Tình trạng đăng tải thông tin xuyên tạc chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xúc
phạm tôn giáo; lan truyền thông sai sự thật, làm nhục, vu khống tổ chức, cá
nhân… diễn ra tràn lan trên không gian mạng nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu
hiệu, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về nhân mạng, tinh thần; hoạt động sử
dụng không gian mạng để xâm phạm trật tự an toàn xã hội ngày càng gia tăng và
phức tạp như: đánh bạc, lừa đạo, đánh cắp tài khoản ngân hàng, rửa tiền, mại
dâm, ma túy...
Đặc biệt những ngày qua, lợi
dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, nhiều đối tượng đã lợi dụng không
gian mạng tung tin giả, thông tin sai sự thật về bệnh dịch và đã gây ra hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng như những gì chúng ta chứng kiến ở TP HCM. Chưa khi nào,
các cơ quan chức năng phải vào cuộc xử lý nhiều trường hợp đưa tin sai, tin
giả, rồi buộc phải gỡ các thông tin sai, cam kết không tái phạm nhiều như vậy.
Luật An ninh mạng ra đời sau
trải qua quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, nhiều năm, có sự đóng góp ý kiến của các
bộ, ngành chức năng, cơ quan quản lý nhà nước, của các doanh nghiệp trong nước,
của hơn 30 doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin lớn như VNPT, FPT,
BKAV; của nhiều chuyên gia, tập đoàn kinh tế, viễn thông nước ngoài, trong đó
có Facabook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, Hiệp
hội điện toán đám mây Châu Á; các cơ quan đại diện nước ngoài như Mỹ, Canada,
Úc, Nhật Bản và ý kiến của nhân dân...Do vậy, khi Luật này được ban hành đã trở
thành căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp
phòng ngừa, đấu tranh, xử lý, điều tra, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và
các loại tội phạm. Mặt khác, Luật cũng giúp cho công tác phòng ngừa, cảnh báo,
răn đe các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đồng thời bảo vệ
quyền con người khi tham gia hoạt động trên không gian mạng.
Đối với mục tiêu bảo vệ
quyền con người, Luật An ninh mạng trực tiếp bảo vệ 05 quyền: Quyền sống, quyền
tự do và an ninh cá nhân; quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo
vệ; Quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; Quyền
không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng
và tôn giáo của công dân; Quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân. Theo
đó, Luật An ninh mạng tạo căn cứ pháp lý để công dân chủ động bảo vệ quyền lợi
của mình trên không gian mạng. Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trên không
gian mạng xâm phạm quyền lợi, ích hợp pháp của công dân sẽ bị xử lý theo quy
định của pháp luật. Thực tiễn, thời gian qua, lượng đơn thư gửi đến các cơ quan
quản lý mạng tố giác tội phạm, yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân…nhiều
vô kể đã chứng minh, nhu cầu thiết thực của Luật này đối với việc bảo vệ quyền
con người trên môi trường mạng.
Chưa kể, tương lai khi mạng
Internet, mạng xã hội phát triển càng mạnh, càng sâu rộng thì liên quan đến
những quyền như quyền thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ…có thể nói là hầu hết mọi
quyền lợi chính đáng tồn tại trên thực tiễn cuộc sống đều trở thành nhu cầu
thiết thân, quan trọng trên không gian mạng. Bởi vậy, Luật An ninh mạng ngày
càng phải hoàn thiện, đáp ứng tốc độ và nhu cầu phát triển của xã hội cũng như
sự thay đổi chóng mặt yêu cầu bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trên không
gian mạng.
Luật An ninh mạng có ngăn
cản, xâm phạm một số quyền dân sự, chính trị của người dân?
Việc khi ban hành Luật An
ninh mạng vấp phải một số ý kiến phản đối cho rằng Luật ngăn cản, xâm phạm
quyền tự do ngôn luận của công dân, hạn chế truy cập vào các trang mạng xã hội
và tạo cơ sở pháp lý để kiểm soát toàn bộ thông tin cá nhân của người sử dụng.
Thực tiễn đã chứng minh, những luận điệu trên là sai trái. Các hoạt động liên
lạc, trao đổi, đăng tải, chia sẻ thông tin, mua bán, kinh doanh, thương mại vẫn
diễn ra bình thường trên không gian mạng, không hề bị ngăn cản, cấm đoán. Luật
An ninh mạng không cấm người dân truy cập Facebook, Google, Youtube. Người dân
Việt Nam vẫn được tự do truy cập vào các trang mạng của Facebook, Google,
Youtube hay bất kỳ trang mạng xã hội nào khác ở trong và ngoài nước.
Cũng như Công ước quốc tế
về quyền dân sự, chính trị, cá nhân thực hiện các quyền lợi chính đáng, hợp
pháp của mình phải đảm bảo tuân thủ pháp luật sở tại, không xâm hại đến an ninh
trật tự, văn hóa, đạo đức, xã hội và quyền lợi hợp pháp của cá nhân khác. Do
vậy, khi Bộ Công an đã xây dựng các văn bản thi hành Luật An ninh mạng để cụ
thể hóa các quy định, tạo hành lý bảo đảm quyền cơ bản của công dân, của doanh
nghiệp. Để được thụ hưởng đầy đủ các quyền được quy định trong Luật An ninh
mạng, cá nhân cũng cần phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ Luật định như: Không
thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 quy định về các
hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng; Kịp thời cung cấp thông tin liên quan
đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh
mạng cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
Phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng trong phòng ngừa, xử lý
các hành vi sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật; Cá nhân nào sử dụng
những mạng xã hội trên hoặc bất kỳ mạng xã hội nào khác để thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Luật An ninh mạng nói
riêng, hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung
ngày càng hướng tới bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân. Khi tham gia vào không gian mạng, người dùng cần nhận thức đúng về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình là quy định, là chuẩn mực pháp lý
chung của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.
Luật An ninh mạng ra đời với mục đích đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng mạng, đảm bảo không gian mạng an toàn, hiệu quả. Những luận điệu cho rằng luật này ngăn cản người dân sử dụng mạng hay kiểm soát người dùng hoàn toàn là bịa đặt, không hiểu bản chất
Trả lờiXóaĐến lúc bị ảnh hưởng quyền lợi thì mới thấy cái luật này nó cần thiết thế nào. Chẳng ai muốn mình cứ lên mạng là lại có một loạt những cái tin fake để rồi mình chẩng biết đâu là đúng là sai. Còn bảo là cứ báo đưa là đúng thì cũng chẳng phải nốt vì có rất nhiều tờ báo lá cả đăng tin rất là vớ vẩn luôn
XóaTrong tình hình mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của rất nhiều người, hơn nữa đa phần mọi người lại tiếp nhận thông tin từ nguồn này, thì việc ra đời Luật an ninh mạng là điều hoàn toàn thiết yếu, là việc thực sự cần thiết. Rõ ràng chúng ta không thể để một môi trường nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nhưng lại không có một thứ gì quản lý nó được
Trả lờiXóaKhi mà đối mặt với tình trạng không biết đâu là tin thật đâu là tin giả thì rõ ràng cần phải có một công cụ giúp chúng ta kiểm soát và hạn chế. Cứ sự tự to của mỗi cá nhân nó chỉ còn tốt khi nó không gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng thì đấy đã hành động không thể chấp nhận được rồi
XóaCó cô ca sĩ nào đó , vào một năm nào đó khi luật An ninh mạng trong giai đoạn đang chờ được thông qua, nghĩa là vẫn đang được xem xét thì cô ta không ngừng bảo là Luật an ninh mạng vi phạm quyền con người thế này thế kia. Thế nhưng đến khi clip nóng của cô với nyc bị tung ra thì cô lại tìm đến cơ quan công an và luật an ninh mạng, nực cười quá, đúng là quả táo không chừa một ai =)))
Trả lờiXóaHình như tôi có biết vụ này nè =)) Ca sĩ kiểu đ gì mà hết vụ phát ngôn về luật an ninh mạng rồi cả những phát ngôn về chính trị, rồi vì 1 lời nói mà khiến cả 1 công ty lao đao đứng trước bờ vực phá sản. Rồi đến khi xảy ra chuyện thì cuối cùng lại cầu cứu công an với cả chính luật an ninh mạng =)))
XóaTuy rằng việc ban hành luật an ninh mạng ban đầu đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng có lẽ đấy chỉ là phản ứng của mọi người khi mà họ vẫn chưa rõ ràng được sự cần thiết của việc thi hành luật này. Nhưng một sự trùng hợp là khi đi vào hoạt động luật này cũng là thời điểm bùng phát dịch thì chúng ta đã phát hiện và xử lí rất nhiều trường hợp, có thể nói là "hả dạ" biết bao người
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng 2018 là một sự thành công của quá trình lập pháp của nước ta, nó giúp tạo ra một môi trường lành mạnh văn minh hơn khi người dùng mạng xã hội đăng tải những thông tin, tin tức
Trả lờiXóaCông cụ bảo vệ con người trên không gian mạng đấy. Nhìn xem trong mùa dịch luật đã phát huy tốt vai trò của mình như thế nào ạ :) Chỉ có những cái người thiếu hiểu biết thì mới thích nghe theo mấy cái lời truyên truyền nhảm nhí của bọn trên mạng thôi ạ.
Trả lờiXóaTrên mạng internet có hiều lợi ích nhưng nó cũng mang lại nhiều rủi ro rất lớn, Nó có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi lợi ích của các doanh nghiệp và cá nhân vì vậy Luật an ninh mạnh được ra đời là vì điều đó. vì vậy từ khi Luật An ninh mạng ra đời Các hoạt động trên mạng xã hội đã được kiểm soát, việc bảo vệ lợi ich của Doanh nghiệp cũng như cá nhân được bảo vệ khỏi những sự cố đáng tiếc vốn có.
Trả lờiXóatrong thời đại ngày nay, vấn đề An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và quyền con người đang đứng trước những thách thức mới. Nếu như trước đây An ninh quốc gia là bảo vệ chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời, chế độ xã hội... thì ngày nay, đó còn là bảo vệ an ninh không gian mạng.
Trả lờiXóaNhiều quốc gia đã nhận thức rõ về những mối đe dọa đối với an ninh mạng, coi đây là thách thức mới, mối đe dọa mới có tầm quan trọng và nguy hiểm cao nên đã cụ thể hóa thành các chính sách, Luật hoặc văn bản dưới luật, thành lập lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, tình báo mạng, chiến tranh mạng, phòng chống khủng bố mạng và tội phạm mạng tại hơn 80 quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế như: Mỹ, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Canada, Hàn Quốc, NATO… nhằm tạo ra các thiết chế, cơ sở pháp lý chống lại các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia từ không gian mạng
Trả lờiXóadưới góc độ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội thì chính sự phát triển đó lại gây ra nhiều vấn đề tiêu cực, những kẻ xấu, các thế lực thù địch dễ dàng sử dụng mạng viễn thông, Internet để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn nhằm lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Xuất hiện hàng nghìn trang thông tin điện tử, blog, trang mạng xã hội như Zalo, Viber, Twitter… đặc biệt là Facebook, có nội dung xấu, đăng tải ấn phẩm đồi trụy, bạo lực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trả lờiXóaXét về quyền con người, quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật An ninh mạng hoàn toàn không có bất cứ hạn chế, vi phạm nào đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng này. Trái lại, Luật An ninh mạng là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp để người dân và doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị “ô nhiễm” thông tin như bảo đảm không khí, nước uống và thực phẩm sạch cho sức khỏe con người.
Trả lờiXóaChúng ta thấy rõ Luật An ninh mạng không có những quy định nêu trên, không tạo rào cản, không tăng thủ tục hành chính, không cấp giấy phép con và không cản trở hoạt động bình thường, đúng luật của các tổ chức, cá nhân mà trái lại Luật đang bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên không gian mạng.
Trả lờiXóaNâng cao nhận thức về quyền con người, tuyên truyền kiến thức về quyền con người, nhất là trên không gian mạng, có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao nhận thức xã hội, phòng ngừa vi phạm và giúp người dân biết cách tự bảo vệ quyền và tự do của bản thân, đồng thời tôn trọng quyền và tự do của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người.
Trả lờiXóaViệt Nam vẫn tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do Internet phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế Việt Nam đã cam kết; đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, quyền tiếp cận thông tin trên cơ sở Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan; tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn cho nhà báo.
Trả lờiXóaViệt Nam hiện là một trong những quốc gia trên thế giới đang triển khai Luật An ninh mạng. Sau gần hai năm có hiệu lực thi hành, những quy định về bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng của Luật An ninh mạng của Việt Nam đã đi vào đời sống, góp phần làm lành mạnh thông tin trên thế giới ảo, tạo sự tương tác tốt trong nhiều mặt của đời sống xã hội
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng của Việt Nam kiên định vấn đề có tính nguyên tắc là các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ, khai thác dịch vụ nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền bởi ngay cả luật pháp quốc tế cũng có những điều khoản quy định quyền con người gồm: quyền tuyệt đối, quyền tương đối và quyền bị hạn chế.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp của công dân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác không nghe theo lời kích động, xúi giục của các đối tượng xấu với những luận điệu xuyên tạc, thù địch về tính chất ưu việt của Luật; nghiên cứu, nắm vững các quy định của Luật về những hành vi bị nghiêm cấm, về quyền, lợi ích được Luật bảo vệ để qua đó chủ động phòng ngừa, không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đồng thời góp phần phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an toàn, an ninh mạng.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng nói riêng, hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung ngày càng hướng tới bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi tham gia vào không gian mạng, người dùng cần nhận thức đúng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình là quy định, là chuẩn mực pháp lý chung của nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng ra đời, có hiệu lực đáp ứng yêu cầu tất yếu, cấp thiết trên không gian mạng của Việt Nam. Luật An ninh mạng bảo vệ quyền con người, quyền, lợi ích hợp của công dân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng.
Trả lờiXóamấy cái ý kiến kiểu: kiểm soát người dân sử dụng không gian mạng, âm phạm quyền tự do ngôn luận của công dân, hạn chế truy cập vào các trang mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt, và không hiểu bản chất. Chỉ cần biết rằng, Việt Nam đã tham gia ký kết CÔng ước Quốc về quyền con người thì bất cứ một điều luật nào được thông qua đều phải tuân thủ theo, dĩ nhiên Việt Nam làm rất tốt điều này. Mọi người cần hiểu luật an ninh mạng sinh ra chính là bảo vệ chính cuộc sống của người dân trên không gian mạng trước tình hình tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng như hiện nay,.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia như quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực đặc thù như lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước
Trả lờiXóaCác cơ quan quản lý Nhà nước từng nhiều lần cảnh báo, Việt Nam đang đứng trước thực tế phải đối phó với hàng chục nghìn cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao mỗi năm, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền cá nhân, gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Không gian mạng và một số loại hình dịch vụ, ứng dụng trên không gian mạng đang bị các thế lực thù địch, phản động sử dụng để tán phát thông tin kêu gọi biểu tình, tụ tập trái phép phá rối an ninh trật tự, kích động bạo loạn, khủng bố, lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia
Trả lờiXóa