Như vậy, trong danh sách hơn 3000 phạm nhân được đặc xá
năm 2021, có 21 phạm nhân nước ngoài với 7 quốc tịch khác nhau, 499 người dân tộc
thiểu số, 314 phạm nhân là người có tôn giáo, không có cái gọi là “tù nhân
lương tâm” hay “tù nhân chính trị”. Thất vọng về điều này, tại cuộc họp báo
sáng 31/8, phóng viên hãng AFP hỏi có bao nhiêu phạm nhân về chính trị trong đợt
đặc xá lần này đã bị Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, khẳng định trong pháp
luật của Việt Nam không có phạm nhân về chính trị, các phạm nhân đều vi phạm
pháp luật quy định trong bộ luật Hình sự quy định.
Câu trả lời của ông Thứ trưởng thể hiện rõ lập trường xuyên
suốt của Việt Nam về loại tội phạm xâm hại An ninh quốc gia và Việt Nam không
chấp nhận bất cứ “đặc cách” hay “phân biệt đối xử” nào giữa loại tội phạm này với
các tội phạm khác vi phạm Luật Hình sự! Thông báo danh sách đặc xá và đáp trả này
gây thất vọng cho nhóm “nhà đấu tranh dân chủ” tự xưng trong nước, nhất là
trong bối cảnh chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Mỹ mà họ từng đặt nhiều hy vọng.
Trên các diễn đàn dành cho cái gọi là “nhà hoạt động dân chủ”
của BBC, VOA, RFA, các ông bà “đấu tranh dân chủ” tự xưng này thi nhau bày tỏ sự
thất vọng vì không có “đồng bọn” nào của họ nằm trong danh sách đặc xá lần này,
chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Mỹ đã không đem lại “món quà” nào cho họ, đồng
nghĩa với việc hàng chục khẩn cầu “đổi vắc xin lấy nhân quyền”, “đổi lợi ích
thương mại với tù nhân lương tâm”… đã không được bà Phó Tổng thống thỏa mãn.
Không ai biết bà Tổng thổng thống Mỹ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước
đã đàm phán những gì, nhưng thông báo truyền thông đều cho thấy tập trung vào vấn
đề y tế trong bối cảnh dịch bệnh, thương mại, giáo dục, chống biến đổi khí hậu,
khắc phục hậu quả chiến tranh và an ninh khu vực, không có đụng chạm đến vấn đề
dân chủ, nhân quyền.
Sau các cầu khẩn các chính phủ EU lồng
ghép vấn đề nhân quyền vào EVFTA, đòi thả “tù nhân lương tâm” trong bối cảnh dịch
bệnh CoVid-19, thả “bom” các loại báo cáo nhân quyền trên diễn đàn và cơ chế quốc
tế, thậm chí cả chuyến thăm nặng về hợp tác lợi ích song phương giữa Mỹ và Việt
Nam, xem ra những “nhà đấu tranh dân chủ” tự xưng đã vơi cạn ảo tưởng vào hiệu
quả của sự bảo kê của Chính phủ Mỹ, phương Tây chi phối, tác động lên Chính phủ
Việt Nam dành sự “đặc cách” cho đồng bọn trong tù của họ.
Nhìn vào quy trình xét đặc xá năm
nay, ai cũng phải thừa nhận, đã xem xét chặt chẽ, công khai, minh bạch với điều
kiện rõ ràng theo đúng quy trình Luật đặc xá 2018. Đã đến lúc các “nhà đấu
tranh dân chủ” tự xưng và thân nhân số đang chấp hành án nên xem xét lại hành
vi cổ súy, kích động đồng bọn trong tù phản đối bản án, ca ngợi những kẻ chấp
hành cải tạo kém thì đừng mơ đến cái ngày giảm án, chứ chưa nói gì đến đặc xá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét