BÌNH AN
#LTNCB
Trong khi mà cả thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng đang phải đối mặt với sự lây nhiễm theo cấp số nhân của bệnh dịch; khi hội họp đông người trong một không gian hẹp, nguy cơ bệnh dịch bị lan truyền và nhân rộng là điều không ai có thể phủ nhận; Trong khi các cấp chính quyền và nhân dân Thành phố Hà Nội đang nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 11,12 UBND TP Hà Nội, Công văn của Bộ nội vụ, Ban tôn giáo TP về việc không tập trung đông người, dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo để phòng, chống dịch, thì trong những ngày vừa qua tại một số giáo xứ Công giáo trên địa bàn TP Hà Nội vẫn tập trung hàng trăm giáo dân tham dự thánh lễ tại nhà thờ. Hành động này đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng xã hội và Giáo hội; thể hiện thái độ coi thường pháp luật và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Giáo hội Công giáo
luôn xác tín rằng thánh lễ là tâm điểm trong đời sống thiêng liêng
của mọi tín hữu. Nhưng Giáo Hội chưa bao giờ dạy rằng thánh lễ là một
cử hành phép thuật có khả năng giúp con người miễn nhiễm khỏi bệnh dịch. Nhà
thờ cũng không phải là nơi bất khả xâm phạm đối với virus. Thực tế
đã xảy ra tại khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở Roma - vùng đất thánh
thiêng của giáo hội có không ít giám mục, linh mục, tu sỹ đã qua đời do nhiễm virus
hay như gần đây ở giáo xứ Phú Đa, tỉnh Hà Nam thuộc tổng giáo phận Hà Nội
cũng đã có 11 F0. Thế nên trong hoàn cảnh hiện tại, cần phải lắng nghe
tiếng nói của những người có chuyên môn hơn là chỉ hành động theo cảm tính đạo
đức, theo đức tin. Tinh thần trách nhiệm và cảm thức về sự liên đới không cho
phép chúng ta nhắm mắt làm ngơ như thể không có chuyện gì xảy ra. Như
thế, ở những nơi xảy ra bệnh dịch, việc DỪNG cử hành THÁNH
LỄ là một quyết định đúng đắn và khôn ngoan.
Vì sức khỏe của cộng
đồng, ý thức trách nhiệm với xã hội, với đất nước, trong thời điểm cả nước đang
đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và kiểm soát
dịch bệnh, nhiều giáo phận, giáo xứ, giáo họ đã dừng thánh lễ và
các hoạt động có giáo dân tham dự, tăng cường tổ chức thánh lễ trực tuyến
cho giáo dân. Nhiều giáo xứ, dòng tu còn đóng góp về nhân lực, vật lực, chung
tay cùng các cấp chính quyền triển khai hoạt động phòng, chống dịch và góp phần
vào công tác an sinh xã hội.
Nhưng, tại một số nhà
thờ trên địa bàn TP Hà Nội vẫn đi ngược với tinh thần chung đó.
Điển hình như Nhà Thờ Lớn Hà Nội vẫn
tổ chức lễ với hàng trăm người tham gia trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật
vừa qua. Phải chăng họ đang "sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ
hạnh phúc đồng bào” như tinh thần Thư Chung 1980 của Hội đồng giám mục Việt
Nam?
Thật đáng buồn thay
cho những người không hiểu hay cố tình không hiểu và hiểu sai về sự
quan phòng của Thiên Chúa, cứ cho rằng Chúa quan phòng theo kiểu sẵn sàng
ra tay thực hiện phép lạ để cứu những người đang gặp nguy hiểm. Đương nhiên,
Thiên Chúa quan phòng là điều những người có đức tin không thể chối cãi. Nhưng
quan phòng không có nghĩa là Thiên Chúa phải làm tất cả, và con người không cần
làm gì. Biết có nguy hiểm mà người ta vẫn cố chấp lao đầu vào nguy hiểm, thì sự
cố chấp ấy không thể nhân danh niềm tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Hỡi các vị linh mục,
hỡi các giáo dân hằng ngày còn đến, còn làm THÁNH LỄ trong khi dịch bệnh
hành ngày tiếp tục diễn biến phức tạp, hãy nhớ lấy lời Đức Chúa Giê-su đã nói: "Ngươi chớ
thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi” (Lc 4,12), nếu không các
vị đâu khác gì những con quỷ Satan đúng nghĩa.
Việc tổ chức thánh lễ này là hoàn toàn trái quy định trong tình hình dịch bệnh như hiện nay. Đây là việc bất chấp mọi nguy cơ lây lan dịch bệnh, cố tình tổ chức trong khi đã có khuyến cáo. Hành động này cần chấm dứt ngay
Trả lờiXóaTôi không có ý gì với người theo đạo vì đơn giản mỗi người chúng ta đều có tự do tín ngưỡng. Nhưng hãy dùng quyền tự do của bạn một cách thông minh, muốn cầu nguyện, muốn thể hiện tâm ý với Chúa của các bạn thì hãy làm nó ở nhà. Một con chiên không nhất thiết là cứ phải tụ tập cùng nhau cầu nguyện mới phải đạo đâu ạ, vì cái gì thực tế nhất đi đấy là dịch bệnh, đừng làm thế nữa ạ
Trả lờiXóaTín gì cũng tín vừa vừa chứ. Lòng thành ở trong tâm mình chứ đâu nhất thiết là phải đến tận nơi thánh đường vậy đâu. QUá là gây nguy hiểm, tạo điều kiện cho dịch lan ra. Ở nước ngoài cũng không thiếu những chuyện đi cầu kinh xong bị nhiễm covid cả một nhà thờ đấy
XóaChúng tôi không nói gì về quyền tự do tín ngưỡng của các bạn; nhưng nếu các bạn lạm dụng quyền đó mà không chấp hành những khuyến cáo của BYT, những quy định về chống dịch thì chính là các bạn không tuân theo pháp luật. và dĩ nhiên, quyền tự do tôn giáo cũng chỉ xếp sau nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật thôi
Trả lờiXóaLại thành sông Hằng ver 2 giờ các bạn. Các bạn có biết tốc độ lây lan dịch ở Ấn sao lại nhanh thế không ạ? Chính là bởi vì người dân họ quá là mê tín, họ không chấp hành các biện pháp chống dịch mà còn đua nhau đi cầu nguyện rồi cuối cùng dịch càng ngày càng tệ hơn đấy ạ. thích Việt Nam cũng như ấn độ lắm à?
Trả lờiXóaHãy có ý thức đi chứ? Nếu như mà cảm thấy là những Giáo xứ họ không thể chấp hành một cách tự giác thì đành cưỡng chế thôi. Cứ đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc cùa mình lên đầu đã. Đi cầu nguyện tập trung đông người rồi lại cuối cùng khổ dân chúng những người vô tình tiếp xúc phải hộ mà thôi nếu lỡ họ nhiễm bệnh
Trả lờiXóaKhông tự giác chấp hành đến lúc cưỡng chế đường có mà lên mạng xã hội thốt ra mấy công là Việt Nam xâm phạm nhân quyền, tôn giáo bị ảnh hưởng nha. Đến cái tầm mà sức khỏe cộng đồng mà bọn mày không coi trọng nữa thì đừng trách sao người khác phải nóng tính vì hành động ích kỷ của chúng mày
Trả lờiXóaChịu đấy, giờ phút này vẫn làm lễ với chả cầu nguyện. Bao nhiêu người tập trung ở đó hay là muốn chúa cũng phải nhiễm Covid theo mấy người? Làm con người có cái đầu thì nên dùng đi toàn người lớn cả rồi, có tín cái gì cũng phải tín một cách khôn ngoan chứ ai lại làm thế?
Trả lờiXóa