Loa Phường
Ngày 24/02/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyên bố
“đặt nhân quyền làm trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ”, trong bối cảnh có lời
kêu gọi chính quyền Biden “sử dụng các đòn bẩy khác nhau” để yêu cầu Việt Nam
chấm dứt “các vi phạm nhân quyền”. Trước động thái này, nhiều nhóm chống Cộng
đã tỏ ra hả hê, với niềm tin rằng sự ủng hộ của Mỹ sắp giúp họ thoát khỏi cơn
khủng hoảng đã kéo dài từ năm 2016. Họ có lý do để cảm thấy như vậy: số liệu mới
công bố của CRS cho thấy trong năm 2020, do chính sách của cựu Tổng thống
Donald Trump, số tiền chi cho vấn đề dân chủ, nhân quyền và quản trị chỉ chiếm
khoảng 6% lượng tiền mà Chính phủ Mỹ viện trợ cho Việt Nam (trong đó lượng tiền
chi cho các nhóm chống Cộng chắc chắn nhỏ hơn lượng tiền chi cho các cơ quan
Nhà nước và các NGO). Với sự thay đổi chính sách này của Mỹ, một phần giới chống
Cộng ít ra sẽ không bị đói.
Tuy nhiên, nếu các nhà chống Cộng cho rằng sự thay đổi chính
sách này ảnh hưởng quá lớn đến cục diện, thì hẳn họ đã vui mừng quá sớm. Các số
liệu cho thấy Chính phủ Mỹ đang thắt chặt quan hệ với chính phủ Việt Nam. Cụ thể,
trong 10 năm qua, lượng tiền viện trợ mà Mỹ đổ vào Việt Nam đã tăng 167 lần – từ
987 nghìn USD vào năm 2010 lên đến 165 triệu USD vào năm 2020. Lượng chi trong
năm 2021 là 170 triệu USD, tức vẫn tiếp tục đà tăng đó.
Qua các con số trên, có thể thấy Chính phủ Mỹ ngày càng cần
thắt chặt quan hệ với Việt Nam vì lợi ích an ninh, quốc phòng và thương mại. Đối
với mọi chính quyền Mỹ, giới chống Cộng người Việt chỉ có 2 công dụng: hoặc làm
con tốt thí để ép giá Việt Nam trong các cuộc thương lượng, hoặc làm người bỏ
phiếu trong các cuộc bầu cử. Chiến lược lâu dài của Mỹ là xích lại gần Chính phủ
Việt Nam, các hỗ trợ dành cho giới chống Cộng chỉ là chiến thuật tạm bợ mà họ
có thể vứt bỏ khi cần thiết.
Dù đảng Dân chủ dùng khẩu hiệu nhân quyền để vận động lá phiếu
của cử tri, các chính quyền của đảng này cũng không phải là ngoại lệ. Ngày
23/05/2016, chính quyền Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam, dù trước
đó chỉ một tuần, nhiều “nhà hoạt động nhân quyền” ở Hà Nội đã bị công an chặn cửa,
ngăn gặp Tổng thống Mỹ. Chính quyền Obama cũng đã nhiệt tình thúc đẩy việc
thông qua hiệp định TPP, bất chấp những lời kêu gọi trừng phạt, cấm vận Việt
Nam vì lý do nhân quyền.
Như vậy, dù giới chống Cộng đinh ninh rằng Việt Nam đang bị
quốc tế cô lập, rõ ràng “thế giới tự do” vẫn đang có quan hệ rất tốt với Chính
phủ Việt Nam từ 10 năm nay. Có vẻ cái trật tự Tân Tự Do mà giới chống Cộng tôn
thờ và phục vụ đã phản bội họ để đổi lấy tiền và quyền lực.
Qua các con số trên, có thể thấy Chính phủ Mỹ ngày càng cần thắt chặt quan hệ với Việt Nam vì lợi ích an ninh, quốc phòng và thương mại. Trước đây, Mỹ cũng đã nhiệt tình thúc đẩy việc thông qua hiệp định TPP, bất chấp những lời kêu gọi trừng phạt, cấm vận Việt Nam vì lý do nhân quyền.
Trả lờiXóaHành động của Mỹ đặt nhân quyền làm chính sách đối ngoài cho thấy quan hệ ngày càng gắn bó với quốc gia Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - một tổ quốc coi đặt vấn đè nhân quyền lên hàng đầu. Cho thấy có rất nhiều lợi ích và cơ hội cho Việt Nam trên con đường phát triển sắp tới. Đặc biệt với một quóc gia như Mỹ
Trả lờiXóaVì lợi ích an ninh quốc phòng cũng như lợi ích kinh tế, đáng ra Mỹ nên thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là qua các số liệu trên. Trước cơ hội này, Việt Nam có nhiều ưu thế trong con đường phát triển sắp tới, cả về ngoài giao lẫn hợp tác kinh tế, thương mại, hay an ninh quốc phòng
Trả lờiXóaMỹ nó khôn chán !, nó chẳng dại gì đặt cược chính trị vào nhóm người chống Cộng cực đoan, bọn dâm chủ trong nước chỉ có trên răng dưới dái, ngoài ra chỉ có tài ăn bẩn, cãi chửi nhau như hát hay để mất lợi ích to lớn về bang giao với một Chính phủ có Quyền, có Tiền, có Tương lai . Bọn khố rách áo ôm Việt Tân ở hải ngoại với mấy đứa trẻ trâu, mấy ông già lụ khụ sắp chết ở trong nước đừng vội mừng nha!. (Hành động Tổng thống Mỹ gửi thư chúc mừng Cụ Tổng tiếp tục làm Tổng Bí thư Đảng CS Việt Nam sau Đại hội 13 thì thấy rõ nhất!)
Trả lờiXóaMỹ với Việt Nam trong thời gian qua đang thắt chặt mối quan hệ hơn bao giờ hết, bây giờ đưa vấn đè nhân quyền ra gây khó dễ cho nhau chỉ có thiệt cho cả đôi bên vậy họ có cần thiết phải làm không trong khi vị trị của Việt Nam trên bản đồ kinh tế, địa chính trị là rất quan trọng đối với họ
Trả lờiXóa