Loa Phường
Trong khi hầu hết các cây bút bình luận chỉ xem vụ đảo chính ở Myanmar như một biến cố khiến quốc gia này rời xa khỏi chuẩn mực dân chủ của các nước phương Tây, thì tài khoản FB Nguyen Truong lại có một cái nhìn khác. Nguyen Truong chỉ ra rằng chế độ độc tài quân sự ở Myanmar là một hậu quả của chế độ thuộc địa Anh, và truyền thông của các nước phương Tây đang lan truyền một cốt truyện thiên vị về những ảnh hưởng chính trị mà họ đem lại cho thế giới.
Xin trích nguyên văn status của Nguyen Truong:
“Ít ai biết cuốn 1984 nổi tiếng của Orwell được viết dựa
trên cảm nhận của ông ta khi còn là 1 cảnh sát thuộc địa tại Burma. Ở phương
Tây, những lời cảnh báo từ sách không bao giờ được đề cập rằng nó nói về một xã
hội tương lai được quản lý dựa theo những cấu trúc của chủ nghĩa thuộc địa Tâu
Âu. Còn cuốn sách đầu tiên của Orwell, Burmese Days, nói tỉ mĩ về thực tế tại Đế
quốc Anh ngày ấy - "1 chế độ chuyên quyền với việc trộm cướp là mục đích
cuối cùng" - và những hệ quả nó để lại. Myanmar hôm nay vẫn là những gì của
ngày trước - "1 chế độ chuyên quyền với trộm cướp là mục đích cuối".
Cách nó được cai trị ngày nay - 1 hội đồng thủ lĩnh quân sự (kleptocratic
junta) đạo tặc - là bản chất của người Anh cai trị trước kia. Những sắc tộc
đang bị đuổi cùng và giết tận hôm nay cũng là những người bị diệt đuổi dưới thời
chính quyền Anh. Tuyệt kỹ xuất sắc nhất của truyền thông phương Tây chính là có
thể làm mơ hồ đi những hệ quả thuộc địa ra khỏi mọi tin tức. Và trò cười khác
là họ không bao giờ nói về phương châm chính trị thực sự của những người họ
tâng bốc là biểu tượng dân chủ, những người được cho có thể giải phóng các đất
nước khỏi chế độ chuyên quyền của 'Đông phương', Arập, Latin..; Bởi vì cách kể
chuyện của phương Tây không thể nào trình bày hay hiểu về 1 thứ gì mà không có
một vai chính nghĩa 'đã được khai sáng'. Bởi những cuộc nói chuyện về dân chủ sẽ
luôn trở nên rất hài hước nếu như nó sẽ không quá phỉ báng đến trí tuệ của
chúng ta. Nhiều nơi trên thế giới còn sự chuyên chế là có phần thừa hưởng văn
hóa chính trị từ thuộc địa Anh và Âu Châu. Cũng như khái niệm dân chủ thuộc
riêng về Tây Âu nhiều cỡ ngang bằng món gia vị garam masala.”
Giới chống Cộng ở Việt Nam, một lực lượng ngày càng có xu hướng
nhận chế độ Việt Nam Cộng hòa làm gốc gác, dường như cũng là một di sản của văn
hóa chính trị thuộc địa Châu Âu. Họ nên đọc status trên và nhìn lại thân phận của
mình, để hiểu vì sao họ ngày càng lệ thuộc vào phương Tây thay vì tiến đến tự
do như họ tưởng.
Những vấn đề liên quan đến biểu tình bạo loạn, rồi lật đổ này thực ra nó nằm trong tầm kiểm soát cũng như âm mưu của bọn đế quốc. Nó như giá trị từ ngàn đời này là như thế, nó không phải là vấn đề chung của các quốc gia dân mà là vấn đề riêng của mỗi nước. vì cái giá trị tư bản nó cứ dai dẳng, ăn sâu và gây ảnh hưởng đến cục bộ toàn xã hội. Myanmar hay Thái lan là ví dụ tiêu biểu cho vấn đề này.
Trả lờiXóaHàng ngàn người cũng tuần hành từ thành phố Dawei phía đông nam đất nước cho tới bang Kachin ở phía bắc. Đám đông biểu tình gồm nhiều sắc tộc, bao gồm cả những người đã từng chỉ trích bà Aung San Suu Kyi và cáo buộc chính phủ bỏ mặc người thiểu số.
Trả lờiXóaĐạp lại các cuộc biểu tình, cảnh sát đã dùng vòi rồng xịt vào người biểu tình và cả hơi cay để giải tán biểu tình, không khí tại Myanmar rơi vào tình trạng cực kỳ hỗn loạn. Tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã tuyên bố ban hành lệnh thiết quân luật trên toàn quốc. Các thành phố lớn được áp dụng lệnh giới nghiêm và cấm tụ tập trên 5 người
Trả lờiXóaNền dân chủ non trẻ tại Myanmar đang đứng trên bờ vực thẳm và đât nước này đang rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng. Điều đáng nói là, các cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành tại đất nước này với hơn 32000 người chết. Hệ thống y tế phòng chống dịch bệnh đã bị tê liệt vì các nhân viên y tế cũng tham gia vào các cuộc biểu tình.
Trả lờiXóaChưa biết rồi đây Myanmar sẽ đi đâu về đâu và nền chính trị của đất nước này mới ổn định. Mà chính trị bất ổn thì còn lâu kinh tế mới có thể phát triển được, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tháo chạy khỏi Myanmar. Đây là hậu quả đau lòng từ việc phi chính trị hoá quân đội.
Trả lờiXóaVà từ bài học của Myanmar, nghĩ về Việt nam lại thấy Đảng và Chính phủ đã vô cùng sáng suốt khi mấy chục năm qua không nghe theo các thế lực thiếu thiện chí hô hào quân đội phải phi chính trị hoá, quân đội phải trung lập về chính trị.
Trả lờiXóaQuân đội và Công an Việt nam là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, Chính phủ, nhân dân. Đó cũng là yếu tố quuyết định cho việc bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và ổn định chính trị. Đừng nhà “dân chủ” nào thách Việt nam “dám làm như Myanmar”.
Trả lờiXóatại sao quân đội ở Myanmar lại có thể dễ dàng tiến hành các cuộc đảo chính? Có một điểm chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á này đó là, lực lượng quân đội tại đây không trực tiếp đặt dưới sự lãnh đạo của một chính đảng nào, kể cả chính đảng cầm quyền. Nói như cách nói của một số người thì đó là “quân đội trung lập”, “đứng giữa”, “thuộc về nhân dân”, “đứng ngoài chính trị”… Có lẽ chính vì điều đó mà quân đội ở những nước này có thể đảo chính bất cứ khi nào.
Trả lờiXóaẤy vậy nhưng ở Việt Nam, thời gian qua, một số kẻ vẫn rêu rao những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập; đòi “phi chính trị hóa” các lực lượng vũ trang nhân dân,… Chúng cho rằng, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân phải từ nhân dân mà ra, phải thuộc về nhân dân, phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “quân đội phải đứng ngoài chính trị”…
Trả lờiXóaTừ cuộc chính biến ở Myanmar một bài học sâu sắc được rút ra với chúng ta đó là, phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong các lực lượng vũ trang. Tuyệt đối không bao giờ được xa vào bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang mà một số người vẫn đang rêu rao. Có như vậy, mới bảo vệ được chính thể này, bảo vệ được Tổ quốc và nhân dân
Trả lờiXóaCuộc chính biến ở Myanmar có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng sự kiện này có liên quan trực tiếp tới vấn đề “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang là lực lượng trọng yếu bảo vệ Đảng cầm quyền, bảo vệ chính thể, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Ấy thế nhưng, lực lượng được trang bị quân sự, vũ khí ấy lại không thuộc về chính đảng cầm quyền thì họ có thể lật đổ đảng, chính phủ cầm quyền bất cứ khi nào.
Trả lờiXóa