Loa Phường
Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar trong tháng 02/2021 đã trở
thành tin buồn mới nhất cho những người hành nghề cách mạng đường phố trên toàn
thế giới, vốn đã rất tuyệt vọng sau nhiều tin buồn của năm 2020. Để cho đỡ buồn,
họ và nhiều bộ phận của truyền thông phương Tây đã tuyên truyền rằng toàn bộ cuộc
đảo chính này là do Trung Quốc. Chẳng hạn, bút danh Tân Phong của đảng Việt Tân
vừa viết rằng Trung Quốc sẽ sớm đe dọa toàn bộ khu vực Châu Á sau khi đã nuốt
trọn Hong Kong và Myanmar. Dù đưa ra giả thuyết rất giật gân, Tân Phong đã
không cung cấp được bất cứ bằng chứng trực tiếp nào về việc Trung Quốc trực tiếp
đứng đằng sau cuộc đảo chính:
Tất nhiên, việc Trung
Quốc khai thác các cơ hội mà cuộc đảo chính mang lại là có thật. Nhưng có thật
là ngay từ đầu, Trung Quốc đã ủng hộ quân đội Myanmar và chống lại chính quyền
dân cử hay không? Nhiều nhà phân tích phương Tây đã phủ nhận việc này. Chẳng hạn,
trong một bài viết được BBC dẫn lời, nhà báo Bertil Lintner lưu ý rằng Trung Quốc
sẵn sàng ủng hộ bất cứ chính quyền ổn định nào ở Myanmar, và cả quân đội
Myanmar lẫn Aung San Suu Kyi đều từng hợp tác với Trung Quốc. Xin trích vài đoạn:
"Myanmar là quốc gia láng giềng duy nhất có thể giúp
Trung Quốc dễ dàng tiếp cận Ấn Độ Dương (…) Lợi ích của Trung Quốc ở Myanmar là
kinh tế cũng như về mặt chiến lược, do đó Trung Quốc sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ
nào cầm quyền tại Myanmar."
“Sau khi phương Tây quay lưng lại với chính phủ Myanmar vì
cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya năm 2016-2017, bà Aung San Suu Kyi, một
chính trị gia cần sự hỗ trợ và đầu tư của nước ngoài để thực hiện những hứa hẹn
về tiến bộ kinh tế trong cuộc bầu cử của mình, không còn cách nào khác ngoài Bắc
Kinh. Myanmar chính thức tham gia Sáng
kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc khi bà Aung San Suu Kyi tham dự
một diễn đàn về Hợp tác Quốc tế ở Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2017.”
"Phương Tây sẽ khó chấp nhận một chính phủ lên nắm quyền
sau một cuộc đảo chính quân sự, nhưng Trung Quốc sẽ không quan tâm và Nhật Bản
và Ấn Độ sẽ thận trọng trong các cách tiếp cận riêng của mỗi nước vì họ có
chung một kẻ thù ở Myanmar: Trung Quốc. Và bất kỳ động thái nào nhằm cô lập chế
độ mới ở Myanmar sẽ đẩy nước này về lại tay Trung Quốc. Người đang nắm giữ quyền
hành ở Myanmar - Min Aung Hlaing - đang ở một vị thế hoàn hảo để các bên đối chọi
nhau - và do đó ông ta vẫn nắm trong tay quyền lực."
Như vậy, dù không ưa gì Trung Quốc và các cuộc đảo chính
quân sự, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng không có đủ bằng chứng để đổ lỗi cho
Trung Quốc về cuộc đảo chính ở Myanmar.
Nhìn lại, có thể thấy việc quân đội Myanmar đảo chính là
chuyện hiển nhiên, khi mà bà Suu Kyi đã quá mất uy tín do ủng hộ việc tàn sát
người Hồi giáo thiểu số, khi các cuộc cách mạng đường phố ở thế giới Hồi giáo
không mang lại gì ngoài chiến tranh, độc tài, đói nghèo, và khi nền dân chủ Mỹ
mục nát trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Những diễn biến đó đều do
các nhà dân chủ sống lỗi hoặc đánh giá sai hoàn cảnh xã hội, chứ chẳng liên
quan đến một nước Cộng sản nào, ngay cả Trung Quốc. Qua việc giới chống Cộng tiếp
tục đổ lỗi cho người khác trong mọi chuyện, có thể đoán rằng họ sẽ không khắc
phục được những hạn chế của mình, và tiếp tục sa lầy trong khủng hoảng.
Miệng lưỡi không xương thì trăm đường lắt léo, do chính Myanmar đang phải tự nhìn và nhận lại cái sự thật mà mấy năm nay buông lỏng sự quản lí của chính đảng đối với quân đội. Không chỉ riêng cái đất nước ấy đâu, mà cái xứ sở Thái gì đấy quân đội cũng lật đổ như cơm bữa mà. nói chung đa đảng hay độc đảng, ưu việt hay không ưu việt thì chỉ cần ổn định chính trị là có thể có thể đáp ứng được. Người dân cứ nhìn chế độ nào ưu việt hơn??? Nói quá thì nói lại, bọn ba que chỉ giỏi ngu học, nhìn Myanmar mà bổn tọa thấy đau đớn haha
Trả lờiXóanuốt trọn Hong Kong và Myanmar Tân Phong thằng này ngáo đá hả Hong Kong là lãnh thổ của Tung Của mà nuốt cái gì hay là mày đừng nói nó là của Hồng Mao nhé ăn gì mà ngu như lợn vậy.
Trả lờiXóa