Loa Phường
BBC là một trong số trang đặc biệt quan tâm đến Đại hội XIII của Đảng CSVN. Đa số các bài viết thiên lệch, tâng bốc, "phản ánh" quan điểm chống đối, nhưng so với RFA, VOA, BBC luôn tỏ ra cố gắng "đa chiều", chú trọng phỏng vấn giới trí thức bất mãn, phát biểu có chút lập luận hơn mấy đài kia.
Qua một số bài phỏng vấn bộ phận trí thức trên BBC cho thấy, họ tỏ ra tôn trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù tuyên truyền rằng ông sẽ
không thành công trong việc cải thiện guồng máy chính trị.
Chẳn hạn, trên BBC, Tiến sĩ Triết học Nguyễn Hữu Liêm viết rằng
ông Trọng là “người Cộng sản chân chính cuối cùng” trong một xã hội đã chuyển
sang vận hành theo mô hình tư bản, và đa số quan chức đã trở thành những nhà tư
sản. Trong bối cảnh đó, ông Trọng không tìm được người đáng tin cậy để kế vị
mình, nên phải cầm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa. Trên cơ sở này, ông Liêm tuyên
truyền rằng Việt Nam cần chuyển sang mô hình đa đảng, để thượng tầng chính trị
ăn khớp với hạ tầng kinh tế của xã hội.
Carl Thayer đồng quan điểm với ông Liêm, khi cho rằng ông Trọng
đang không tìm được người kế nhiệm.
Trong khi đó, Lê Hồng Hiệp và Nguyễn Khắc Giang lại có cách
lý giải khác, khi cho rằng ông Trọng tiếp tục giữ chức bởi “Bộ Chính trị nói
riêng và BCHTW nói chung chưa thống nhất, hay chưa tin tưởng, đội ngũ lãnh đạo
kế cận để chuyển giao, như đã xảy ra ở ĐH7”. Trong bối cảnh đó, việc ông Trọng
tiếp tục giữ chức là cần thiết để đảm bảo “cơ cấu lãnh đạo mới được tất cả các
phe nhóm chấp nhận”.
Vì Đại hội XI (2011) đã sửa Điều lệ Đảng, bổ sung quy định
“Tổng Bí thư không làm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”; họ cho rằng Đại hội XIII sẽ
phải sửa Điều lệ một lần nữa để bỏ quy định này. Nguyễn Khắc Giang cho rằng dù
ông Trọng không có khả năng tập trung quyền lực như Tập Cận Bình và Putin, việc
sửa Điều lệ sẽ tạo một tiền lệ nhiều rủi ro, khiến các lãnh đạo sau ông Trọng
có cơ hội tham quyền cố vị.
Qua một số trích dẫn trên cho ta thấy:
Thứ nhất, tôi không đồng ý với quan điểm của Tiến sĩ
Nguyễn Hữu Liêm, rằng trước tình trạng tư sản hóa của nhiều quan chức Việt Nam,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ có một lựa chọn là chấp nhận đa đảng. Trong thực
tế, chính khoảng cách giàu nghèo giữa quan chức và người dân đã thúc đẩy dư luận
ủng hộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng, khiến ông Trọng có vị thế
đặc biệt lớn như hiện nay. Mô hình chính trị truyền thống của Việt Nam và Trung
Quốc vốn dĩ vẫn tự bảo tồn bằng cơ chế như vậy. Những dự đoán tương tự của ông
Nguyễn Hữu Liêm vốn đã được các nhóm lưu vong ở hải ngoại đưa ra rất nhiều lần,
suốt từ năm 1975 đến nay, mỗi tội chưa lần nào trúng.
Thứ hai, các bình luận rằng “ông Trọng không tìm được người
kế nhiệm”, “Trung ương chưa tin tưởng đội ngũ lãnh đạo kế cận”… đều nhằm một mục
đích, là tạo ấn tượng rằng guồng máy chính trị của Việt Nam đang rơi vào khủng
hoảng. Nhưng mà khổ quá, thực ra nó có khủng hoảng đâu! Với thành tích duy trì
đà tăng trưởng kinh tế, ứng phó với ngoại xâm và ngăn chặn dịch bệnh, Nhà nước
Việt Nam sẽ tiếp tục được số đông tin tưởng trong nhiệm kỳ tới, dù có hay không
có sự đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cái đang khủng hoảng là giới
chống Cộng, tiếc rằng chuyện này không thấy ông Nguyễn Hữu Liêm nói đến.
Mấy tên múa võ bút trên BBC lắm trò hề bịp bợm thiên hạ, không hiểu chúng lấy đâu ra lắm lí lẽ xuyên tạc thế? Nền chính trị nước ta vẫn đang yên bình dưới sự lãnh đạo của Đảng chứ đâu có khủng hoảng như chúng ba hoa khoác lác đâu.
Trả lờiXóaÔng Liêm sống ở bển Mỹ, thỉnh thoảng về Việt Nam phun ra toàn những lời dạy đời linh tinh về 'sử tính & ý thức' cho lớp thanh thiếu niên chứ hiểu gì về Cộng sản đâu mà bình loạn là "ông Trọng là người cộng sản chân chính cuối cùng"!. Thế còn hai ông Lê Hồng Hiệp và Nguyễn Khắc giang thì lại cho rằng : 'chưa có đội ngũ kế cận tin tưởng và ông Trọng không có khả năng thâu tóm quyền lực như ông Tập, Putin', đây đúng là toàn lý lẽ của mấy anh quen bắc chõ nghe hơi!; Xin thưa là Đảng CSVN có đủ người kế nhiệm lớp cán bộ cũ, tuy nhiên Nhân dân, Đảng, Đại hội vẫn muốn cụ Tổng Trọng ở lại khóa nữa để thực hiện tốt hơn những công việc còn dang dở, thứ nữa ở Việt Nam không có khái niệm cụ Tổng Trọng cố thâu tóm quyền lực đâu, vì thời gian tới vẫn có đủ bộ tứ lãnh đạo đất nước và không có chuyện đưa vào điều lệ Đảng các học thuyết của bất cứ lãnh đạo nào ngoài Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh!. Thế mới biết cái loa rè BBC chuyên đi nhặt nhạnh thông tin của mấy anh mù mờ về Việt Nam nhưng luôn khoe là tiến sỉ, giáo sọ này nọ, thế thì cái đài này vứt quách đi rồi cho đỡ điếc tai!.
Trả lờiXóa