Loa Phường
Ít ngày trước tết Dương Lịch, tờ báo chống Nhà nước mang tên
Luật khoa Tạp chí đã đăng tải một danh sách “10 nhân vật chính trị Việt Nam năm
2020”. Nội dung của danh sách này nói lên nhiều điều về nhãn quan chính trị và
tình trạng của họ, cũng như của nhóm độc giả mà họ đại diện.
Trước hết, hãy xem xét nội dung của bản danh sách. Nhìn tổng
thể, có thể phân 10 nhân vật mà danh sách đề cập vào 4 nhóm, như sau:
Nhóm 1 (các nhân vật chống Cộng): Phạm Đoan Trang; Các luật
sư của phiên tòa Hồ Duy Hải và Đồng Tâm;
Nhóm 2 (các nhân vật được giới chống Cộng tận dụng để công
kích chế độ): Lê Đình Kình; Thủy Tiên; Hồ Duy Hải; Tài xế Grab;
Nhóm 3 (các nhân vật thuộc Nhà nước): Nguyễn Mạnh Hùng; Cục
An ninh Mạng;
Nhóm 4 (các nhân vật liên quan đến dịch COVID-19): Bệnh nhân
17; Các nhân viên y tế chống dịch.
Danh sách trên, và nội dung bài viết của Luật khoa Tạp chí,
cho phép rút ra 5 nhận xét về họ:
Thứ nhất, vì Nhóm 1 và Nhóm 2 chỉ bao gồm các nhân vật có va
chạm với chế độ, còn Nhóm 3 chỉ bao gồm các công chức được xem là “đàn áp đối lập”,
có thể thấy Luật khoa Tạp chí đang nhìn toàn bộ đời sống chính trị ở Việt Nam
qua lăng kính địch-ta trong cuộc giao tranh đa đảng – độc đảng. Cách nhìn này
khiến họ bỏ lỡ một loạt các diễn biến chính trị không liên quan đến vấn đề đòi
đa đảng – như các vụ án chống tham nhũng, việc ký kết các hiệp định thương mại,
hay các nỗ lực ngoại giao để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Nó cũng khiến họ lạc
nhịp với đời sống thông tin, tư tưởng của đa số công chúng tại Việt Nam.
Thứ hai, vì Nhóm 3 chỉ bao gồm các nhân vật được xem là “đàn
áp tự do trên Internet”, có thể thấy đời sống chính trị của Luật khoa Tạp chí đã
dần rút lui khỏi thực địa, để trở về bó hẹp trên không gian Internet. Đây là điều
khó tránh, khi mà trong 4 năm vừa qua, một lượng lớn nhân sự của giới chống Cộng
đã bị bắt hoặc sang nước ngoài tị nạn, trong khi số còn lại không thể tiếp tục
tổ chức các hoạt động biểu tình đường phố. Xu hướng này đặt ra cho họ một thách
thức lớn, khi không gian thảo luận ở hải ngoại ngày càng sa vào các tranh cãi của
chính quyền Mỹ, còn không gian thảo luận trong nước đang bị kiểm duyệt ngày một
gắt gao hơn.
Thứ ba, qua việc họ dồn hết thành tích chống dịch COVID-19 cho
các bác sĩ, và không thừa nhận đóng góp của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và lực lượng
công an trong hoạt động này, có thể thấy họ không có thói quen thừa nhận công
trạng của lực lượng chính trị đối nghịch. Điều này khiến họ nhỏ bé hơn so với
các gương mặt chống Cộng của thế hệ trước, như nhóm Nguyễn Quang A.
Thứ tư, cách họ mô tả Nhà nước Việt Nam cho thấy họ đánh giá
thấp năng lực quản trị quốc gia của Đảng Cộng sản. Thái độ này có thể khiến họ ảo
tưởng rằng mình là chính, đối phương là tà, trong khi giới chống Cộng chỉ là một
dúm người tự quản còn không xong, chứ đừng nói đến chuyện quản trị, xây dựng đất
nước.
Ôi một lũ đui mù của cái "Luật khoa tạp chí" mà cũng đòi bàn 'chính chị' với chả 'chính em', nơi mà tụ tập toàn thằng vô năng thiểu trí cũng đòi làm lãnh đạo 'Thế giới Đại đồng', cũng to mồm sủa bừa về trong nước, mấy cái ngữ ấy đến miếng ăn cũng chả tự kiếm được mà phải dựa vào sự bố thí cơm thừa canh cặn của lũ Chủ Tây thì có tài cán, tư cách gì mà bàn đến chuyện lớn quốc kế dân sinh cho Đất nước, Cho Dân tộc Việt Nam đây?. Hãy xéo đi cho rảnh!.
Trả lờiXóa