Loa Phường
Thời gian vừa qua, giới “đấu tranh dân chủ Việt” chia làm 2
phe “phò Trump” và “anti Trump”, xung đột giữa hai phe này sâu sắc không kém
mâu thuẫn, chia rẽ hai đảng Dân chủ và cộng hòa ở nước Mỹ. Chứng kiến cuộc đấu
khẩu nảy lửa giữa hai phe, cho ta thấy, nhóm phò Trump mang đầy đủ đặc trưng “Văn
hóa chính trị” của chủ nghĩa McCarthy những tưởng đã tuyệt diệt từ thời chiến
tranh lạnh.
Những biểu hiện của "chủ nghĩa McCarthy" – như truy lùng gián
điệp, kết án vô căn cứ, kiểm duyệt, đánh phá xã hội dân sự bằng tin giả, và việc
chống các cải cách về chính trị, y tế, phúc lợi – dường như đang hiện diện đầy
đủ trong văn hóa chính trị của nhiều cộng đồng ủng hộ Donald Trump, bao gồm một
số nhóm người Việt Nam. Chẳng hạn, các đợt truy lùng, kết án gián điệp chuyển
thành các cuộc đấu tố “Cộng sản nằm vùng”; các quy định về kiểm duyệt được thay
bằng việc block thông tin trái chiều và tỏ thái độ thù địch với báo giới. Họ
dùng tin giả để đánh phá các nhóm đối nghịch, cũng như để duy trì đoàn kết
trong nội bộ. Và họ cũng chống hợp tác quốc tế, chống phúc lợi xã hội, chống
khoa học, chống vaccine.
Cùng tìm hiểu về “Chủ
nghĩa McCarthy” và bối cảnh ra đời của nó!
Chủ nghĩa McCarthy là thuật ngữ mô tả việc cáo buộc một ai
đó phạm tội lật đổ hoặc phản quốc mà không cần đến bằng chứng. Chủ nghĩa này được
đặc trưng bởi việc lan truyền nỗi sợ về ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng sản trong
lòng nước Mỹ, việc nghi ngờ hoạt động của gián điệp các nước Cộng sản trong
lòng nước Mỹ, và việc đàn áp chính trị, kiểm duyệt thông tin để giải quyết 2 nỗi
sợ vừa nêu.
Trong thời kỳ của chủ nghĩa McCarthy, do bị buộc tội là
"cộng sản" hoặc "cảm tình viên cộng sản", hàng trăm người Mỹ
đã trở thành đối tượng của các cuộc điều tra, thẩm vấn, khủng bố tinh thần. Nhiều
người trong số họ bị mất việc hoặc bỏ tù. Danh sách nạn nhân của chủ nghĩa
McCarthy bao gồm nhiều nhân vật nổi tiếng – như Martin Luther King, Albert
Einstein, Charlie Chaplin, David Bohm, Allen Ginsberg…
Nhờ tác động của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế năm 1930, chủ
nghĩa Cộng sản đã dần trỗi dậy thành một lực lượng chính trị chính thức ở Mỹ, với
sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Mỹ (CPUSA) và nhiều công đoàn. Vấn đề chống Cộng
được gác lại trong Thế chiến II, do Mỹ liên minh với Liên Xô để chống phe Trục.
Khi Thế Chiến II kết thúc, hai khối Tư bản và Cộng sản chia đôi thế giới, khiến
Chiến Tranh Lạnh bắt đầu. Chính giới Mỹ bắt đầu quay lại quan tâm đến vấn đề chống
Cộng, nhất là sau khi Liên Xô thử quả bom nguyên tử đầu tiên (1949), Mao Trạch
Đông thiết lập chính quyền ở Trung Quốc (1949), chiến tranh Triều Tiên bắt đầu
(1950), và một số nhà khoa học Mỹ bị phát hiện làm gián điệp, đánh cắp bí mật
công nghệ của bom nguyên tử cho Liên Xô (1950).
Trong bối cảnh đóm khi phát biểu tại Câu lạc bộ Phụ nữ Cộng
hòa ở Tây Virginia ngày 09/02/1950, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Joseph McCarthy (Đảng
Cộng hòa - Bang Wisconsin) đã vung vẩy một tờ giấy và nói: “Tôi có trong tay
danh sách của 205 người - một danh sách bao gồm những cái tên được Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao biết là thành viên của Đảng Cộng sản và vẫn đang làm việc và hoạch định
chính sách trong Bộ Ngoại giao”. Phát biểu này đã thu hút sự quan tâm của dư luận,
khiến McCarthy trở thành một trong những chính khách được chú ý nhất ở Mỹ, và
khiến tên ông gắn liền với xu hướng chốn Cộng của nước Mỹ trong một giai đoạn lịch
sử.
Trong bài tiếp theo, blog Loa Phường sẽ tiếp tục giới thiệu
các bạn “đặc trưng” được biểu hiện ra ngoài của “Chủ nghĩa McCarthy” để các bạn
dễ dàng so sánh nó với phe “phò Trump” trong làng zân chủ Việt trên mạng.
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét