Loa Phường
Ngày 17/11/2020, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận về dự án
“Luật Lực lượng Tham gia Bảo vệ An ninh, Trật tự ở Cơ sở". Hồ sơ dự án luật
cho thấy nếu được thông qua, lực lượng bảo vệ tri an cơ sở sẽ có khoảng 1,5 triệu
người hưởng ngân sách thường xuyên, tăng hơn gấp đôi so với thời điểm hiện tại.
Vì vậy, đa số đại biểu đã bỏ phiếu khiến dự luật này không được thông qua.
Trong phần phát biểu, đại biểu Quốc hội Sùng Thìn Cò còn nói với Bộ trưởng
Công an Tô Lâm rằng: “Xin lỗi đồng chí, nhưng các đồng chí đông quá”.
Tiếp đó, ngày 02/12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã đề nghị Bộ Chính trị khai trừ tư cách Đảng viên của ông Nguyễn Đức
Chung, sau khi ông Chung bị truy tố trong vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật
nhà nước". Ông Chung có hàm Thiếu tướng Công an, và từng làm việc nhiều
năm trong ngành Công an.
Nhân đó, trong 2 tuần qua, một số tổ chức, cá nhân chống đối
đã tuyên truyền rằng 2 vụ việc vừa nêu cho thấy có “đấu đá nội bộ trước thềm Đại
hội XIII của Đảng Cộng sản”. Tiêu biểu là Trịnh Hữu Long, với các phát ngôn
trong một cuộc hội đàm được BBC đăng tải hôm 24 và 26/11.
Về vụ ông Nguyễn Đức Chung, Long nói: “Chiến dịch "củi
lửa, đốt lò" chống tham nhũng mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động tất nhiên
là một chiến dịch thanh trừng trong nội bộ, tôi nghĩ nó là một chiến dịch dài
hơi xuyên Đại hội được tung ra để phục vụ cho một phe phái nào đó đang cầm cờ
và phất trong tay. (…) Và tôi tin rằng khi một phe phái trong đảng đã xác lập
được quyền lực và ổn định được quyền lực của mình, thì khi đó cuộc chiến mà họ
đặt tên là "chống tham nhũng" về cơ bản sẽ chấm dứt. Nó sẽ chỉ được
khởi ra trở lại trong chế độ, cơ chế và thể chế cộng sản toàn trị, độc quyền
này ở Việt Nam khi một ai đó, phe phái nào đó trong đảng cầm quyền này cần thiết
lập lại một trật tự quyền lực của họ mà thôi”.
Về phát ngôn của Đại biểu Sùng Thìn Cò, Long nói: "Theo
tôi, ông Sùng Thìn Cò không phải ngẫu nhiên mà phát biểu như vậy được, không có
ai tự nhiên mà lại đi ‘trêu’ ngành công an và lãnh đạo Bộ Công an như vậy cả. Cần
lưu ý rằng ông Sùng Thìn Cò là một tướng lĩnh bên quân đội, phát ngôn của ông ấy,
tôi cho rằng có thể đại diện cho một nhóm trong quân đội đang cảm thấy bị ngành
công an lấn sân quyền lực (…) Đây là một chỉ dấu cho thấy Bộ Công an đã vượt
qua làn ranh đỏ và gây thách thức, phản ứng với khả năng chịu đựng và tính chấp
nhận của các nhóm lợi ích từ các nhánh quyền lực khác và buộc nhóm bị ảnh hưởng
phải có những phản ứng như phát ngôn trên của Đại biểu Sùng Thìn Cò. Và qua đây
cũng không loại trừ khả năng bản thân trong nội bộ đảng cũng có những lực lượng
tiến bộ cảm thấy rằng Việt Nam đang đi theo xu hướng một mô hình ‘nhà nước cảnh
sát’ với quy mô quá lớn, do đó cần phải có những cảnh báo để ngăn chặn."
Sau khi xem xét vấn đề, tôi xin đưa ra 2 ý kiến:
Thứ nhất, Trịnh Hữu Long nên nghĩ kĩ xem thực ra mình muốn
gì. Nếu Long muốn một hệ thống chính trị có khả năng giám sát, phát hiện và xử
lý tham nhũng, thì hệ thống đã đáp ứng đòi hỏi của Long thông qua vụ Nguyễn Đức
Chung. Nếu Long muốn một Quốc hội tranh luận sôi nổi, nơi các đại biểu thẳng thắn
phê phán các biểu hiện lạm quyền, thì Quốc hội đã đáp ứng đòi hỏi của Long khi
phủ quyết đề xuất tăng nhân số của lực lượng bảo vệ tri an cơ sở. Nếu hệ thống
vận hành như thế mà Long vẫn chưa hài lòng, thì phải chăng Long muốn Nhà nước
Việt Nam không có khả năng xử lý tham nhũng, lạm quyền, để chứng minh mô hình
dân chủ đa đảng của Long ưu việt hơn? Đáng tiếc, hệ thống chính trị của Việt
Nam vẫn đang có khả năng tự điều chỉnh, và điều này cho thấy hệ thống đa đảng
mà Long hâm mộ không phải là phương án duy nhất đúng.
Thứ hai, nếu muốn chiêm ngưỡng các vụ “thanh trừng trong nội
bộ”, Long nên theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, hấp dẫn hơn Đại hội Đảng nhiều:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét