Loa Phường
Ngày 15/11/2020, 10 nước ASEAN và 5 nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký kết Hiệp định Đối
tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau 8 năm đàm phán. Một ngày trước khi
Trung Quốc ký kết Hiệp định, tờ Hoàn cầu Thời báo của nước này đã đăng một bài
bình luận cho rằng “RCEP sẽ chấm dứt quyền bá chủ của Mỹ ở Tây Thái Bình
Dương”. Hôm sau, tờ New York Times của Mỹ cũng đăng bài có tựa đề “Hiệp định do
Trung Quốc dẫn dắt được ký kết, một thách thức với Hoa Kỳ”. Vì các nhóm chống
Nhà nước Việt Nam lệ thuộc nhiều vào việc khai thác xung đột Mỹ-Trung và Việt-Trung,
trong tuần qua, họ đã dành nhiều giấy bút để bình luận về sự kiện này.
Nhiều người trong số họ, như Phạm Đình
Trọng và Tường An, đã tỏ ra lo lắng khi RCEP không có các điều khoản về nhân
quyền như các FTA đời mới:
Sự lo lắng của họ không phải là tình cờ.
Khoảng 10 năm nay, giới chống Cộng đã kỳ vọng rằng những điều khoảng về nhân
quyền trong TPP và EVFTA sẽ buộc Nhà nước Việt Nam phải nhượng bộ trong vấn đề
quyền tự do hội họp. Nhờ những nhượng bộ đó, các nhóm chống Cộng sẽ được tự do
hoạt động trong nước, dưới vỏ bọc của các công đoàn độc lập hoặc các cuộc biểu
tình vì yêu sách dân sinh. Nhưng Mỹ rút khỏi TPP, và RCEP xuất hiện để cạnh
tranh với EVFTA, thì áp lực về nhân quyền từ EVFTA sẽ giảm hẳn, đến mức có thể
chỉ còn trên danh nghĩa. Trong trường hợp đó, giới chống Cộng sẽ không thu được
thành quả gì sau 10 năm cần mẫn dàn dựng các công đoàn độc lập và các phong
trào dân sinh.
Dù sao đi nữa, những công đoàn tồn tại
nhờ tiền tài trợ từ nước ngoài, thay vì nhờ đóng góp của người lao động trong
nước, cũng thiếu cả tính chính đáng lẫn sức bền. Thay vì trách Donald Trump làm
mình mất chỗ dựa, giới chống Cộng hải ngoại nên tự trách mình đã dựa quá nhiều
vào Mỹ.
Tình hình nhân quyền các nước thì không biết nhưng ở Việt Nam luôn được đảm bảo thực hiện chính vì vậy trong việc hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước hiện nay không còn đề cập tới vấn đề nhân quyền, nếu có cũng chỉ là một phần nhỏ mà từ phía đối tượng chưa hiểu được còn phần lớn các nước hợp tác đều vì sự phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia dân tộc không còn chỗ cho các đối tượng dân chủ xuyên tạc chống phá.
Trả lờiXóaVới sự phát triển hiện nay tất cả các nước đều vì lợi ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu sẽ không còn chỗ cho việc yêu cầu về nhân quyền, còn chỗ để chứa chấp các luận điệu xuyên tạc của đám dân chủ chống phá đám chống cộng. Có thể thấy trong những năm trở lại đây các đối tượng dân chủ chống phá ở Mỹ hay châu âu đang dần thất thế và không còn tiếng nói trong việc gây sức ép trong các hiệp định kinh tế.
Trả lờiXóaQua đợt dịch Covitd-19 bùng phát vừa qua đã làm rõ thêm bộ mặt chăm lo nhân quyền của các Quốc gia, nhất là các Quốc gia Âu, Mỹ luôn hợm mình, luôn lấy tiêu chí Nhân quyền để o ép Việt Nam. Nay thì đã rõ, họ còn chăm lo "Nhân quyền" kém xa Việt Nam, Dân chết vì dịch bệnh chả chăm lo được, người mắc bệnh, người chết đầy rẫy ra đó, to mồm nói về nhân quyền được với ai, nên cái miệng họ đã bé đi nhiều rồi, đám chống phá chả còn gì để mà khoe về xã hội Âu Mỹ tài ba nữa khi mà mạng sống của chúng đang ở Âu Mỹ như trứng để đầu đẳng, có thể gặp dịch bệnh bất cứ lúc nào, mạng sống khó giữ ở đấy mà đòi nhân quyền!.
Trả lờiXóaSự hợp tác giữa các quốc gia trên thê giới hiện nay diễn ra thường xuyên hơn, các hiệp định cũng từ đó mà được ra đời nhiều, tuy có đối tác lớn đối tác nhỏ, mối làm ăn lớn, mối làm ăn nhỏ nhưng tựu chung lại sự hợp tác mà có sự chèn ép, yêu sách thì sớm muộn gì người ta cũng tìm cách để thay thế.
Trả lờiXóaNhiều người vẫn nghĩ rằng RCEP sẽ khiến giảm sức ép về nhân quyền từ EVFTA hay là RCEP sẽ giúp Việt Nam "thân Trung thoát Mỹ" thế nhưng tất cả những suy nghĩ đó đều không chính xác, thứ nhất việc ký hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và Châu Âu đã không còn nhắc tới các vấn đề về nhân quyền và châu âu cũng đánh gia cao về tình hình nhân quyền tại nước ta, còn việc ký kết RCEP là hiệp định đã đàm phán 8 năm, việc ký hiệp định xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc, vì sự phát triển đất nước còn Việt Nam ta vẫn luôn độc lập với tất cả các nước, không phụ thuộc, không dựa dẫm.
Trả lờiXóa