Loa Phường
Hoa Kỳ năm nào cũng có báo cáo nhân quyền
về Việt Nam và những nước mà Hoa Kỳ cho rằng “độc đảng”, “độc tài”, “vi phạm
nhân quyền”. Trong khi đó, nhà tù nước Mỹ ra sao?
3. So sánh chế độ tù giam của Mỹ với Việt Nam
Điều kiện giam giữ quá tải, quá khổ
khủng khiếp như vậy, tư nhân hóa các nhà tù như thế, giam giữ vô tội vạ không
qua xét xử như nhà tù khổng lồ Guatanamo như vậy, các vụ về giết hại, đánh đạp,
tra tấn…trong trại tù khủng khiếp như thế (mời đọc báo chí Mỹ) thế nhưng Mỹ lại
đặc biệt quan tâm tiểu tiết trong nhà tù Việt Nam đến thế? Nên nhớ để có báo
cáo nhân quyền định kỳ như thế này, Mỹ thông qua nhiều tổ chức nhân quyền quốc
tế, nuôi dưỡng các NGO nhân quyền trong nước (bao gồm cả các cá nhân chống đối)
để cung cấp số liệu “độc lập” cho các báo cáo này. Nói chung khá tốn kém để “tổng
hợp” ra mấy báo cáo nhân quyền hàng năm này.
Trong khi đó, tại chính trong lòng
nước Mỹ, nhà tù trở thành ngành công nghiệp siêu lớn, một hình thức bóc lột lao
động siêu khủng. Chính giới nghiên cứu mổ xẻ rằng “Chủ nghĩa tư bản, chế độ nô lệ và lao động nhà tù đã có cuộc
hôn phối chắc chắn từ thế kỷ XVIII” (Stephen Hartnett)[12] và hiện tại thực chất vẫn là chủ nghĩa nô lệ kiểu mới, là cỗ máy bóc lột sức lao động với tất cả sức mạnh tàn bạo
của nó. Những lợi ích ngắn hạn từ ngành công nghiệp này là sự tương phản mạnh
mẽ với các nhu cầu lâu dài của một xã hội dân chủ, với những câu hỏi chưa có
lời giải là làm thế nào để giảm bớt bạo lực, làm sao để phân phối lại của cải
xã hội và đặc biệt là giải quyết nạn phân biệt chủng tộc.
Để bao
biện cho việc bóc lột lao động của tù nhân, cơ quan National Criminal Justice
Reference Service (thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), một trong những mục đích và ý
nghĩa rất thực tế của ngành “công nghiệp tù nhân” là tạo điều kiện để các tù nhân có thể trả tiền bồi thường và tiền phạt, giúp người
phụ thuộc hỗ trợ và xây dựng các tài khoản tiết kiệm để tự nuôi sống mình khi
được phóng thích.
Thế nên, với lực lượng tù nhân đông đảo, lao động tù
nhân có tiềm năng sản xuất khối lượng hàng hóa và dịch vụ giá trị hàng tỷ USD.
Ước tính, chỉ cần 800.000 phạm nhân làm việc (tương đương với lực lượng lao
động của các tiểu bang Wyoming, Alaska và Vermont cộng lại) thì năng suất của
họ sẽ bổ sung thêm 20 tỷ USD cho nền kinh tế. Như vậy, với một lịch sử phát triển
lâu đời, ngày nay công nghiệp nhà tù dường như đã vượt qua khuôn khổ của hệ
thống tư pháp để trở thành một trong những khu vực sản xuất rất quan trọng
trong nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trong khi đó ở Việt
Nam thì sao?
Các bạn hoàn toàn
google các bài nghiên cứu, các bài báo của phóng viên nước ngoài nói về chế độ
giam giữ, sinh hoạt học tập, lao động, văn hóa văn nghệ, xây dựng liên hệ với
thân nhân gia đình…đều hướng tới giúp tù nhân cải tạo tốt, học nghề, hướng nghiệp
để tái hòa nhập cộng đồng. Chế độ ăn nghỉ, sinh hoạt, chữa bệnh, điều kiện giam
giữ…đều đặn được nâng cao theo mữa sống và trình độ phát triển kinh tế của đất
nước.
Chẳng hạn, mỗi phạm nhân được đảm bảo lương thực gồm: 17 kg gạo tẻ thường;
0,7 kg thịt, 0,8 kg cá; 0,5 kg đường loại trung bình; 01 kg muối; 15 kg rau
xanh; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột ngọt; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc
15 kg than. Vào các ngày lễ, tết phạm nhân được ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn của
ngày bình thường. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại thì được hưởng
thêm 15% so với định lượng bình thường. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi thì
được ăn thêm thịt, cá nhưng không vượt quá 20% so với định lượng. Phạm nhân nữ
đang trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con, nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì
được bảo đảm ăn theo định lượng chỉ định của bác sỹ và được tăng thêm 20% đến
30% thịt, cá so với định lượng….
Mọi chính sách cải
tạo, lao động, học tập…đều hướng đến lợi ích tốt nhất cho tù nhân và không có
chuyện hướng tới khai thác, xem đối tượng này bù thuế, tự chi trả tiền cai
quản, nuôi hệ thống quản lý tù nhân tư nhân kiểu Mỹ. Nhà nước đều “bao cấp” mọi
khoản ăn uống, sinh hoạt, cơ sở vật chất cho tù nhân theo đúng luật.
Thống kê tại Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ
sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng - Bộ Công an, trong thời gian 10 năm
qua (từ năm 2010 đến năm 2019), các trại giam đã tự tổ chức và phối hợp với nhiều
tổ chức, cơ quan, đơn vị để tổ chức lao động, dạy và truyền nghề cho phạm nhân
(đã tổ chức thành công 6.757 lớp dạy, truyền nghề cho 368.183 phạm nhân; cấp chứng
chỉ nghề cho 31.044 phạm nhân). Cũng trong vòng 10 năm qua, các trại giam đã
trích từ kết quả lao động, học nghề của phạm nhân: 436.380.000.000 đồng để chi
thưởng và chi bổ sung mức ăn cho phạm nhân; 109.914.000.000 đồng hỗ trợ phạm
nhân tái hoà nhập cộng đồng; 138.141.000.000 đồng chi tổ chức đào tạo, dạy nghề,
bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho phạm nhân,...
Từ đó có thế thấy, chính sách cải
tạo, giam giữ tù nhân của Việt Nam xuất phát từ chính sách nhân đạo xã hội chủ
nghĩa, còn chính sách tù nhân của Mỹ là chính sách tư bản chủ nghĩa với đảm bảo
lợi ích cao nhất. Mỗi chính sách đều có lợi/hại nhất định đối với cộng đồng và xã
hội. Phải chăng Việt Nam cũng nên học Mỹ ở cách vận hành, quản lý, khai thác tù
nhân không khiến Nhà nước chịu gách nặng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét