Loa Phường
Sau năm 2016, nhiều nhân vật trong giới chống Cộng người Việt
đã than thở rằng cộng đồng của họ quá dễ rơi vào chủ nghĩa dân túy của Tổng thống
Mỹ Donald Trump. Lời than thở này là không cần thiết, nếu ta hiểu rằng bản thân
giới chống Cộng cũng có tính chất của một phong trào dân túy.
Trước tiên, thế nào là chủ nghĩa dân túy? Theo định nghĩa được
chấp nhận rộng rãi của Cas Mudde (2004),
thì chủ nghĩa dân túy là một “hệ tư tưởng mỏng”, nhìn thế giới như một cuộc đấu
tranh giữa hai phe: một bên là đa số dân chúng trong sạch nhưng chịu thiệt
thòi, còn bên kia là thiểu số tinh hoa mục nát, tham nhũng nhưng nắm đặc quyền
đặc lợi. Khi nhiều nhóm trong xã hội rơi vào tình trạng khó khăn do khủng hoảng
kinh tế, tham nhũng hoặc cách biệt giàu nghèo, các chính khách dân túy thường
dùng tầm nhìn này để thu hút đa số người dân ủng hộ mình, giúp mình giành và giữ
quyền lực. Trên nền tảng là “hệ tư tưởng mỏng” đó, các chính khách dân túy có
thể biện minh cho mục tiêu trong từng thời điểm của mình bằng cách vay mượn nhiều
“hệ tư tưởng dày” khác nhau – như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo thủ, chủ
nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội…, thậm chí là các tôn giáo. Vì vậy, những phong
trào chính trị rất khác nhau, đôi lúc chống lại nhau, cũng có thể được các nhà
nghiên cứu xếp vào cùng nhóm chủ nghĩa dân túy.
Giới chống Cộng người Việt có đủ các đặc điểm của một phong
trào dân túy. Chẳng hạn, đảng Việt Tân – tổ chức chống Cộng lớn nhất trong số họ
– có bản giới thiệu “Chủ trương và đường lối” chứa nội dung sau:
“Đảng Việt Tân xác định kẻ thù của dân tộc Việt Nam là tập
đoàn lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Thiểu số này đang là giai cấp duy nhất độc
quyền phung phí tài nguyên và kềm hãm sự phát triển của đất nước.”
Công bằng mà nói, chủ nghĩa dân túy không phải không có lúc
hữu ích. Chính phong trào dân túy ở các nước phương Tây đã mang lại nhiều tiến
bộ như quyền tự do đầu phiếu, quyền làm việc 8 tiếng mỗi ngày và quyền được hưởng
phúc lợi xã hội – những điều mà ngày nay chúng ta xem như chuyện hiển nhiên. Phong
trào dân túy cũng là tác nhân quan trọng trong quá trình giải phóng thuộc địa.
Tuy nhiên, ngay từ trong bản chất, các phong trào dân túy tiềm ẩn nhiều yếu tố
gây bất lợi cho xã hội và những người tham gia phong trào. Trong trường hợp giới
chống Cộng người Việt, lượng bất lợi có vẻ lớn hơn lượng lợi ích.
Thứ nhất, do chủ nghĩa dân túy phân loại con người vào các
nhóm thiện-ác, địch-ta dựa trên quan điểm chính trị, tầng lớp, màu da… của họ,
nó đối nghịch với tinh thần đa nguyên. Do chủ nghĩa dân túy ngăn cản sự đối thoại
và thỏa hiệp giữa các nhóm khác nhau trong xã hội, nó cũng có thể xung đột với
luật chơi dân chủ. Trong sinh hoạt chính trị thực tế, nhiều phong trào dân túy
đã hạn chế được các tác hại này, do lãnh đạo phong trào quyết định tôn trọng
các nguyên tắc của pháp luật, hoặc của “hệ tư tưởng dày” mà mình sử dụng. Tuy
nhiên, do giới chống Cộng người Việt không làm được như vậy, họ đã trượt dài
vào thói độc tài, từ đó đánh mất cả lý tưởng lẫn tính chính danh của họ.
Thứ hai, chủ nghĩa dân túy khiến giới chống Cộng dồn mọi tâm
sức vào việc đổ lỗi cho hệ thống, hoặc sử dụng những khẩu hiệu ngắn hạn để lôi
kéo đám đông. Họ không vạch ra được một đường hướng lâu dài, cũng như các chính
sách thay thế để giải quyết những vấn nạn của đất nước. Chẳng hạn, sau nhiều
năm tuyên truyền rằng Việt Nam cần về phe Mỹ để chống Trung Quốc, giành lại hải
đảo, một số nhà chống Cộng phải thừa nhận rằng chính sách ngoại giao độc lập,
cân bằng, đa phương mà Chính phủ đang áp dụng là lựa chọn tốt nhất cho Việt
Nam. Tính ngắn hạn, tạm bợ, mị dân của các khẩu hiệu chống Cộng khiến quần
chúng chán họ, một khi thời thế đã thay đổi và quần chúng dần có thêm hiểu biết.
Thứ ba, sự lệ thuộc của chủ nghĩa dân túy vào các tình huống
khủng hoảng – như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh… – khiến nhiều
nhà dân túy cố ý đẩy Việt Nam vào các tình thế này, như các ảnh chụp bên dưới
đã chỉ ra. Với lựa chọn đầy ác ý này, họ nhanh chóng trở thành một mối đe dọa
trong mắt những người dân Việt Nam bình thường – những người có một cuộc sống
yên ổn để bảo vệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét