Loa Phường
Ngày 5/11/2020, báo Đức đăng bài phản ánh một người dân xúc phạm Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Đức đang đối diện mức phạt 2.800 Euros, gần 80 triệu VNĐ.
Phát ngôn viên văn phòng công tố viên Cologne
cho biết, đã đề nghị tòa cho ra lệnh trừng phạt với 70 ngày phạt và mỗi ngày
phạt là 40 euro (ở Đức, hình phạt tiền được tính theo mức thu nhập trung bình
mỗi ngày của người phạm tội). Nếu người bị phạt không chấp nhận điều này, một
phiên tòa sẽ được mở ra để xét xử.
Vào cuối tháng 8, bên lề một chiến dịch bầu cử
ở Bergisch Gladbach, ông Spahn, Bộ trưởng Bộ Y tế Liên bang Đức đã bị những
người biểu tình phản đối vì không đồng ý với chính sách chống virus Corona của
chính phủ liên bang Đức. Đúng dịp này, người đàn ông 39 tuổi được cho là đã xúc
phạm vị Bộ trưởng và nói ông là đồ "con lợn đồng tính". Cảnh sát có
mặt đã nghe thấy điều này và phát đơn tố giác tội phạm.
Đường link của bài báo:
Bình luận về việc này,
dân mạng Việt Nam cho rằng, không có tự do ngôn luận vô hạn ở phương Tây như giới
zân chủ Việt lâu nay rêu rao.
Đồng thời, so sánh với mức xử phạt
hành chính ở Việt Nam thì mức phạt của Chính phủ Đức nặng hơn nhiều. Ở Việt
Nam, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt
hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều
5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Với mức phạt tối đa
300.000 VNĐ khiến cho tính răn đe đối với loại “tự do ngôn luận” này quá thấp
so với luật pháp Đức. Do vậy, Việt Nam nên tham khảo, sửa luật để tăng tính răn
đe với hành vi xúc phạm, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cá nhân, tổ chức bị
xâm phạm.
Phương tây cũng vậy, kêu là tự do dân chủ nhưng tất cả mọi thứ đều phải trong khuôn khổ. Xúc phạm người khác là hành vi khiếm nhã, gây ảnh hưởng tới tinh thần, danh dự, nhân phẩm của người bị ảnh hưởng chính vì vậy có thể thấy không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước mức phạt cho hành động này rất là nặng, thiết nghĩ Việt Nam cũng cần gia tăng chế tài xử lý trên lĩnh vực này, đặc biệt là xúc phạm tới các anh hùng dân tộc, người có công với đất nước.
Trả lờiXóaCứ đánh vào kinh tế thật nặng thế mới hạn chế, kìm hãm được các cá nhân lắm mồm xúc phạm người khác, những kẻ dùng lời lẽ ngôn ngữ nặng nề gây ức chế, ảnh hưởng tới tinh thần cuộc sống người khác. Hiện nay không gian mạng phát triển, nhiều lần nói cay độc xúc phạm đã đẩy cuộc sống của nhiều người suy nghĩ thiếu chín chắn phải đi đến đường cùng, chính vì vậy cần phải nghiên cứu tăng cường mức phạt hơn nữa vì việc xúc phạm, bôi nhọ người khác cả về trực tiếp và gián tiếp.
Trả lờiXóaĐã có Nhà nước, dù đó là Nhà nước của bất kỳ chế độ nào, từ tư bản đến phong kiến hiện nay... thì làm gì có tự do ngôn luận vô tổ chức!. Tất cả mọi người đều tự do trong khuôn khổ luật pháp của Nhà nước mà họ sinh sống, còn ai thích tự do vô tổ chức thì nhẹ sẽ bị phạt, nặng bị tù, còn thích tự do vô tổ vĩnh viễn chỉ còn cách đi ngủ với giun. Vậy nên nhiều kẻ dâm chủ trong nước tâng bốc chế độ phương Tây cho rằng chỉ ở phương Tây mới có tự do ngôn luận thì hãy lấy đó làm gương. Cần phải tăng mức phạt cho loại người nói năng bạt mạng, nói năng vô tổ chức từ trong gia đình ra đến xã hội.
Trả lờiXóa