Loa Phường
Trong thời gian gần đây, một số báo điện tử có giấy phép hoạt
động đã liên tục đăng thông tin sai sự thật rằng Việt Nam đang nhập than từ
Trung Quốc với giá cao hơn từ các nước khác. Quan sát cho thấy nhiều khả năng
các báo này muốn lợi dụng sự bức xúc của người dân trước tình trạng độc quyền của
EVN, trước tình trạng ô nhiễm môi trường do nhiệt điện để câu view để kiếm tiền
quảng cáo, đồng thời công kích ngành điện.
Chẳng hạn, ngày 13/08/2020, báo điện tử Dân Trí đăng bài của
bút danh An Linh, có tựa đề “Việt Nam nhập than Trung Quốc với giá đắt gấp 3 lần
các nước khác”.
Cùng ngày 13/08, chuyên gia môi trường Đào Nhật Đình viết
trên Facebook rằng: “Nhập khẩu than ở mức 138000 tấn/năm chỉ có thể là than cốc.
Không ai mua than nhiệt với số lượng 140k tấn cả, than nhiệt phải ký hợp đồng
triệu tấn đổ lên. Mà than cốc là doanh nghiệp phía Bắc nhập về luyện kim [chứ
không phải để phục vụ nhiệt điện]. Giá than cốc luôn gấp 3 giá than nhiệt (than
cám 3-6 hay than sub-bituminous). Trong cùng 7 tháng Việt Nam cũng nhập của Nhật
156k tấn than cốc, cũng với giá 230 USD/tấn. Từ mấy năm trước đã có
bài báo thế này rồi, cứ nhắc lại mãi, có mỗi BBC là chịu khó chữa bài.”
Hành động đưa tin sai sự thật vừa nêu là vi phạm pháp luật
Việt Nam về quản lý báo chí và quản lý thông tin trên Internet. Mong các cơ
quan hữu trách sớm làm rõ và xử lý các cơ quan báo chí có sai phạm, để giữ
trong sạch môi trường thông tin và răn đe những người có ý định vi phạm.
càng ngày xuất hiện các tin tức giả, cơ quan báo chí chưa tìm hiểu kĩ thông tin, chưa xác thực nó đúng hay sai đã vội vàng đưa tin gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân, thiết nghĩ cần có biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa đối với các trang báo đưa tin sai sự thật
Trả lờiXóaMột số báo điện tử có giấy phép hoạt động đã liên tục đăng thông tin sai sự thật rằng Việt Nam đang nhập than từ Trung Quốc với giá cao hơn từ các nước khác. Tuy nhiên các báo này muốn lợi dụng sự bức xúc của người dân trước tình trạng độc quyền của EVN để câu view để kiếm tiền quảng cáo, đồng thời công kích ngành điện.
Trả lờiXóaBáo điện tử bây giờ có khi phải đổi tên thành báo xuyên tạc thì đúng hơn. Vì cạnh tranh kiếm tiền mà làm mất tính đúng đắn của tin tức. Hành động đưa tin sai sự thật vừa nêu là vi phạm pháp luật Việt Nam về quản lý báo chí và quản lý thông tin trên Internet.
Trả lờiXóaBáo chí là kênh truyền thông lâu đời và là kênh tin tức thông dụng cho người dân hiểu biết, vậy mà báo chí đưa tin sai lệch sự thật sẽ dẫn đến người dân hiểu sai về vụ việc. Hậu quả trước mắt chưa nhiều nhưng dần dần sai lầm đó sẽ khó mà sửa chữa. Mong cơ quan chức năng xử lí thật nghiêm những trường hợp báo chí đưa tin sai lệch như thế này
Trả lờiXóaBáo chí ngày càng biến chất, khi mà tin thật thì ít mà tin giả mọc lên như nấm sau mưa, nhiều nhà báo vì thu hút lượt người xem, kiếm chác lợi nhuận mà đánh mất đạo đức cùa người làm báo, đua nhau đưa tin nóng, tin shock để câu like, câu view mà không nghĩ đến hậu quả sẽ xảy ra ra sao
Trả lờiXóaĐây hoàn toàn là thông tin sai sự thật, vô căn cứ với ý đồ vu khống, làm loạn dư luận, làm dư luận đặt ra câu hỏi nghi vấn cho Nhà nước. Báo chí là để phản ánh đời sống một cách chân thực kịp thời nhưng như thế này thì không còn là báo chí đúng nghĩa nữa
Trả lờiXóakhi mà lương tâm của nhà baos bị tiền làm cho mờ mắt, sứ mệnh của nhà báo là mang thông tin đúng phản ánh đúng thực tế đến cho người đọc chứ không phải kiếm chác từ việc chạy quảng cáo mà bất chấp tâm lý của người dân
Trả lờiXóa