Như đã nêu trong bài trước, trước quan hệ Việt – Mỹ cũng như
cục diện thế giới thay đổi theo chiều hướng không hề nằm trong “lộ trình” tính
toán của giới zân chủ từ khi ra đời đến nay là lật đổ chế độ cộng sản, khôi phục
mô hình tương tự chế độ VNCH, sống dưới sự bảo trợ của phương Tây bằng đường lối
“thân Mỹ thoát Trung” để được hưởng “văn minh phồn thịnh” như xã hội phương Tây
vừa giữ được chủ quyền Biển đảo và mị dân, dễ dàng lôi kéo dân chúng theo mình.
Tuy nhiên thế sự đã thay đổi khiến lối tuyên truyền, lừa mị dân chúng này của họ
có nguy cơ phá sản hoàn toàn.
Do vậy, có thể thấy thông điệp tuyên truyền thời gian qua
cũng như sự tranh cãi, hoài nghi đường lối của họ thể hiện qua cuộc tranh cãi của
một số “Chuyên gia thân phương Tây”, “KOL ủng hộ Trump” và “KOL chống Trump” được
phân tích trong bảng liệt kê dưới đây:
|
Chuyên gia thân phương Tây |
KOL ủng hộ Trump |
KOL chống Trump |
Người tuyên truyền |
_ Ngô Vĩnh Long _ Hoàng Ngọc Giao _ Hà Hoàng Hợp |
_ Trần Đình Thu |
_ Trịnh Hữu Long (Luật khoa Tạp chí,
VOICE) _ Nguyễn Trường Sơn (BPSOS, AI) _ Phạm Ngọc Hưng (Kiểm Tin) |
Thông điệp về tình hình quan hệ Việt-Mỹ |
_ Quan hệ đang phát triển tốt đẹp
theo hướng đáng mong đợi, nhờ nỗ lực lớn của cả 2 bên trong nhiều năm. _ Hai bên đã có cơ sở để nâng quan hệ
lên đối tác chiến lược. Nên có lộ trình cụ thể cho việc này, thông qua những
phương án như đàm phán về một hiệp định thương mại tự do Việt-Mỹ, mở cửa cảng
Cam Ranh để hợp tác về mặt dịch vụ quốc phòng với Mỹ. |
_ Việt Nam và Mỹ khác thể chế chính
trị, nhưng có lợi ích chung. Vì vậy có thể “đứng cùng phe” “để kiềm chế Trung
Quốc” |
_ Việt Nam và Mỹ khác thể chế chính
trị, nhưng có lợi ích chung. Vì vậy, Mỹ đã áp dụng “chủ nghĩa thực dụng”, bỏ
qua vấn đề nhân quyền, để phối hợp với Việt Nam trong việc kiềm chế Trung Quốc. _ Tuy nhiên, Việt Nam cần tránh “tư
duy kiểu Chiến Tranh Lạnh”, chấp nhận đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc, dựa vào cả
2 để phát triển. Vì: (1) Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc và
Việt Nam dễ đẩy 2 nước vào chiến tranh; (2) Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng
kinh tế nếu công khai chống Trung Quốc;
(3) Dù có sụp đổ và thay đổi thể chế
chính trị hay không, thì Trung Quốc vẫn là một nước lớn và thị trường lớn có
tác động đến Việt Nam. |
Thông điệp về trọng lượng của nhân
quyền trong quan hệ Việt-Mỹ |
_ Hầu như không nhắc đến, dù được BBC
hỏi. |
_ “Đứng cùng phe với Mỹ để kiềm chế
Trung Quốc nhưng vẫn giữ thể chế chính trị cũ. Tuy nhiên màu sắc của chủ
nghĩa xã hội có thể nhạt dần cho phù hợp. Cũng có thể mở rộng dân chủ một phần
nhưng không có đa đảng.” |
_ Mỹ sẽ xem nhẹ vấn đề nhân quyền
trong quan hệ với Việt Nam, như đã làm trong quan hệ với Hàn Quốc và với Hong
Kong. _ Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam cần “tổ
chức nhiều hội nghị Diên Hồng” và coi trọng quyền lợi của người dân, để lấy
dân làm điểm tựa nhằm tạo thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc. _ Người Việt Nam phải tự lực đấu
tranh nếu muốn dân chủ, đa đảng. |
Động cơ liên quan (phỏng đoán) |
_ Muốn thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ, để bảo
vệ chủ quyền trên Biển Đông và thay đổi đất nước bằng con đường cải cách dần
dần (theo cách làm của Võ Văn Kiệt). _ Không muốn hướng dư luận vào vấn đề
nhân quyền trong quan hệ Việt-Mỹ, phần vì nó gây lo ngại cho phía Việt Nam,
phần vì nó thiếu thực chất trong bối cảnh hiện tại. |
_ Muốn thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ, để bảo
vệ chủ quyền trên Biển Đông và thay đổi đất nước bằng con đường cải cách dần
dần (khi không có ảnh hưởng của Trung Quốc). _ Muốn người Việt Nam bỏ phiếu cho
Donald Trump. _ Muốn góp phần tạo mặt trận chung
trên toàn cầu và trong khu vực, để làm Trung Quốc sụp đổ. |
_ Muốn đưa “phong trào dân chủ Việt
Nam” trở về thực chất, bằng cách khắc phục 2 nhược điểm là (1) Sự lệ thuộc
vào nước ngoài và (2) Sự lệ thuộc vào tâm lý bài Trung Quốc; đồng thời theo
đuổi một viễn cảnh dân chủ phù hợp hơn với lợi ích dân tộc và bối cảnh quốc tế. _ Muốn bác bỏ một số thông điệp của
phe ủng hộ Trump - như “Trump chống Cộng” và “Trump sẽ tiêu diệt Trung Quốc,
giúp giải quyết cả vấn đề Biển Đông lẫn vấn đề đa đảng”. _ Muốn hạn chế ảnh hưởng của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan – thứ vừa ảnh hưởng tiêu cực cho dân chủ, nhân quyền,
vừa trợ lực cho cả Donald Trump lẫn Nhà nước Việt Nam. |
Tóm lại, dù ba nhóm dư luận vừa nêu có động cơ và thông điệp
và thông điệp tuyên truyền khác nhau, họ đều từ bỏ ảo tưởng rằng xung đột Mỹ-Trung
là một “cuộc chiến ý thức hệ”, và phương Tây sẽ chống lưng đến cùng cho các cuộc
cách mạng đường phố ở Hong Kong hay Việt Nam.
Trong khi hai nhóm còn lại không có thay đổi đáng kể về chiến
lược, nhóm “KOL chống Trump” có thể sẽ tận dụng diễn biến này để tìm cách chấn
chỉnh “phong trào dân chủ Việt Nam” theo hướng thực chất, hướng nội và ôn hòa
hơn; để vừa bảo vệ hệ thống dân chủ - nhân quyền của họ, vừa ngăn chặn ảnh hưởng
của các khuynh hướng “phản dân chủ” như ủng hộ chiến tranh, ủng hộ Trump, ủng hộ
Nhà nước. Bản thân họ có thể sẽ ngồi ở các vị trí an toàn và linh hoạt (VD: Luật
khoa Tạp chí, Ân xá Quốc tế, Kiểm Tin, nhà nghiên cứu…), đóng vai phản biện ôn
hòa, tư duy đa chiều để thích nghi với bối cảnh “địch ta bất phân” (như cách Trịnh
Hữu Long mô tả).
Cần lưu ý rằng những chuyển biến trên mới chỉ xuất hiện ở một
bộ phận dư luận thân phương Tây, số còn lại vẫn đang tuyên truyền theo lối cũ
(như Song Chi, Nguyễn Anh Tuấn Đà Nẵng), hoặc đang lúng túng, sa vào các vụ cãi
cọ liên quan đến Donald Trump và Đoan Trang.
Như vậy, cho đến lúc này, đường lối đối ngoại “đa phương - tự
chủ” của Nhà nước Việt Nam vẫn đang tỏ ra hợp lý hơn đường lối “thân Mỹ - thoát
Trung” mà các nhóm chống chế độ đề nghị. Sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ, của
vị thế đối ngoại mà Việt Nam đạt được, và của áp lực đòi giải quyết xung đột
trên Biển Đông theo quy định của pháp luật quốc tế, chính là những bằng chứng
thực tế khẳng định điều đó.
Dù là người ủng hộ Nhà nước, người đòi thay đổi hay người
trung lập, ai cũng cần nhìn nhận rằng lời giải cho bài toán Biển Đông phải xuất
phát từ tự chủ thay vì vọng ngoại, đoàn kết dân tộc thay vì lật đổ, quan hệ đa
phương và tôn trọng luật quốc tế thay vì dựa dẫm phương Tây.
Biển Đông đã trở thành minh chứng cho tính toán sai lầm của giới zân chủ vọng ngoại và khẳng định cho tính chính đáng, tính đúng đắn, sáng suốt trong đường lối đối ngoại, bảo vệ lợi ích dân tộc của
Nhà nước Việt Nam, và những toan tính lợi dụng chuyện biển đảo để lật đổ chế độ
coi như đã bước đầu phá sản.
Những năm gần đây, mối quan hệ Việt -Mỹ có nhiều tiến triển tốt đẹp, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế - đối ngoại. Điều này khiến giới rận chủ, phản động trong và ngoài nước không khỏi "sôi máu", vì chúng chỉ là con cờ trên bàn cờ chính trị mà thôi. Chúng luôn phải tìm cách để có đường sống cho mình.
Trả lờiXóaThân như Philippin với Mỹ đấy, tập trận chung các thứ, hỗ trợ kiện ra trọng tài quốc tế,... rồi cũng có làm gì được trung quốc đâu, khi có chuyện cũng đâu hỗ trợ được nhiều, chính trường Philipin bây giờ đang quay sang khen Việt Nam mình, thế mới biết không có khái niệm dựa vào mỹ để chống trung được, chúng ta muốn chiến thắng không có cách nào khác là phải tự cường lên.
Trả lờiXóaCho đến lúc này, đường lối đối ngoại “đa phương - tự chủ” của Nhà nước Việt Nam vẫn đang tỏ ra hợp lý hơn đường lối “thân Mỹ - thoát Trung” mà các nhóm chống chế độ đề nghị. Sự phát triển của quan hệ Việt-Mỹ, của vị thế đối ngoại mà Việt Nam đạt được, và của áp lực đòi giải quyết xung đột trên Biển Đông theo quy định của pháp luật quốc tế, chính là những bằng chứng thực tế khẳng định điều đó.
Trả lờiXóaTính ra đám này cũng khổ cứ phải gió chiều nào che chiều đấy chứ không dám thể hiện quan điểm của mình rõ ràng, sống không phải là chính mình như vậy có phải là quá khổ không. Vài năm nữa rồi Mỹ Việt Nam khăng khít như anh em rồi đám này sẽ đi đâu về đâu, kiếm ăn bằng cái gì, thời thế đang dần thay đổi, nếu chúng không biết thích nghi thì ngày đó sớm muộn gì cũng sẽ đến
Trả lờiXóa