Loa Phường
Chính quyền Manila
thời gian qua đã có những khác biệt trong thể hiện quan điểm về vấn đề Biển
Đông. Nếu như Tổng thống Philippines cho rằng sẽ vẫn phải bảo vệ chủ quyền trên
biển và đối phó với Trung Quốc, nhưng ông sẽ không phải là người phát động. Tuy
nhiên, một số chuyên gia cho rằng nhìn nhận việc bảo vệ lãnh thổ đất nước đồng
nghĩa gây chiến với Trung Quốc là một quan điểm sai lầm. Đồng thời, họ dẫn
chứng về các quốc gia có cách hành xử hợp lý trong các vấn đề Biển Đông, trong
đó có Việt Nam.
Tiêu biểu, Phó Chánh
án Tòa án Tối cao Philippines, ông Antonio Carpio từng nói, có nhiều cách hợp
pháp và hòa bình để Tổng thống có thể khẳng định quyền với lãnh thổ của mình,
giống như cách Việt Nam, Malaysia và Indonesia đưa ra các tuyên bố chống lại sự
bành trướng của Trung Quốc. Ông cho rằng, “Một quốc gia không cần phải tham
chiến để khẳng định quyền chủ quyền của mình".
Việt Nam từ trước đến nay vẫn luôn nhất quán
quan điểm về các xung đột gần đây trên Biển Đông trong mọi diễn đàn quốc tế là các
quốc gia cần thúc đẩy đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, có trách nhiệm
xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hoà bình, hữu nghị và hợp tác.Theo đó,
trong việc đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng
hải, hàng không trên Biển Đông, các bên cần kiềm chế, không có các hành động
gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông
qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS
1982.
Chính quyền Duterte hiện
nay hoàn toàn khác với chính quyền tiền nhiệm Aquino lên
cầm quyền năm 2010 với quan điểm dựa vào Mỹ và cộng đồng quốc tế, luật pháp quốc
tế đấu tranh với Trung Quốc. Tổng thống Duterte hiểu rõ Philippines không có thực
lực để đối đầu với Trung Quốc, vì Philippines ở thế yếu về sức mạnh quân sự. Mặt
khác, Duterte hiểu rõ Mỹ sẽ không vì lợi ích của Philippines mà tuyên chiến với
Trung Quốc ở Biển Đông. Chính phủ Philippines tiền nhiệm luôn nỗ lực đưa các đảo,
đá mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông vào trong phạm vi Hiệp ước bảo đảm
an ninh Mỹ-Philippines, yêu cầu Mỹ bảo đảm an ninh cho vấn đề Biển Đông, nhưng
Mỹ không có phản ứng rõ ràng. Duterte thấy rõ Hiệp ước bảo đảm an ninh Mỹ-Philippines
khó có hy vọng nhận được giúp đỡ khi Trung Quốc và Philippines rơi vào đối đầu
trực diện vì tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Theo Hiệp ước Phòng thủ Tương
hỗ năm 1951 giữa Mỹ và Philippines, mỗi nước sẽ hành động để đối phó với mối
đe dọa chung khi một nước bị tấn công. Lâu nay đã có nhiều câu hỏi từ phía
Philippines về việc liệu Mỹ có giúp nước này trong trường hợp xảy ra xung đột với
Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Tuy nhiên, Mỹ không đưa ra lập trường chính
thức đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc và chủ quyền của
Philippines ở Biển Đông. Duterte từng hỏi Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip
Goldberg rằng liệu Mỹ có đứng về phía Philippines, Goldberg trả lời chỉ khi
nào Philippines bị tấn công. Tổng thống Duterte rất không hài lòng và cảm
thấy sự thờ ơ đối với câu trả lời này của vị đại sứ Mỹ.
Do
vậy, dưới thời chính quyền Duterte, ông tăng cường hợp tác với Trung Quốc để
phát triển kinh tế, xuất khẩu nông sản, tìm đến Nga để mua vũ khí, bất mãn với
Mỹ trong việc can thiệp nội bộ, lên án chính quyền Duterte xử lý mạnh tay tội
phạm là vi phạm nhân quyền Ông từng quyết định đóng gói tranh chấp trên BIển
Đông để phát triển hợp tác, gạt sang một bên phán quyết của Tòa án Trọng tài
bác bỏ đường lưỡi bò, sử dụng vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN để cản trở, làm
nhẹ tuyên bố lên án Trung Quốc ở BIển Đông, thách thức cắt đứt quan hệ và hủy bỏ
Hiệp ước an ninh với Mỹ. Thậm chí ông này từng thách thức nếu Mỹ dám chiến đấu
với Trung Quốc, ông sẽ là người đầu tiên lên tàu tham chiến…
Chính
quyền Philippine là điển hình cho thấy chính sách đảo chiều liên tục, từng là
biểu tượng cho chính sách “thân Mỹ thoát Trung” mà giới zân chủ Việt ngưỡng mộ.
Nay chính sách nghiêng Mỹ thoát Trung, đến thân Trung thoát Mỹ khiến giới zân
chủ Việt mất đi hẳn một hình để học tập, để đòi chính phủ Việt Nam phải thoát
Trung, bài Trung, thân Mỹ để được sống dưới ô bảo trợ quân sự của Mỹ, để rồi nhận
được vô số bài học đắng khi nhận ra rằng, các nước lớn vì lợi ích của họ, không
dễ vì nước nhỏ là tham chiến với nhau. Giờ đây, ngày càng nhiều tiếng nói trong
nội bộ Philippibe ủng hộ sách lược bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Có lẽ vì vậy mà gần đây hàng loạt cây bút gạo cội trong làng zân chủ như Trịnh
HỮu Long, Mai Linh cũng đang lung lay, hoài nghi đường lối “thân Mỹ bài Trung”
của họ.
Nhiều kẻ trước đây hết lời ca tụng Philippine về sự đối đầu với trung quốc trong vấn đề về biến đông sẽ cảm thấy như nào trước những pháp biểu của quan chức philippine nhỉ, họ đang muốn thay đổi và đang ca ngợi Việt Nam chúng ta đấy, lãnh đạo nước mình đúng là không phải đơn giản, đi những nước cờ mà lâu sau các quốc gia mới hiểu và thi nhau làm theo
Trả lờiXóaViệt Nam luôn nêu cao tinh thần hòa bình, hữu nghị trong bất cứ trường hợp nào. Chúng ta có thể sử dụng con đường ngoại giao thì tại sao không, không việc gì phải sử dụng đến các biện pháp khác khi không cần thiết để gây tổn thất cho đôi bên mà không giải quyết vấn đề gì
Trả lờiXóaBản thân tôi vẫn thấy quan điểm "Một quốc gia không phải tham chiến để khẳng định chủ quyền của mình" là điều rất hợp lí. Tư tưởng bảo vệ chủ quyền nghĩa là phải gây chiến với Trung quốc là điều không đúng. Chúng ta phải giữ được sự bình tĩnh, để tránh dẫn đến việc từ chỗ mình là người đúng, có đươc bao nhiêu tổ chức , quốc gia bênh vực sang trở thành kẻ đi gây chiến trước
Trả lờiXóaTôi chẳng hiểu sao lại có những người có ý kiến về việc nhà nước ta chỉ bày tỏ các quan điểm chứ không "động tay, động chân" trên chính vùng biển thuộc chính chủ quyền của mình. Chứ còn tôi nghĩ bản thân nước chúng ta đúng, chủ quyền là của ta thì chẳng có việc gì mà phải tranh giành. Những gì của ta thì vẫn mãi là của ta mà thôi
Trả lờiXóaViệc Philippines đồng tình và xem quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông là điều hoàn toàn dễ hiểu. Những gì thuộc chủ quyền quốc gia ta thì đã được quy định rồi, không ai có quyền can thiệp và chủ quyền của ta cả. Còn những kẻ đang vo ve để xâm phạm chủ quyền nước ta mới chính là những kẻ đang sai rành rành ra. Chúng không thể qua mặt luật pháp quốc tế được
Trả lờiXóaBản chất việc khẳng định chủ quyền biển đảo ở biển đông là cuộc chiến giữa châu chấu và xe, chúng ta không thể đối đầu trực tiếp được, cho dù có lý đi nữa chúng không làm thì có sao đâu, philippine làm đủ các động thái cứng rắn, chỉ thiếu nước bắn nhau với nó, may mà yếu hơn nên không dám, nhưng rồi cũng có được gì, thất bại rồi mới nhìn về Việt Nam, tuy hơi muộn nhưng thôi cũng hơn là không
XóaNhững con giời nào không ủng hộ cho việc ta không có những biện pháp quân sự chống lại những hành động quá khích của Trung Quốc, cho rằng Đảng và Nhà nước ta hèn nhát thì nên xem lại xem sao nhé. Không phải tự dưng Đảng và Nhà nước ta lại tự dưng làm vậy đâu, tất cả cũng vì đất nước, vì nhân dân mà thôi
Trả lờiXóaBản chất Trung Quốc họ là nước lớn, đến các quốc gia phát triển còn chưa dám động đến thì không có lý gì các nước bé lại làm căng cả, philippin hổ báo thế, thậm chí kiện ra trọng tài quốc tế dành chiến thắng đấy nhưng rồi cũng đâu giải quyết được gì. Cứ mềm mỏng mà tích cực như Việt Nam mình, thì mới mong có ngày thàng công được
Trả lờiXóaCứ phải là trung lập và hợp tác quốc tế thì mới phát triển được, chứ không thân được bố con thằng nào cả, philippin ngày xưa là một hình mẫu mà bây giờ cũng phải thoát ra để tồn tại, phát triển là hiểu hệ quả của việc thân mỹ là gì, chủ quyền đất nước nào thì nước đó bảo vệ làm gì có khái niệm nhờ vả
Trả lờiXóaTổng thống Duterte hiểu rõ Philippines không có thực lực để đối đầu với Trung Quốc, vì Philippines ở thế yếu về sức mạnh quân sự. Mặt khác, Duterte hiểu rõ Mỹ sẽ không vì lợi ích của Philippines mà tuyên chiến với Trung Quốc ở Biển Đông.Do vậy, dưới thời chính quyền Duterte, ông tăng cường hợp tác với Trung Quốc để phát triển kinh tế, xuất khẩu nông sản, tìm đến Nga để mua vũ khí, bất mãn với Mỹ trong việc can thiệp nội bộ, lên án chính quyền Duterte xử lý mạnh tay tội phạm là vi phạm nhân quyền
Trả lờiXóa