Loa Phường
Sau khi dịch COVID-19 tái
bùng phát ở Việt Nam vào ngày 25/07, với tâm dịch tại Đà Nẵng; số ca nhiễm và
ca tử vong liên quan đã tiếp tục tăng trong suốt mấy tuần đầu tháng 08/2020.
Trong các luồng dư luận hoang mang về dịch bệnh trên mạng xã hội đã diễn biến theo một số
xu hướng đáng lo ngại, bao gồm việc một bộ phận dư luận tỏ sự hoài nghi với độ
hiệu quả, tận tâm và minh bạch của công tác phòng dịch tại Đà Nẵng.
Sự mất hoài nghi này xuất
phát từ ít nhất 3 vấn đề trong công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Thứ nhất, là việc một người
dân Đà Nẵng phản ánh rằng chính quyền địa phương đã làm việc một cách lủng củng,
tắc trách trong khâu phòng dịch và xét nghiệm, với những biểu hiện như: không đọc
các tờ khai y tế online của người dân; không hướng dẫn những người thuộc diện cần
theo dõi đi xét nghiệm đúng thời hạn; không đo nhiệt độ và hỏi triệu chứng của
những người đến xét nghiệm; không có sự liên lạc, phối hợp nhịp nhàng và đồng đều
giữa các cơ quan hữu trách… Thông tin trên báo chí chính thống cũng cho thấy dữ
liệu y tế của thành phố Đà Nẵng có thiếu sót. Chẳng hạn, bệnh viện trả lời báo
chí rằng họ “không nhớ rõ” ngày lấy mẫu xét nghiệm dịch hầu họng của một số bệnh
nhân.
Thứ hai, diễn biến của những
ca nhiễm mới khiến một bộ phận dư luận lo lắng rằng đang có hiện tượng lây nhiễm
bên trong khu cách ly, do khu cách ly tập trung có thiết kế và quy trình vận
hành thiếu tính khoa học:
Thứ ba, có một ca tử vong
liên quan đến COVID-19 không được thống kê. Cụ thể, dù bệnh nhân số 418 đã qua
đời vào ngày 12/08; website của Bộ Y tế vẫn ghi rằng bệnh nhân này đã âm tính
và ở trong tình trạng “đang điều trị” vào ngày 17/08. Đến thời điểm đó, các
phương tiện truyền thông chính thống cũng không đề cập đến ca tử vong này, trừ
một ngoại lệ là báo Nông nghiệp Việt Nam.
Trong dư luận, có ý kiến cho rằng: vì Sở Y tế Đà Nẵng đã lỡ thông báo vào ngày 29/07 rằng cha của bệnh nhân số 418 “qua đời do bệnh, không liên quan đến COVID-19”, và thông báo vào ngày 07/08 rằng bệnh nhân số 418 “âm tính lần 1 với nCoV”; Đà Nẵng đang che giấu thông tin rằng bệnh nhân số 418 đã tử vong, để trốn trách nhiệm. Phải đến khi Bộ Y tế Đà Nẵng thông báo về trường hợp tử vong này vào tối 18/08, luồng dư luận vừa nêu mới hạ nhiệt.
Những bình luận trên vừa
phản ánh một số vấn đề có thật, vừa chứa những thông tin chưa thể xác minh. Chẳng
hạn, không phải không có khả năng bệnh nhân số 418 tử vong do diễn biến bệnh nền
sau khi đã âm tính với nCoV, còn cha của bệnh nhân thật sự không nhiễm virus. Khi
nhắc đến sự chậm trễ của công an và nhân viên y tế Đà Nẵng trong việc xét nghiệm,
cũng cần xét đến một thực tế rằng lực lượng tại Đà Nẵng đã bị quá tải công việc,
do số ca nhiễm và nghi nhiễm quá lớn:
Dù 3 vấn đề trên xác thực đến mức độ nào. chúng đều đang khiến người dân hoang mang, mất niềm tin vào công tác phòng dịch của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Sự suy giảm niềm tin này có thể gây nguy hiểm theo hai cách:
- Một, là thúc đẩy nhiều người dân bất hợp tác với cơ quan y tế, trốn cách ly, dẫn đến việc dịch bệnh tiếp tục lan rộng trong cộng đồng, dẫn đến việc cả cộng đồng phải chịu thiệt hại.
- Hai, là thúc đẩy hành vi thu gom, tích trữ hàng hóa do hoang mang, dẫn đến bất ổn kinh tế.
- Ba, là dẫn đến bất ổn chính trị - xã hội trong trường hợp dịch bệnh kéo dài và khiến nhiều gia đình chịu thiệt hại về kinh tế, nhân mạng.
Vì vậy, cơ quan chức năng và người
dân cần cùng nhau giải quyết vấn đề một cách hợp tình, hợp lý, tránh dẫn đến
tình trạng “vỡ trận”, để lại hậu quả khôn lường cho cả hai bên. Những nhà dân
chửi đang tận dụng vụ việc để tuyên truyền cũng nên nhớ rằng trong dịch bệnh,
xã hội cần giúp nhau hơn là chống nhau, và lời nói của họ có thể khiến người
khác, trong đó có chính người thân của họ phải trả giá bằng sinh mạng.
Cần khắc phục tình trạng ngay, cơ quan chức năng cần chú ý hơn nữa trong công tác phòng dịch và giải đáp những thắc mắc của người dân nhanh chóng và khẩn trương, tránh để sơ hở chp bọn chống đối đứng ra châm chỉa xoi mói
Trả lờiXóahoang mang không phải là liều thuốc giúp chúng ta cần thẩn hơn với dịch bệnh mà đó là nguyên nhân cốt yếu gây mất lòng tin ở quần chúng nhân dân, làm rối loạn dư luận mà nguy cơ vỡ trận cao. Vì thế người dân không nên tin theo lời bịa đặt của các thế lực thù địch, thường xuyên cập nhật tin tức và làm theo chỉ dẫn từ các trang thông tin chính thống. hãy yên tâm, Việt Nam vẫn đang kiểm soát dịch bệnh trong khả năng.
Trả lờiXóaNhững hiện tượng mà bài viết đã nêu là hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan chức năng ở địa phương, không chỉ riêng Đà Nẵng về công tác phòng chống dịch bệnh. Người dân bên cạnh việc phản ánh những bất cập cũng cần tiếp tục chấp hành những biện pháp phòng dịch
Trả lờiXóaTrong lúc dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp thế này, hoang mang là điều dễ hiểu ở người dân. Ngoài việc các lực lượng chức năng ra sức tuyên truyền, vận động cho người dân hiểu thì mọi người cũng nên tự ý thức trách nhiệm của bản thân, mỗi người dân là một người chiến sĩ trong trận tuyến chống dịch.
Trả lờiXóaTrong những lúc khó khăn như thế này thì tinh thần dân tộc Việt Nam cần được phát huy mạnh mẽ. Tôi và các bạn chớ nên hoang mang vì chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, dũng cảm chiến đấu với dịch bệnh để sớm ngày đưa đất nước trở lại bình yên.
Trả lờiXóaNgười dân hoang mang cũng là điều dễ hiểu mà thôi vì ai cũng sợ dịch bệnh mà, tuy nhiên hoang mang thì chỉ làm suy giảm đi ý chí gây ra tâm lý tiêu cực cho chúng ta, điều quan trọng là cần giữ thái độ tích cực trong công tác phòng chống dịch, đừng nghe thông tin bịa đặt từ bọn xấu dẫn đến tâm lý bị dao động
Trả lờiXóaTrong diễn biến phức tạp của dịch bệnh như thế này thì người dân mà hoang mang thì công tác chống dịch sẽ khó khắn hơn, quan trọng là cùng nhau đồng tâm hiệp lực, phối hợp với cơ quan chức năng chiến đấu với covid chứ cứ tâm lý thì không đem lại hiệu quả gì đâu
Trả lờiXóaDù còn nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh nhưng chúng ta vẫn đang cố gắng hết sức. Người dân nên tuyệt đối tin tưởng vào sự chỉ đạo của chính quyền, tự ý thức cho bản thân và cộng đồng
Trả lờiXóaMặc dù Việt NAm còn có nhiều khó khăn trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng mọi người hãy yên tâm, Chính phủ và các cơ quan ban, ngành đang cố gắng nỗ lực kiểm soát tình hình dịch bệnh và cấn có sự chung tay của cả cộng đồng.
Trả lờiXóaTại thời điểm này chúng ta chỉ nên lựa chọn các thông tin chính thống để tiếp nhận tin về dịch đó là các trang của nhà nước. Đừng đọc những tin rải rác trên mạng, đặc biệt còn đến từ các đối tượng có sẵn cái ý đồ chống phá nhà nước, khéo còn mang cái tư tưởng "phấn khởi" khi mà nước ta bùng dịch lần 2 ấy, không thể tả đượcc ái độ vô đạo đức của đám đấy
Trả lờiXóaCái cần lúc này đó là lòng tin vào những chính sách của chính quyền, bản thân mỗi người đều có ý thức tự bảo vệ bản thân chứ không phải là nghi ngờ lẫn nhau. Việc bùng phát dịch là việc không ai mong chờ, không thể đổ tội cho chính quyền là giấu ca bệnh nên mới bùng này nọ vì chúng ta đã có gần 100 ngày không có ca nhiễm nào mới.. Vậy nên bảo giấu dịch là không hợp lí
Trả lờiXóaThôi đừng có hoang mang nữa. ĐỢt hết dịch lần 1 chúng ta đã vẫn luôn chuẩn bị tinh thần đối đầu nếu như dịch có quay trở lại rồi mà. Việc các đối tượng nhập biên trái phép rõ ràng có sự giúp đỡ của chính người Việt Nam, người dân ấy, đây là việc hết sức đáng buồn và có thể đấng chính là nguy cơ gây dịch. Chúng ta bây giờ không còn cách nào khác ngoài đối mặt đâu
Trả lờiXóabực nhất là tình trạng tích trữ khẩu trang của nhiều người, thậm chí nhiều cơ sở kinh doanh rồi sau đó bán ra thị trường với giá cắt cổ. Điều này cho thấy các đối tượng đã lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi cho bản thân mình.
Trả lờiXóanếu chúng ta không bình tĩnh thì chẳng có việc gì có thể giải quyết được, bao bài học từ sự hoang mang của quần chúng khiến cho bộ y tế thiếu hụt khẩu trang để chữa bệnh tuyến đầu, khiến cho các chiến sĩ công an vất vả truy lùng dấu vết các F, khiến cho các trại cách ly tập trung thành một vùng chợ không định nghĩa nổi,... Thôi thì cứ bình tĩnh, lạc quan và kiên trì, chúng ta rồi sẽ chiến thắng đại dịch.
Trả lờiXóa