Loa Phường
Như đã đề cập bài trước, việc Luật khoa
Tạp chí, đã “ra mắt cơ sở dữ liệu về tự do tôn giáo tại Việt Nam” được công bố thu
thập dựa trên các nguồn thông tin của báo chí trong nước và ngoài nước, cũng
như từ các tổ chức nhân quyền nghe có vẻ như là một dự án nghiên cứu vấn đề xã
hội thuần túy, nghiêm túc, tuy nhiên nhìn vào chủ thể tiến hành, động cơ của họ
và đối tượng họ muốn thu thập và phản ánh, dễ dàng cho độc giả thấy khả năng “nghiên
cứu” tử tế, khách quan là ảo tưởng. Bản chất không khác nào lợi dụng ngôn từ
khoa học để may cho mình tấm khăn che đi bộ mặt và bản chất của mình.
Thêm nữa, vì động thái này được đưa ra
không lâu sau việc Mỹ công bố “Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2019”
(06/2020), không loại trừ cơ sở dữ liệu này sẽ được dùng cho việc biên soạn báo
cáo năm kế tiếp, cũng như những hoạt động đối thoại, điều trần, kiểm điểm về
nhân quyền khác có liên quan đến Việt Nam.
Trong bối cảnh nhân quyền, dân chủ nước
Mỹ và các nước phương tây bẽ bàng như hiện nay thì vấn đề “đấu tranh cho tự do
tôn giáo” dễ dàng hơn cho các nhóm chống cộng thay đổi, thích ứng, tìm căn cứ để
đấu tranh, tìm lý lẽ để tồn tại?
Sự thật nằm ở chỗ cơ sở dữ liệu của Luật
khoa Tạp chí chỉ phản ánh một nửa sự thật. Nó không đề cập đến việc nhiều nhóm
tôn giáo “bị đàn áp” ở Việt Nam vốn không chỉ sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, mà
còn làm chính trị chống Nhà nước. Chẳng hạn, đây là vài hình ảnh về hoạt động
chính trị của linh mục Nguyễn Duy Tân – người từng tuyên bố ủng hộ nhóm khủng bố
Đào Minh Quân hồi năm 2018:
Việc lợi dụng tôn giáo để làm chính trị lật đổ có phù hợp với
lý tưởng dân chủ không? Và những phát ngôn chính trị đầy hận thù như vậy có
giúp nâng cao đời sống tinh thần của những tín đồ, cũng như của bản thân người
tu hành không? Dữ liệu của Luật khoa Tạp chí sẽ không soi sáng những vấn đề
này, cũng như nhiều góc tối khác trong phiên chợ nhân quyền đang lôi cuốn đám
người mà Đoan Trang gọi là “con buôn dân chủ”.
Nhiều hoạt động như thế này thì rút khỏi nhà xuất bản tự do đâu có làm trang tránh được sự để ý của cơ quan chức năng, Luật khoa tạp chí này như một tổ chức được lập ra tại Việt Nam để phản bác nội bộ mình ngày từ bên trong nước, làm cơ sở để các tổ chức nước ngoài lấy thông tin để vu cáo cho chính quyền của mình, tính khách quan, khoa học của luật khoa tạp chí gần như là không tin tưởng được.
Trả lờiXóaNhư kiểu đặt cơ sở ở Việt Nam để các nước khi lấy dữ liệu có thể ghi nguồn nó đáng tin hơn chứ bản chất thông tin vẫn từ một nơi mà ra chứ không có khác biệt là mấy, bình mới toanh nhưng rượu thì vẫn thế, chiêu này bị bắt bài khi còn chưa kịp hoạt động
Trả lờiXóaRa mặt cơ sở dữ liệu ở Việt Nam những nguồn nạp vào các cơ sở này ở đâu, có được xác minh kiểm duyệt, cho phép của nhà nước hay không thì chưa nói, nếu cứ thế mà ra mắt thì khác gì các ông nói rằng đây là sản phẩm của tự các ông làm ra, mang đậm tính chủ quan chứ không có nhiều giá trị, không đáng tin.
Trả lờiXóaNhìn vào chủ thể tiến hành, động cơ của họ và đối tượng họ muốn thu thập và phản ánh, dễ dàng cho độc giả thấy khả năng “nghiên cứu” tử tế, khách quan là ảo tưởng. Bản chất không khác nào lợi dụng ngôn từ khoa học để may cho mình tấm khăn che đi bộ mặt và bản chất của mình.
Trả lờiXóa