Biển Xanh
Sau
khi tuyên bố nói lời “giải nghệ”, tuyên bố rút khỏi “Nhà xuất bản tự do” ngày
10/7/2020, mới đây Phạm Đoan Trang tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, bằng
việc tố đồng đội của mình trong “Nhà xuất bản Tự do” ăn chặn tiền quỹ.
Với
bài viết khá dài, khá “tâm huyết” của mình với tựa đề “Nghề kinh doanh dân
chủ”, Phạm Đoan Trang đã tố “đồng đội” của mình trong “Nhà xuất bản Tự do” ăn
chặn tiền là người có tên Nguyễn Phương Hoa, sinh ngày 03/4/1968, quê gốc ở
Huế, hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài viết của mình,
Phạm Đoan Trang cho rằng Nguyễn Phương Hoa sử dụng đủ các chiêu trò để kiếm lấy
vị trí thủ quỹ trong các hội, nhóm mà Phương Hoa tham gia; dùng những tài khoản
ngân hàng của người thân là con gái, cháu gái đang sinh sống tại nước ngoài
(Úc, Nhật) để hình thành nhóm “công ty gia đình” nhằm rút ruột quỹ; mặc dù
không đưa ra được con số cụ thể, nhưng Phạm Đoan Trang đưa ra dẫn chứng việc
Phương Hoa có thể rút ruột trong tổng số 2 khoản tiền lên đến 34.000 USD là con
số không hề nhỏ. Sau khi đăng bài viết “vạch mặt” đồng đội của mình, có vẻ Đoan
Trang đã thành công, hả hê khi những tay chân, đồng đảng của Phạm Đoan Trang đã
tạo lên làn sóng tẩy chay, cáo buộc Phương Hoa là kẻ ăn chặn tiền, an ninh nằm
vùng....
Trước
những cáo buộc của Phạm Đoan Trang, Nguyễn Phương Hoa đã phải đăng đàn để giải
trình về từng khoản chi tiêu về 2 khoản tiền lên tới 34.000 USD mà Phạm Đoan
Trang nói đến. Có thể thấy trong những khoản mà Phạm Phương Hoa giải trình, một
khoản tiền mà quỹ của “Nhà xuất bản tự do” chi để Phạm Đoan Trang thuê nhà
riêng để “hoạt động” là không hề nhỏ, tên tới 17.224.000 đồng; cùng đó là những
khoản chi tiền không tiếc tay do chính Đoan Trang đề xuất, với mỗi lượt lên tới
hàng chục triệu đồng...
Trước
màn “vạch áo cho người xem lưng” của các thành viên, nhận thấy sự “nghiêm
trọng” của vụ việc khi những thông tin “nội bộ” được 2 bên đưa ra làm “dẫn
chứng”, đại diện “Nhà xuất bản Tự do” là Trịnh Hữu Long đã phải ra “Tuyên bố về
mối quan hệ của LIV với Nhà xuất bản Tự do”. Qua đó, người đứng đầu “Nhà xuất
bản Tự do” giải trình về việc tiếp nhận tiền và những nguyên tắc trong việc chi
tiêu của quỹ; kêu gọi các thành viên sớm tự giải quyết.
Theo
lời Phạm Đoan Trang, việc ả rút khỏi “Nhà xuất bản Tự do” là để “hút hỏa lực về
phía mình, giảm rủi ro cho anh em”... Tuy nhiên, đến nay có thể thấy việc Đoan
Trang “giải nghệ” chỉ là cớ để Đoan Trang có điều kiện tố đồng đội thuận lợi
hơn mà thôi.
Câu chuyện của Đoan Trang làm tôi hiểu thêm nhiều điều. Bảo sao nhiều đối tượng không nghề nghiệp hoặc chỉ là nông dân bình thường, sau vài năm hành nghề dân chủ, dân oan lại có nhà lầu, xe hơi, ở nhà Time City (như Nguyễn Thúy Hạnh), hay xây nhà 3 tầng (như Lê Đình Kình),… Đúng là chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài để che đậy cái thối nát bên trong, giờ mới lộ rõ nguyên hình khi bị chính đồng bọn của mình tố, đúng là bọn kền kền này hề hước thật.
Trả lờiXóaTrước giờ, tôi luôn coi “dân chủ” là một nghề, không những thế, đây là nghề có thu nhập cao, thông qua việc nhận tài trợ từ các tổ chức chống chính quyền ở hải ngoại. Đúng là chẳng thể không làm mà vẫn có ăn, nhưng mà chọn cách ăn bẩn như thế này thì xấu hổ lắm, các anh chị dân chủ à.
Trả lờiXóaTất cả là do ăn chia không đều. Còn bọn chống cộng Hải ngoại vẫn ngu và vẫn bị lừa như thế, vẫn gửi tiền.Ngày trước hễ cứ nói kinh doanh dân chủ thì bọn chúng lồng lộn lên cho rằng chính quyền chụp mũ . Thì bây giờ chúng ta được nghe chính ả thủ lĩnh " dân chủ " nói ra . Vậy là chúng đã thừa nhận bọn chúng kinh doanh dân chủ !
Trả lờiXóaĐọc bài viết của Đoan Trang, chúng ta mới thấy mặt sau của sân khấu “dân chủ” ở nước ta nó thế nào. Chỉ bằng con đường chửi bới chế độ, kích động người dân mà các anh chị khoác tấm áo “yêu nước”. “dân chủ” kiếm được tiền ngon ơ. Bảo sao, mấy kẻ cố sống cố chết, dù phải đi tù, vẫn bám vào nghề này, thậm chí, truyền lại cho con cháu mình, giống như gia đình Cấn Thị Thêu.
Trả lờiXóa