Loa Phường
Ngày 01/07/2020, trên các báo điện tử nước ngoài có phiên bản
tiếng Việt, một nhóm người (không rõ danh tính trừ bà Nguyễn Nguyên Bình) đã
tuyên bố thành lập tổ chức “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”. Do tổ chức này thu
hút sự ủng hộ của nhiều nhân vật và website chống chế độ, đồng thời bà Nguyễn
Nguyên Bình thường tham gia các hoạt động chống chế độ của Nguyễn Hữu Vinh; có
lo ngại rằng Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức chính trị đối lập đội
lốt công đoàn độc lập. Trong khi đó, một số gương mặt chống Cộng lại công kích
hoặc e ngại nghiệp đoàn này vì những lý do khác.
Cụ thể, trong nửa đầu tháng 7, các tổ chức và gương mặt chống
Cộng khác nhau đã có phản ứng khá đa chiều trước sự ra mắt của Nghiệp đoàn Độc
lập Việt Nam, như bảng sau thể hiện:
Hội đoàn, cá nhân
|
Phản ứng
|
Trần Ngọc Thành (Phong trào Lao động
Việt)
|
_ Chống. Viết bài ám chỉ Nghiệp đoàn
Độc lập Việt Nam là tổ chức cuội do chính quyền lập ra, đăng trên Việt Báo
hôm 08/07.
|
Ca Dao (Liên đoàn Lao động Việt Tự
do)
|
_ Ủng hộ. Trả lời BBC hôm 03/07 rằng
đây là thời điểm phù hợp để thành lập các nghiệp đoàn độc lập. Cho rằng cần
thông cảm cho các thành viên Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam trong việc họ dùng
tên giả.
|
Tôn Phi (Nghiệp đoàn Sinh viên Việt
Nam)
|
_ Gửi lời chúc mừng hôm
02/07.
|
Nguyễn Thị Hương (tự xưng là nhà hoạt
động bảo vệ quyền lao động, chưa rõ hội nhóm, sống ở Đan Mạch, quen VOA)
|
_ Ủng hộ, khi trả lời phỏng vấn VOA
hôm 07/07.
|
Nguyễn Xuân Nghĩa
|
_ Ủng hộ mạnh. Viết liên tiếp 3 bài
viết để quảng bá Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam, và thường xuyên comment tranh
luận trên fanpage của tổ chức này.
|
Huỳnh Ngọc Chênh
|
_ Phản đối kịch liệt. Viết rằng Nghiệp đoàn Độc lập
Việt Nam là “công đoàn độc lập giả danh” do chính quyền lập.
|
Nguyễn Lân Thắng (No-U)
|
_ Cổ vũ, đặt hy vọng.
Nhưng lo lắng vì không rõ danh tính của các thành viên trừ bà Nguyễn Nguyên
Bình, lo lắng về phản ứng của chính quyền.
|
Nguyễn Quang A (Diễn đàn Xã hội Dân sự)
|
_ Chưa phản ứng.
|
Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm)
|
_ Đăng lại Thông cáo thành lập.
|
Dân Làm Báo
|
_ Đăng lại Thông cáo thành lập.
|
Radio Chân Trời Mới
|
_ Đăng lại Thông cáo thành lập.
|
Thống kê trên cho thấy có khả năng Nguyễn Xuân Nghĩa liên quan đến
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam, và Lao Động Việt sẽ liên kết với Nghiệp đoàn Độc
lập Việt Nam trong tương lai.
Như vậy, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam đã ra đời trong một bối
cảnh phức tạp, nằm ngoài tầm quan sát của những người lao động bình thường.
Trước tiên, phải nói rằng cái tên “Nghiệp đoàn Độc lập Việt
Nam” là một sự lạm xưng. Nhóm Nguyễn Nguyên Bình lẽ ra không nên chọn cái tên
này, khi họ chỉ là một tổ chức mới thành lập, không có tư cách đại diện cho các
tổ chức tương tự trên toàn quốc. Họ cũng đã thể hiện sự hấp tấp của mình, khi vội
vàng tuyên bố thành lập ngay sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA (dù hiệp
định này chưa có hiệu lực trước tháng 8, và đến năm sau các công đoàn độc lập cấp
cơ sở mới được pháp luật Việt Nam công nhận). Sự lạm xưng và hấp tấp này cho thấy
họ muốn tranh công, trở thành tổ chức nổi nhất và thành lập sớm nhất để thu hút
sự chú ý của nước ngoài và hải ngoại.
Trong khi đó, phản ứng của Trần Ngọc Thành cho thấy Phong
trào Lao động Việt (do Thành sáng lập) vừa muốn dằn mặt tổ chức mới, vừa sợ
mình bị tổ chức mới cướp thị phần và làm cho lãng quên. Còn phản ứng của Huỳnh
Ngọc Chênh có lẽ không có thâm ý sâu xa, mà chỉ thể hiện thói quen vu khống, chụp
mũ vốn phổ biến từ lâu trong giới hoạt động dân chủ.
Với trình độ hạn chế và lòng dạ hẹp hòi như vừa nêu, Nghiệp
đoàn Độc lập Việt Nam có lẽ sẽ sớm rơi vào khủng hoảng nội bộ, tương tự các tổ
chức đối lập từng tranh nhau thành lập hồi năm 2006. Đa số người lao động cũng
sẽ không hứng thú với tổ chức này, khi thấy nó không mang lại lợi ích cho họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét