Bắt đầu từ cuộc chiến thương mại toàn
diện Mỹ-Trung kéo dài từ năm 2019, thì đến nay cuộc chiến giữa hai nước đã đẩy
lên tầng thang mới, có nguy cơ tiến đến chiến tranh lạnh, bao vây, cô lập toàn
diện khi Mỹ quyết định đóng cửa tòa lãnh sự quán Trung Quốc ở
Houston ngày 21-7 với cáo buộc cơ sở ngoại giao này của Trung Quốc là một ổ
gián điệp và ăn cắp sở hữu trí
tuệ và 22/7 Tổng thống Mỹ tuyên bố ngay sau đó sẽ còn
đóng cửa thêm lãnh sự quán
khác của Trung Quốc ở Mỹ,
Trung Quốc trả đũa đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên
ngày 24/7.

Biển
Đông được xem như con át chủ bài mà Mỹ - Trung đem ra kiềm chế nhau từ nhiều
năm nay khi nước nào cũng xem lợi ích của mình tại Biển Đông là cốt lõi, là
quan trọng căn bản. Bởi vậy, khi quan hệ hai bên càng căng thẳng thì tình hình
Biển Đông càng nóng hơn bao giờ hết . Mỹ gần như huy động tất cả lực lượng quốc
phòng đều hiện diện trên Biển Đông với sự gia tăng diễn tập với các nước trong
khu vực, sắp tới là với “Bộ tứ Kim cương” - được xem như đồng minh chiến lược
trong việc ngăn chặn tham vọng bá quyền Biển Đông của Trung Quốc. Mới đây nhất,
Mỹ chính thức phát đi tuyên bố bác bỏ đường lưỡi bò, khẳng định chủ quyền của
các nước quanh Biển Đông, thể hiện thái độ đối đầu trực diện với Trung Quốc.
Chuyên gia Zack Copper và
Bonnie Glaser của trang phân tích War on the Rock (Mỹ)
hôm 22/7 đã đưa bài phân tích nêu bật năm sự lựa chọn của Mỹ nên tại Biển Đông
nhằm đối phó Trung Quốc đang thu hút sự chú ý giới chính trị, chuyên gia, cụ
thể:
Lựa
chọn thứ nhất, trừng phạt kinh tế Trung Quốc: Mỹ có thể sẽ xử phạt các
công ty nhà nước Trung Quốc sở hữu các tàu có hành vi đánh bắt, khảo sát hoặc
thăm dò dầu khí trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của các bên liên quan
tại Biển Đông. Các lệnh trừng phạt cũng nhắm đến các tàu hoặc cá nhân
nghiên cứu khoa học biển có liên quan đến lực lượng bảo vệ bờ biển hoặc dân
quân biển Trung Quốc.
Lựa
chọn thứ hai, tăng cường tuần tra: Mỹ có thể sẽ đẩy mạnh các
hoạt động tuần tra để thách thức hoặc xua đuổi các tàu đánh cá hoặc tàu thăm dò
dầu khí Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của các nước
tại Biển Đông. Để khuyến khích các bên liên quan bảo
vệ quyền lợi của mình, Mỹ có thể sẽ cung cấp các đoạn video giám sát để làm rõ
các hành vi "cưỡng ép" của Trung Quốc, cũng như trao đổi thông tin
tình báo để giúp các nước phản ứng hiệu quả hơn.
Lựa
chọn thứ ba, hỗ trợ trực tiếp đồng minh và đối tác: Mỹ có thể xem xét hỗ trợ trực tiếp đồng minh và
đối tác trong khu vực bằng cách tăng cường sự hiện của tàu chiến Mỹ đến khu
vực, nhằm truyền một tín hiệu mạnh mẽ đến Trung Quốc liên quan hoạt động quấy
rối của các tàu nghiên cứu, tàu bảo vệ bờ biển, và tàu dân quân biển nước này. Hải
quân Mỹ hồi
tháng 5 đã triển khai tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords đến khu
vực phía nam Biển Đông, gần khu vực tàu khoan thăm dò đáy biển West Capella do
công ty dầu khí Petronas (Malaysia) vận hành.
Lựa
chọn thứ tư, xây dựng năng lực của đồng minh và đối tác: Các nhà lãnh đạo Mỹ có
thể sẽ tìm cách giúp các đồng minh và đối tác trong khu vực xây dựng năng lực
riêng để chống lại sự “cưỡng bức” của Trung Quốc. Cuối tháng 5, các thành
viên chủ chốt của Quốc hội Mỹ đã công khai đề nghị khoản ngân sách quân sự mới
để tăng cường sức mạnh răn đe của Mỹ đối với Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
“Chương trình Răn đe Thái Bình Dương" (Pacific Deterrence Initiative) của
Mỹ sẽ tập trung các nguồn lực vào việc ngăn chặn các khả năng quân sự quan
trọng của Trung Quốc, cũng như mang lại sự an toàn cho các đồng minh và đối tác
của Mỹ. Mỹ cũng có thể tìm cách giúp các quốc gia trong khu vực áp đặt các hình
phạt lên Trung Quốc liên qua các hành vi gây tổn hại
nghiêm trọng đến môi trường biển cũng như vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) liên quan việc bảo vệ môi trường.
Lựa
chọn thứ 5, thúc đẩy các tuyên bố chung cứng rắn: Mỹ sẽ cùng các đồng minh
và đối tác chung chí hướng đưa ra các tuyên bố chung cứng rắn hơn để hỗ trợ
quyền lợi hợp pháp của các bên tại Biển Đông.
Trên thực tế, Mỹ đang và
hướng đi rõ ràng triển khai cả 5 bước nêu trên. Việc Mỹ ra tuyên bố bác đường
lưỡi bò và khẳng định chủ quyền các nước quanh Biển Đông mở đường cho Mỹ và
đồng minh ra các tuyên bố chung tạo sức ép tập thể. Mới đây nhất, Mỹ quyết định
hỗ trợ cho ngư dân Việt Nam trước đe dọa của Trung Quốc trên biển. Ngày 22/7, Cục
Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế (INL) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ
và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ký kết
một Biên bản ghi nhớ (MoU) nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản
và quản lý nghề cá.
Ngày 23/7,
Ngoại trưởng Hoa Kỳ MiKe Pompeo khi phát biểu tại Thư viện Tổng thống Richard
Nixon ở California hôm 23/7 đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ cần phải từ bỏ chính sách
hợp tác với Trung Quốc trước đây, do chính sách đó đã thất bại. Ông nhấn
mạnh, nếu Mỹ không thay đổi thì 21 sẽ là thế kỷ của Trung Quốc, Như vậy, cuộc
chiến toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc nói chung và trên Biển Đông đã không còn
bước lùi, như thể đạn buộc phải lên nòng với Mỹ.
Đây
vừa là thời cơ, song cũng là thách thức không nhỏ với Việt Nam trong bảo quyền
lợi và chủ quyền của mình
Biển Đông là khu vực căn cứ địa, có nguồn lợi rất lớn mà tất cả các nước nhòm ngó và đều muốn có được. Việc chuyển trục sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ khiến việc can thiệp các công việc khu vực này càng ngày rõ nét trong đó có khu vực Biển Đông. Việc Mỹ can thiệp vào biển Đông sẽ tạo một áp lực lớn đối với Trung Quốc thế nhưng càng khiến ta phải càng thật cẩn trọng. Mỹ không bao giờ dễ dàng cho ai cũng như bỏ phí cái gì, việc can thiệp vào biển Đông mục đích cũng muốn độc chiếm như Trung Quốc mong muốn, chính vì vậy chúng ta phải giữ được mình không bài Trung thân Mỹ hay ngược lại sẽ tự làm khó chính mình.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn có quan điểm nhất quán và xuyên suốt là "dĩ bất biến, ứng vạn biến", ta có thể làm bạn tất cả các nước, nhưng bảo ta theo nước này chống nước kia thì không bao giờ. Đó là đường lối ngoại giao khôn khéo mà ông cha ta đã đúc kết từ hàng ngàn năm nay. Cho nên thế hệ con cháu bây giờ đừng bao giờ mở miệng dạy Đảng và Nhà nước phải làm gì, bởi chèo lái con thuyền Việt Nam đi xa và đi nhanh như ngày nay đâu phải là những bộ óc tầm thường đâu
Trả lờiXóaCả mỹ và Trung Quốc đều có toan tính riêng của họ, Việt Nam mình không thể tin ai được, quá khứ biết bao là bài học đau xót ,mình phải tự lực tự cường, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế làm nền tảng cho riêng mình. Tranh thủ & khôn khéo trong ngoại giao để tìm sự ủng hộ của các Bạn Quốc Tế !Việt Nam luôn độc lập tự chủ ko dựa vào bất kỳ ai !
Trả lờiXóaTương lai anh mỹ chắc chắn sẽ siết chặn khối đồng minh, mở rộng quan hệ hợp tác để kiềm tỏa trung quốc lại, việt nam chắc chắn sẽ khó xử trong căng thẳng này, mong rằng lãnh đạo đảng nhà nước có thể sáng suốt đưa đất nước đạt được nhiều lợi ích nhất có thể
XóaTranh thủ, lợi dụng thế và thời để phát triển đất nước; khôn khéo trong quan hệ ngoại giao, vừa chơi được với tàu và Mỹ. Đó mới là cơ trí của một dân tộc cơ trí. Đem sức ta mà giải phóng cho ta, kết hợp với sức mạnh của thời đại để đấu tranh cho hoà bình. Theo Mỹ hay theo TQ thì muôn đời phụ thuộc, không có đất nước được độc lập như hôm nay. Tạm thời chúng ta cứ ngư ông đắc lợi trước đã.
Trả lờiXóaĐúng rồi, phải vừa trung lập vừa tận dụng được các cơ hội để quốc gia của mình không phải thiệt thòi, còn đối đầu mỹ trung còn dai dẳng, còn nhiều tính toán đến từ hai bên, nhất là thời điểm mỹ chuẩn bị cho bầu cử tổng thống nữa, có khi đây chỉ là chiêu bài để thu hút cử tri mỹ cũng nên
XóaBiển đông là miếng ngon béo bở, mỹ không thể làm ngơ để trung quốc cưỡng chiếm, mỹ sẽ có hành động từ ngoại giao, đến quân sự ngăn cản sự bành trướng của trung quốc.Giữ vững chủ quyền lãnh thổ lãnh hải và quyền lợi ích hợp pháp ở Biển đông ắt phải tuân theo chiến lược sách lược của ĐCS VN ! Tránh để trở thành nơi tranh chấp quốc tế ! Chẳng có nước nào làm thay hoặc làm hộ VN lúc này !
Trả lờiXóaTrung quóc nó có truyền thống ăn cắp sáng chế từ ngàn đời trước rồi chứ đâu phải bây giờ mới chơi trò này, nhiều khi nghĩ ông mỹ ổng lấy lý do này để gây chuyện với trung quốc chứ cũng không phải là vấn đề gì mới, nhưng không sao mỹ nó ghét trung thì cản trở việc bành trướng ra biến đông cũng là một cái tốt, nước mình cũng được lợi, dân cũng bõ được cái ghét
Trả lờiXóaNhiều chuyên gia cũng dự báo rằng cuộc chiến giữa mỹ trung sẽ chưa chấm dứt thậm chí sẽ leo thang cẳng thẳng dẫn đến đe dọa nhà về vũ khí quân sự, xu thế kiềm tỏa nhau giữa mỹ và ông lớn còn lại trên thế giới luôn diễn ra, đây là yếu tố mang tính chất lịch sử từ xưa đến nay, chúng ta không hay hớm gì khi bị kẹp giữa.
Trả lờiXóaMối quan hệ Mỹ Trung chắc chắn sẽ còn nhiều điều khó lường và những diễn biến phức tạp. Với vai trò là quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam phải hết sức tỉnh táo để không bị lấn át chủ quyền của mình
Trả lờiXóaViệc Mỹ ra tuyên bố bác đường lưỡi bò và khẳng định chủ quyền các nước quanh Biển Đông mở đường cho Mỹ và đồng minh ra các tuyên bố chung tạo sức ép tập thể. Mới đây nhất, Mỹ quyết định hỗ trợ cho ngư dân Việt Nam trước đe dọa của Trung Quốc trên biển.
Trả lờiXóa