Loa Phường
Mối quan hệ giữa
Trung Quốc và Ấn Độ vốn luôn phức tạp. Thời còn là thuộc địa của Anh, Ấn Độ là
nơi cung cấp thuốc phiện mà các thương lái nước ngoài buôn bán vào thị trường
Trung Quốc, điều sau đó dẫn tới chiến tranh nha phiến giữa Anh và Trung Quốc dưới
triều Mãn Thanh. Sau khi độc lập, quan hệ của Ấn Độ với nước láng giềng cũng bị
thử thách bởi nhiều vấn đề như Tây Tạng, Pakistan và đường biên giới chung ở
dãy Himalaya.
Tình hình biên giới Ấn Độ và Trung Quốc
bất ngờ leo thang khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong các cuộc chiến đấu
tay không và ném đá nhau. Vì sao dẫn đến căng thẳng này và điều đó liệu có thể
gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn hay chiến tranh?
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 16/6 ra
thông cáo, 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với quân
đội Trung Quốc vào tối 15/6 tại Ladakh, biên giới tranh chấp trên dãy núi
Himalaya.
Truyền thông Ấn Độ cho biết, bên phía
Trung Quốc cũng có hàng chục lính bị thương hoặc thiệt mạng dù Bắc Kinh chưa
đưa ra bất kỳ thông tin chính thức về việc này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Triệu Lập Kiên cho biết, các binh sĩ Ấn Độ đã vượt qua đường biên giới 2 lần
trong ngày 15/6, “khiêu khích và tấn công quân nhân Trung Quốc, dẫn đến một cuộc
đối đầu nghiêm trọng giữa lực lượng biên phòng hai bên”.
Đây là những trường hợp binh sĩ tử
vong đầu tiên trong giao tranh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc kể
từ năm 1975. Năm 1975, 4 quân nhân Ấn Độ đã thiệt mạng khi đối đầu với lực lượng
Trung Quốc trong khi tuần tra ở Tulung La tại Arunachal Pradesh.
Trung Quốc và Ấn Độ cùng chung
đường biên giới dài 3.500 km. Năm 1962, hai bên đã xảy ra chiến tranh và kể từ
đó tới nay, binh sĩ hai nước đã nhiều lần đụng độ, mặc dù lần cuối súng nổ trên
biên giới đã là từ thập niên 1970.
Nhưng lần này tình hình có vẻ căng thẳng
đột biến, gợi nhắc đến chiến tranh Trung-Ấn năm 1962 cũng xuất phát từ “điểm
nóng” là Thung lũng Galwan, ông Shishir Upadhyaya, một cựu sĩ quan tình báo hải
quân Ấn Độ, hiện đang cộng tác với tạp chí quốc phòng Jane’s nhận định.
Trong khi hai bên một lần nữa đàm
phán để “hạ nhiệt” tình hình và ngăn chặn sự leo thang, câu hỏi đặt ra là tại
sao cuộc đối đầu biên giới lại trở nên bạo lực như vậy, và điều này liệu có thể
gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn, hay chiến tranh?
Bằng chứng là phía Trung Quốc đã
nhanh chóng triển khai các lực lượng cỡ tiểu đoàn cùng vũ khí hạng nặng ở những
khu vực trước đây mà họ chưa từng đóng quân.
Điều này được cho là nhằm đáp trả việc
Ấn Độ phát triển cơ sở hạ tầng biên giới, bao gồm cả đường bộ và hầm ngầm dọc
theo LAC. Người Trung Quốc tin rằng, Ấn Độ đang giành được những lợi thế chiến
lược quan trọng.
Một lý do khác cho hành vi quyết đoán
hơn của Trung Quốc có thể là do làn sóng “tấn công Trung Quốc” gia tăng do hậu
quả của đại dịch COVID-19, biểu hiện ở các mặt trận khác nhau.
Ấn Độ cũng đã chỉ trích Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về cáo buộc Trung Quốc thiếu
trách nhiệm trong xử lý đại dịch. Có lẽ vì thế, Trung Quốc cảm thấy cần phải
gây áp lực lên Ấn Độ. Nhiều người ở Ấn Độ đổ lỗi
cho Trung Quốc về sự mất kiểm soát ban đầu đối với dịch bệnh trong khi giới chức
Trung Quốc tỏ ra thất vọng khi Ấn Độ không bày tỏ sự ủng hộ đối với Bắc Kinh tại
WHO và các diễn đàn quốc tế khác.
Nhưng điều kiện bao trùm hơn cả, động
lực chính cho cuộc đối đầu này là sự cân bằng quyền lực đang thay đổi giữa
Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt là việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh hàng hải ở Ấn
Độ Dương, giảm bớt lợi thế địa lý của Ấn Độ.
Trong một
bài viết ngày 17/6, tờ Hindustan Times có nhiều ảnh hưởng ở Ấn Độ nói lý do
quan trọng là : “Trung Quốc muốn hạn chế quyền lực và tham vọng của New Delhi,
họ muốn Ấn Độ chấp nhận vị trí hàng đầu của Bắc Kinh ở châu Á và hơn thế nữa”. Tờ
báo kêu gọi New Delhi cần phải “nỗ lực hơn nữa trong mối quan hệ đối tác với
Mỹ, Quad... và trở thành một phần của bất cứ nhóm nào tìm cách kiềm chế quyền
lực Trung Quốc”.
Từ lâu, Trung
Quốc tiến hành các cuộc “xâm nhập” về ngoại giao và kinh tế ở các nước vốn được
xem là nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ như Nepal, Sri Lanka và
Bangladesh. Đặc biệt, việc Nepal sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc khiến Ấn Độ lo
ngại về sự sắp xếp lại địa chính trị tiềm tàng.
Trung Quốc
cũng có các mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và quân sự gần gũi với Pakistan,
biến Pakistan trở thành một trong những đồng minh gần gũi nhất trong khu vực.
Từ 2008-2017, Islamabad đã mua hơn 6 tỷ USD các loại khí tài Trung Quốc, theo
tổ chức CSIS. Trung Quốc cũng đầu tư hàng tỷ USD vào Hành lang Kinh tế Trung
Quốc-Pakistan, một phần không thể thiếu trong siêu dự án thương mại và cơ sở hạ
tầng Vành đai và Con đường. Một số nhà phân tích cho rằng, việc bảo vệ hành lang
kinh tế này cũng chính là một trong những yếu tố chính đằng sau đụng độ gần đây
ở Himalaya bên cạnh một yếu tố khác là động thái của Ấn Độ với Kashmir, trong
đó Trung Quốc ủng hộ Pakitan trong một nỗ lực không thành (chỉ trích Ấn Độ) tại
Liên Hợp Quốc.
Giờ đây, sự tham gia lớn hơn của Ấn Độ cả ở Quad và các liên
minh quân sự khác với Mỹ cho thấy rõ “dấu ấn mạnh mẽ của Ấn Độ ở Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương đem lại một sự cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của
Trung Quốc ở Ấn Độ Dương”. Vậy nên, phía sau Ấn Độ là cả liên minh quân
sự Mỹ và đồng minh cùng vào cuộc, nên cuộc chiến cục bộ trên biên giới không dễ
giải quyết, thậm chí sẽ trở thành ngòi nổ cho cuộc chiến tranh toàn diện giữa 2
nước hay 2 thế lực.
Việc gây căng thẳng đụng độ với Ấn Độ chúng ta càng thấy rõ hơn tham vọng muốn bá chủ thế giới của Trung Quốc. Khi chỉ gây hấn với các nước có chung vùng biển Đông mà Trung Quốc đang thể hiện sự ngang ngược với các nước chung biên giới trên biển lẫn trên đất liền. Với sự ngang ngược này thì thiết nghĩ Trung Quốc không thể không thực hiện được tham vọng của bản thân mà còn sẽ gây hấn với các nước, chịu sự quay lưng của các nước để trở nên cô lập, bế quan tỏa cảng.
Trả lờiXóaliệu cuộc xung đột xảy ra ở biên giới Trung - Ấn có là một âm mưu chính trị khi đằng sau Ấn Độ là liên minh quân sự Mỹ và một số nước Châu Âu hỗ trợ? Vụ xung đột này khiến cho biên giới của hai nước ngày càng căng thẳng và cả hai nước đều đã điều binh lực đến biên giới ráp gianh để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trả lờiXóaThực ra với cái chủ nghĩa bành trướng núp dưới cái trên "trỗi dậy hòa bình" thì trung quốc sẽ gây hấn với tất cả các quốc gia quanh nó chứ không chỉ riêng gì ấn độ. Với đà này nếu không kiếm soát được tình hình, thì chắc chắn trung quốc sẽ bị phần còn lại của thể giới bắt tay nhau kìm kẹp ngược trở lại
XóaVới cái chủ trương bành trướng của trung quốc thì có quốc gia nào ở gần mà không có xung đột đâu, cái gì mà trỗi dậy hòa bình, cà khịa với tất cả hàng xóm xung quanh có trừ ai đâu, trời cho ông tung của này đất đai rộng lớn chứ nếu là tiểu quốc chắc bị đánh cho tan tác rồi
Trả lờiXóaChỉ vài năm nữa dân số ấn độ có thể vượt trung quốc rồi, đây cũng là một quốc gia phát triển, vì thế họ không ngồi yên nhìn trung quốc bàng trướng đâu, xung đột ở biên giới là điều khó tránh khỏi, cho dù là khách quan nhưng mình vẫn có thiện cảm với ấn độ hơn, ít ra nó không gây hấn nhiều như anh hàng xóm xấu tính của mình
Trả lờiXóa