Loa Phường
Trong khi tình hình Biển Đông tiếp tục
ở trong trạng thái căng thẳng, với 3 điểm đáng chú ý: (1) Trung Quốc liên tục khiêu khích các nước có lực
lượng vũ trang hiện diện trong khu vực, bằng những hành động như ra lệnh cấm
đánh bắt cá mùa hè, đưa máy bay KJ-500 và KQ-200 ra đá Chữ Thập, và tuyên bố
trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc sẽ sử dụng ᴠũ lực với Việt Nam trên Biển
Đông…; (2) việc Mỹ đáp trả bằng những hành động như triển khai
lực lượng tàu chiến và máy bay đa dạng ở Biển Đông và khu vực lân cận, đồng thời
mời Việt Nam tham gia cùng 25 nước trong cuộc tập trận quy mô có tên Vành đai
Thái Bình Dương (RIMPAC) trên Biển Đông năm 2020, nhưng không mời Trung Quốc; (3) đồng thời, việc hải quân Mỹ tiến hành một chiến dịch truyền
thông rầm rộ để lôi kéo các nước Đông Nam Á, trong bối cảnh Donald Trump đẩy mạnh
chiến tranh thương mại với Trung Quốc và chiến dịch truyền thông “bài Trung Quốc”.
Chẳng hạn, ngày 07/05, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương John Aquilino nói rằng Mỹ
sẽ “đứng cạnh các nước bạn bè và đồng minh để chống lại sự đàn áp và các yêu
sách phi pháp đối với vùng biển quốc tế”. Ngày 21/05, nhà nghiên cứu Raul
Pedrozo, chuyên gia luật quốc tế từng nhiều năm làm việc cho Hải quân Mỹ, nói với
BBC rằng các nước Đông Nam Á cần đứng lên chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc ở
Biển Đông, “nếu Đông Nam Á cứ đi hai hàng thì Trung Quốc sẽ hưởng lợi”. Pedrozo
cũng nói rằng “việc tiếp cận vịnh Cam Ranh sẽ mang lại lợi ích lớn cho Hải quân
Hoa Kỳ và sẽ gửi một tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng Việt Nam đã chán ngấy
với hành vi bắt nạt và ác ý của Trung Quốc”.
Trước tình hình trên, dư luận phi chính thống xuất hiện
nhiều kêu gọi Việt Nam gia tăng căng thẳng
với Trung Quốc, gia tăng hợp tác với Mỹ trên Biển Đông. Các hoạt động này chủ yếu
đưa ra 2 thông điệp: kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về vấn đề
Biển Đông, và kêu gọi Việt Nam trở thành đồng minh quân sự của Mỹ hoặc cho Mỹ
thuê căn cứ quân sự.
Thông điệp thứ nhất, là kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra
tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông, đã khởi phát khi Philippines kiện Trung Quốc
ra tòa quốc tế về vấn đề Biển Đông vào năm 2016. Khi Trung Quốc xâm phạm bãi Tư
Chính của Việt Nam vào năm 2019, nhóm Diễn đàn Xã hội Dân sự đã nhắc lại thông
điệp này, và biến nó thành một trong 4 yêu sách chính trong các kiến nghị,
tuyên bố “chống Trung Quốc” của họ. Tháng 05/2020, thông điệp này được nhắc lại
bởi nhiều lực lượng zân chủ khác nhau, cả trong lẫn ngoài nước.
Về phía các lực lượng kêu gọi Việt Nam phải thân Mỹ, các hoạt động tuyên truyền
đáng chú ý bao gồm bài viết của David Hutt trên Asia Times hôm 07/05, mang tên
"Việt Nam có thể sớm kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông"; phần trả lời
phỏng vấn của Hà Hoàng Hợp và Đinh Kim Phúc trên RFA hôm 08/05; cùng một số bài
viết ăn theo trên trang Thoibao.de và Người Việt. Ngoài ra, hôm 03/05, fanpage của Viện Việt Nam Dân chủ (do
Trần Quốc Hưng đứng đầu, có quan hệ với Hội đồng Liên tôn) tiến hành một cuộc
khảo sát với câu hỏi “Trước sự xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông, bạn nghĩ
Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không?”. Có 350,6 nghìn tài
khoản Facebook tham gia cuộc khảo sát, 95% số đó bỏ phiếu kêu gọi kiện. Ngày
15/05, Hội đồng Liên tôn và một số tổ chức khác ra thông cáo báo chí thể hiện sự
ủng hộ kết quả trưng cầu này, và “đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi
nguyện vọng của tuyệt đại đa số quần chúng”. Tin này được VOA đưa vào ngày
23/05. Tuy nhiên, kết quả trưng cầu trên có thể gây tranh cãi, do người theo
dõi fanpage Viện Việt Nam Dân chủ chủ yếu thuộc thành phần chống Cộng cực đoan ở
hải ngoại, không đại diện cho đa số tiếng nói của công dân Việt Nam trong nước.
Có nhiều tiếng nói, bình luận về hướng tuyên truyền này, có ý kiến cho rằng việc
Việt Nam kiện Trung Quốc sẽ tạo cơ sở để Mỹ tăng cường các hoạt động bảo vệ tự
do hàng hải trên Biển Đông. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng dù Việt Nam
có thể dễ dàng thắng kiện (như Philippines đã thắng năm 2016), thắng lợi này chỉ
có tính “biểu tượng” vì Trung Quốc chắc chắn không tuân theo bất cứ phán quyết nào
trao phần thắng cho nước khác. Vụ kiện có thể góp phần gia tăng căng thẳng, dẫn
tới xung đột vũ trang. Vì vậy, dù phương án kiện Trung Quốc đã chính thức nằm
trong số các lựa chọn của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ vẫn đang cân nhắc trước
khi ra quyết định.
Các thông tin trên cho thấy truyền thông thân phương Tây và các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam - đang muốn thúc đẩy Việt
Nam kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, để gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Trong bối cảnh phức tạp này, việc lựa chọn chính sách để vừa bảo
vệ được chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, vừa giữ được an ninh trật tự
trong nước, vừa không để mất thế độc lập với các cường quốc khác, là điều không
đơn giản. Công cuộc này không chỉ đòi hỏi sự sáng suốt của Chính phủ, mà còn
đòi hỏi người dân tỉnh táo trước các thông tin mà các lực lượng chính trị nước
ngoài phát tán trên không gian mạng Việt Nam. Mỗi người Việt Nam nên bình tĩnh, tự xây dựng cho mình thói quen tìm hiểu nguồn
gốc, nhìn nhận toàn cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược trên Biển Đông, tham vọng thấy rõ của Trung Quốc, lợi hại trong mỗi bước đi của Việt Nam trước khi phán xét các quyết
định của Chính phủ.
sẽ có hai luồng tăng cường kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc, đó là những nhà rận chủ, các đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước nhằm gia tăng cẳng thẳng giữa Trung QUốc và nước ta; hai là những người yêu nước nhưng mù quáng trước thông tin phi chính thống của các đối tượng thù địch. Dù sao người dân cũng nên hiểu rõ tình hình thế giới và trong nước lúc này để ủng hộ các quyết định của nhà nước ta trước mọi diễn biến phức tạp ở biển Đông.
Trả lờiXóa"tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc sẽ sử dụng ᴠũ lực với Việt Nam trên Biển Đông" cái này chắc hóng được ở đâu chứ, đã ngang ngược trên biển rồi còn đòi đánh người ta nữa, công lý ở đâu, phải đưa quốc tế vào cuộc trong sự việc này mới được.
Trả lờiXóa