Loa
Phường
Đang phải đối mặt với dịch bệnh CoVid-19 khiến hơn 100
ngàn người chết và hàng chục triệu người đã bị mất việc vì virus corona, nước
Mỹ lại phải đương đầu với cuộc biểu tình biến thành bạo loạn trên khắp đất
nước. Truyền thông Mỹ cũng như sử gia Mỹ đều lập tức liên tưởng tới quy mô
phong trào một cuộc biểu tình tương tự năm 1968 sau vụ ám sát mục sư Martin
Luther King Jr. ngày 4-4-1968. Ít nhất 140 thành phố của Mỹ đã nổ ra biểu tình
và nhiều thị trưởng ở Mỹ phải đồng thời kích hoạt lệnh giới nghiêm để hạn chế
những tổn thất từ các cuộc biểu tình quy mô lớn sau việc ông George Floyd, một
người da màu bị cảnh sát giết chết trong tình trạng không có vũ khí tại thành
phố Minneapolis của tiểu bang Minnesota.

Bản đồ mô tả diễn biến các cuộc biểu tình phản đối sau cái chết của ông George Floyd ở Mỹ, ô vuông nhỏ màu đỏ thể hiện những nơi đã diễn ra biểu tình từ ngày 27-5, màu vàng là những khu vực đã phải huy động lực lượng Vệ binh quốc gia giữ trật tự - Ảnh: NYT
Hàng
ngàn người biểu tình đã đổ ra đường bày tỏ thái độ giận dữ của họ trước nạn
phân biệt chủng tộc và hành động bạo lực của cảnh sát Mỹ. Biểu
tình chống phân biệt chủng tộc đã lan rộng, ôn hòa đã bị thay thế bằng bạo lực,
cướp phá, phá hoại tài sản, đụng độ với cảnh sát diễn ra trên khắp các thành
phố của nước Mỹ đã khiến xứ sở cờ hoa rơi vào hỗn loạn. Ít
nhất 40 thành phố đã áp đặt lệnh giới nghiêm và các thành viên lực lượng Vệ
binh Quốc gia đã được huy động ở thủ đô Washington và ít nhất 23 bang, CNN đưa
tin sáng 2/6.

Cảnh
sát trưởng hạt Polk, bang Florida, Mỹ đã khuyến khích người dân dùng súng để tự
bảo vệ tính mạng và tài sản của mình trước những kẻ lợi dụng cuộc biểu tình
chống phân biệt chủng tộc đang diễn ra trên khắp nước Mỹ để cướp phá bạo lực,
nếu chúng tìm cách đột nhập vào nhà của họ.
Biểu
tình “Tôi không thể thở” khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp
nước Mỹ. Ngoài Thủ đô Washington, ít nhất 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh
giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình. Hơn 1.000 người đã bị bắt giữ sau
7 ngày bạo loạn liên tiếp tại các thành phố của Mỹ.
Phong trào biểu tình nhanh chóng lan ra
nhiều quốc gia châu Âu. Hàng ngàn người dân Hà Lan tụ tập tại Thủ đô Amsterdam
phản đối nạn phân biệt chủng tộc. Trước đó, ở Đan Mạch, Đức và Anh, hàng ngàn
người biểu tình đổ về Đại sứ quán Mỹ để bày tỏ ủng hộ người biều tình Mỹ. Người
biểu tình Anh hô vang khẩu hiệu “không có công lý”,
“không có hòa bình”, phớt lờ quy định cấm tụ tập của chính phủ Anh nhằm ngăn
chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan. Ở New Zealand,
2.000 người biểu tình đã kéo tới lãnh sứ quan Mỹ tại thành phố Auckland để ủng
hộ chống phân biệt chủng tộc. Cảnh sát Canada - nước láng giềng với Mỹ - đã
đụng độ với người biểu tình ở thành phố Montreal.
Tối 1/6 (giờ Mỹ), từ Vườn Hồng, Tổng thống Mỹ Donald
Trump tuyên bố rằng, nếu lãnh đạo các bang, các thành phố từ chối “áp dụng các
biện pháp cần thiết để bảo vệ mạng sống, tài sản của cư dân”, ông sẽ dùng tới
Đạo luật Nổi loạn – luật ra đời năm 1807 cho phép tổng thống Mỹ triển khai quân
đội để trấn áp các hoạt động gây rối dân sự.
Chính giới Mỹ vẫn đang
loay hoay tìm và đổ lỗi cho kẻ đứng sau các cuộc biểu tình, bạo loạn. Ông
Trump và một số cố vấn hàng đầu đã cáo buộc
Antifa và những nhóm mà họ gọi là "những kẻ cực đoan cực tả" đứng sau
các cuộc biểu tình chống lại cảnh sát.
Phong trào Antifa là một liên minh hoạt
động bí mật, tổ chức lỏng lẻo, quy tụ các nhà hoạt động xã hội cánh tả, thành
viên thường mặc trang phục màu đen. Nhóm này không có thủ lĩnh và nổi lên trong
những năm gần đây nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc mà họ xem là
phát xít và phản đối cảnh sát dùng bạo lực chống lại người dân rồi biện minh là
hành động tự vệ.
Thậm chí, Tổng
thống Trump tuyên bố trên Twitter “Mỹ sẽ xem Antifa là một tổ chức khủng
bố".
Phân loại "tổ chức khủng bố"
thường được Mỹ dành cho các tổ chức khủng bố nước ngoài và phải có liên hệ với
đầu não nước ngoài, theo luật liên bang. Nhưng Antifa lại là một phong trào nội
địa Mỹ, không có tổ chức và thủ lĩnh thật sự. Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng
Tổng thống Trump đang tìm cách đổ trách nhiệm cho cánh tả về tình hình bất ổn
và bạo lực.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr nói
các lực lượng thực thi pháp luật liên bang sẽ kích hoạt 56 nhóm chuyên trách
chống khủng bố của FBI để bắt giữ, buộc tội những "kẻ kích động cực đoạn
bạo lực".
Tuy
nhiên, cùng ngày, Tổng thống Trump đã đổ lỗi cho các chiến binh cánh tả
"Antifa" (Anti-Fascist Action - hành động chống phát-xít) gây ra các
cuộc biểu tình chống cảnh sát thì trong buổi trả lời phỏng vấn trên kênh
CNN hôm 31-5, bà Susan Rice, Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ dưới thời Tổng thống
Barack Obama cho rằng, Nga hoàn toàn có thể đứng sau các cuộc biểu tình bạo
loạn đang diễn ra ở nước Mỹ.
Phía
người dân Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump thì cho rằng Đảng Dân chủ đứng sau cuộc
kích hoạt bạo lực này nhằm dọn đường lật đổ ông Trump bằng bầu cử. Họ lập luận
rằng, hầu hết các bang có biểu tình, bạo loạn mất kiểm soát là do đảng viên
Đảng Dân chủ làm thị trưởng.
Còn
thế giới nói sao?
Tại Trung Quốc, báo giới và một số quan
chức nước này cũng tranh thủ cơ hội để “mỉa mai” tình cảnh ở Mỹ. Hồ Tích Tiến –
Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc – đăng trên Twitter rằng: “Bắc
Kinh liệu có nên ủng hộ các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Mỹ như Mỹ từng ủng hộ
biểu tình tại Hồng Kông hay không?”. Hoa Xuân Oánh – quan chức ngoại giao Trung
Quốc – đăng trên Twitter dòng trạng thái: “Tôi không thể thở” (câu nói của
George Floyd trước khi qua đời). Mạng xã hội Weibo, hãng tin Sina và Nhân dân
Nhật báo Trung Quốc cũng đăng tải các video cho thấy cảnh cảnh sát Mỹ đụng độ
với người biểu tình và thu hút hàng chục triệu lượt xem.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, cái chết của
Floyd chỉ là một trong hàng loạt các trường hợp tương tự xảy ra tại Mỹ trong
những năm gần đây. “Sự việc cho thấy bạo lực phi lý từ cơ quan thực thi pháp
luật Mỹ. Cảnh sát Mỹ thường xuyên có những hành động như vậy”.
Còn dân mạng Việt Nam?
Ý kiến của Facebooker
Lê Dũng Anh được nhiều người ủng hộ, chia sẻ. Ông cho rằng, nước Mỹ luôn tự hào
là miền đất hứa, là nơi để mọi người thuộc mọi màu da, chủng tộc tự do thực
hiện Giấc mơ Mỹ (American Dream). Thế nhưng, nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một
“căn bệnh” trầm kha khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: liệu giấc mơ Mỹ về bình
đẳng có thành hiện thực? Như một nhà nghiên cứu Pháp nhận xét, xung đột sắc tộc
ở Mỹ giống như bệnh AIDS, virus HIV chỉ nằm im chứ không thể bị tiêu diệt hoàn
toàn và hễ có cơ hội là ngay lập tức phát tác. Nguyên nhân sâu xa của các vụ
bạo động sắc tộc kể trên không phải chỉ vì mất an ninh, tội phạm gia tăng, mà
là hệ quả của một xã hội bị rạn nứt, thậm chí chia rẽ mà chưa một chính quyền
nào ở Mỹ có thể giải quyết được tận gốc rễ.



Theo FB Ngô Mạnh Hùng, đây là cử chỉ được khởi đầu từ năm 2017 bởi Colin Kaepernick (ảnh 1), cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng của Mỹ, trong một sự biểu đạt cự tuyệt chào cờ và hát quốc ca Mỹ nhằm phản đối việc cảnh sát thường xuyên sát hại người da màu vô tội, cũng như phản đối các phát biểu phân biệt chủng tộc của Trump. Phong trào này lan rộng ra tất cả các đội bóng Mỹ khiến Trump nổi giận, yêu cầu Liên đoàn bóng bầu dục sa thải các cầu thủ đó, cuối cùng Liên đoàn đã phải ra quy định cấm thực hiện động tác này. Nhưng nó đã kịp trở thành biểu tượng cho sự phản kháng chống lại các hành vi phân biệt chủng tộc trong xã hội Mỹ. Ảnh 2 là hình ảnh mới nhất hôm nay của cả một đội bóng Mỹ.
Phần đông dân mạng đang
chế giễu các cái loa truyền thông chống Đảng Cộng sản Việt Nam như
đám “đấu tranh dân chủ” Nguyễn Văn Đài, VOA, RFA, BBC hay Việt tân
đều im lặng trước tình trạng nói trên đang diễn ra ở Mỹ. Việt tân công khai
rằng biểu tình ở Mỹ không liên quan đến Việt Nam nên không phải chủ đề họ phải
làm truyền thông. Phe zân chủ như Nguyễn Văn Đài đang khai thác hình ảnh nhóm
cảnh sát Mỹ quỳ gối cầu nguyện cho nạn phân biệt chủng tộc, bóp méo nó thành
hành động quỳ gối trước người biểu tình, để lấy làm cái cớ công kích cảnh sát
và chế độ Việt Nam, ca ngợi nền dân chủ, nhân văn Mỹ. Còn truyền thông VOA
(Tiếng nói của Hoa Kỳ) thì chuyển sang ca tụng quyền biểu tình tự do ở Mỹ hơn
hẳn Việt Nam!!!
Bạn đọc của Loa Phường
nghĩ gì về diễn biến nói trên?
Không biết những đài như BBC, VOA, RFA, RFI... các tổ chức dân chủ nhân quyền trên thế giới giờ đang trốn ở các xó xỉn nào rồi. Nếu sự việc xảy ra tại Việt Nam hay nước nào không phải Mỹ các các tổ chức này đang giống như lũ kền kền la ó. Sự việc tại Mỹ đã làm tan mộng cho những kẻ nghĩ Mỹ là thiên đường là màu hồng thế nhưng một sự thật trần trụi đang diễn ra ngoài sức tưởng tưởng của mọi người về những bất công trong xã hội Mỹ.
Trả lờiXóaSao mà đám “đấu tranh dân chủ” Nguyễn Văn Đài, VOA, RFA, BBC hay Việt tân đều im lặng trước tình trạng bạo loạn đang diễn ra ở Mỹ như thế nhỉ. Đâu rồi những nhà "thánh chửi, thánh bình luận, thánh đòi dân chủ nhân quyền", sao không lên tiếng mà đòi dân chủ nhân quyền cho người da màu bị cảnh sát giết kia đi. À chắc là nước tự do dân chủ nên cảnh sát được "tự do dân chủ" giết người ấy
Trả lờiXóaĐúng là cái bọn "chuyên giá xuyên tạc này" thì cái gì cũng bẻ cong, bóp méo được. Bọn Nguyễn Văn Đài đang khai thác hình ảnh nhóm cảnh sát Mỹ quỳ gối cầu nguyện cho nạn phân biệt chủng tộc, bóp méo nó thành hành động quỳ gối trước người biểu tình, để lấy làm cái cớ công kích cảnh sát và chế độ Việt Nam, ca ngợi nền dân chủ, nhân văn Mỹ. Đây chỉ là một cái hành động rất nhỏ không thấm vào đâu so với những cuộc đàn áp dã man người biểu tình
Trả lờiXóaĐể tìm cách đổ trách nhiệm cho cánh tả về tình hình bất ổn và bạo lực,Tổng thống Trump đã cho rằng các chiến binh cánh tả "Antifa" kích động bạo lực biểu tình và "Mỹ sẽ xem Antifa là một tổ chức khủng bố". Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa xuất phát không phải vậy mà chính là hệ quả của một xã hội bị rạn nứt, thậm chí chia rẽ, trong đó có nạn phân biệt chủng tộc
Trả lờiXóaCái việc quỳ gối của đám cảnh sát Mỹ tưởng đâu là xin lỗi người dân biểu tình vì hành động sai trái giết người, phân biệt chủng tộc kia mà thực ra chỉ là hành động cầu nguyện bình thường mỗi khi mà cảnh sát giết hại người da màu vô tội. Tức là cứ giết đã rồi quỳ sau, vậy mà đám lều báo lại tung hô như là hành động đầy tính người, tính nhân văn, tính "dân chủ nhân quyền vậy". Thực sự là buồn cười
Trả lờiXóaAi nói nước Mỹ ổn định và yên bình, bảo đảm nhân quyền thì xin đứng ra cho mọi người thấy cái nhỉ, thiên đường của các anh rận là đây, bây giờ các anh thích có thể cho sang miễn phí luôn, không cần tuyệt thực kiếm vé đâu, vừa dịch bệnh vừa biểu tình, đúng là loạn như thời trung cổ rồi còn gì
Trả lờiXóaCó vẻ như người dân mỹ chỉ quan tâm đến biểu tình cho ông floy này chứ không màng tới dịch bệnh có thể ập đến mình bất cứ lúc nào thì phải, một đất nước văn minh, ý thức cộng đồng cao mà bây giờ đang phô diễn cái gì cho thế giới thế này, tất cả những điều được nghe chỉ là quảng cáo thôi sao
Trả lờiXóa