Loa Phường
Ngày 31/03, nhân việc báo Tuổi Trẻ
đưa tin rằng Bộ LĐTBXH kiến nghị đưa gần 8.500 lao động nước ngoài vào Việt
Nam, luật sư Lê Ngọc Luân (không phải Lê Luân) viết trên Facebook rằng Bộ đòi
đưa người Trung Quốc vào Việt Nam bất chấp Chỉ thị 16 về “thực hiện các biện
pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”
của Thủ tướng.
Nhân đó, cùng ngày 31/03, Nguyễn Xuân
Diện đòi “đuổi cổ Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung ra khỏi Chính phủ”. Nhiều
cá nhân chống đối khác cũng tận dụng vụ việc để công kích Nhà nước.
Ngày 01/04, Tường Lâm (trang tin giả Qdndvn.net)
viết rằng “phải chăng” Bộ “có ý đồ phá hoại”, “chống đối” Thủ tướng khi đưa ra
kiến nghị này. Cùng ngày 01/04, Lê Ánh (Việt Tân) viết rằng vụ này cho thấy các
quan chức trong Chính phủ đang “lợi dụng dịch bệnh để hạ uy tín và triệt hạ lẫn
nhau”. Như vậy, sau khi tận dụng tin đồn này để hạ tuy tín cơ quan công quyền,
dư luận lề trái đã tiếp tục mượn nó để tung tin về chuyện nội chính.
Tuy nhiên, bài đăng của luật sư Lê Ngọc
Luân là thông tin sai lệch trên 2 điểm.
Thứ nhất, Bộ LĐTBXH đưa ra kiến nghị
này từ đầu năm, và lần trình văn bản gần nhất là ngày 30/03, tức 1 ngày trước
Chỉ thị 16. Vì vậy, Bộ không “chống đối Chỉ thị 16”, và những bình luận vừa nêu
chỉ xoay quanh một sự kiện không có thật.
Thứ hai, những người tuyên truyền đã
không tính đến thực tế rằng nếu không có chuyên gia nước ngoài, thì nhiều dự án
trọng điểm quốc gia và cơ sở sản xuất lớn sẽ không vận hành được, dẫn đến thiệt
hại kinh tế cho người dân và tình trạng bất ổn cho an ninh, trật tự xã hội.
Như vậy, luật sư Lê Ngọc luân đã phát
tán thông tin sai lệch do nhầm lẫn. Trong khi ông Luân vô ý làm sai thông tin
(do sự cẩu thả xuất phát từ định kiến với Trung Quốc và Nhà nước Việt Nam), những
người tuyên truyền khác đã cố ý tận dụng thông tin để gây hại cho Nhà nước hoặc
lãnh đạo Bộ LĐTBXH. Hành vi đưa tin sai của đa số họ bị chi phối bởi động cơ
chính trị, là chống Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, còn có động cơ kinh tế là câu
view kiếm tiền (với trường hợp Qdndvn.net).
Sau khi xem xét sự việc, chúng tôi
mong giới dân chửi nhớ rằng nghề chửi thuê chỉ chiếm tỉ trọng không lớn trong nền
kinh tế Việt Nam. Trong lúc các nhà dân chửi lên mạng văng tục ăn tiền, thì nhiều
người Việt Nam đang làm việc trong những nhà máy có thuê kỹ sư nước ngoài – một
hiện tượng rất bình thường trong chuỗi cung ứng thời toàn cầu hóa. Vì vậy, trước
khi chửi hoặc tung tin đồn, xin dừng lại để nghĩ đến sinh kế của người dân.
luật sư Lê Ngọc Luân đã phát tán thông tin sai lệch do nhầm lẫn. Trong khi ông Luân vô ý làm sai thông tin, những người tuyên truyền khác đã cố ý tận dụng thông tin để chống phá, đả kích chính phủ, nói xấu lãnh đạo, cán bộ nhà nước. Điều đó cho thấy tác hại của việc lan truyền những thông tin không chính thống, đặc biệt khi người đưa ra thông tin lại có tầm ảnh hưởng nhất định đến một số người, tạo cơ hội cho một số cá nhân cơ hội chủ nghĩa, rận chủ xoi mói chính quyền.
Trả lờiXóaĐúng là cái bọn rân chửi không làm được gì cho đời, không khiến giá trị thặng dư tăng lên mà chỉ gây ra những trò lố dở khóc dở cười và ngày càng lố bịch. Giống như anh luật sư rận chủ nửa mùa Luân Lê đây, có biết cái quần què gì đâu nhưng nói oang oang trên fb thì lại tưởng mình đúng lắm, anh ta đang cố tình đả kích chính phủ ta, xin mọi người cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin!
Trả lờiXóaNhững tên này dám đăng đàn những thông tin sai sự thật, không có sự tìm hiểu kín kẽ với âm mưu chia rẽ nội bộ. Những thông tin bịa đặt này được tung lên mạng gây ra hiểu lầm sâu sắc cho người đọc, từ đó có những nhận định sai về những chủ trương của các cơ quan Nhà nước
Trả lờiXóa