Loa Phường
GS Mark J. Valencia là học giả quốc tế
hiếm hoi chuyên viết bài bênh vực lập trường Trung Quốc trong các tranh chấp
chủ quyền trên Biển Đông. Ngày 11-4 vừa qua, vị giáo sư người Mỹ này lại có bài
viết tựa đề “Nói xấu Trung Quốc không giúp giải quyết tranh chấp trong vùng
biển Đông giàu hải sản” trên báo South China Morning Post
có nội dung tố cáo các tàu cá VN xâm phạm và bị bắt tại vùng biển Indonesia và
Malaysia nhiều hơn rất nhiều so với số lượng các tàu cá TQ xâm phạm và bị bắt
tại vùng biển hai nước nêu trên; dựng chuyện rằng rất nhiều tàu VN khai thác
hải sản trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế phía nam đảo Hải Nam của TQ. Bài
báo tung ra sau sự kiện tàu hải cảnh TQ đâm chìm một tàu cá của Việt Nam (VN)
tại quần đảo Hoàng Sa vào đầu tháng 4 vừa qua. Sự kiện này khiến phía TQ không
chỉ chịu sự phản đối gay gắt, yêu cầu bồi thường từ VN mà còn gặp phải chỉ
trích, “quan ngại sâu sắc” từ Bộ Ngoại giao Philippines; Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc
phòng, các nghị sĩ Mỹ.
PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa
học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo VN, phản bác ông Valencia sai và phớt
lờ thực tế ở các điểm sau:
Thứ nhất, ông ta phớt lờ
phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ tại vùng biển trong phạm vi “đường
lưỡi bò” nhưng hàng ngàn tàu cá TQ vẫn ngang nhiên tung hoành đánh cá trong
vùng biển của hầu hết các nước xung quanh biển Đông khi coi đó là vùng biển TQ;
Thứ hai, ông ta phớt lờ sự thật những ngày có tới hàng trăm tàu cá
TQ xâm phạm và đánh cá trong vùng biển các nước VN, Malaysia và Philippines,
Indonesia, thậm chí, tàu cá TQ đã chiếm cứ các khu vực như bãi cạn Scarborough
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ngăn ngư dân Philippines đánh
cá tại đây;
Thứ ba, ông ta phớt lờ thực tế TQ sử dụng đội ngũ tàu “ngư binh” với sự hỗ trợ
của tàu hải cảnh, tàu cá TQ đã tìm mọi cách ngăn cản lực lượng thực thi pháp
luật trên biển của các nước xung quanh biển Đông bắt giữ và các nước xung quanh
biển Đông rất hạn chế bắt tàu cá TQ, rồi sử dụng số liệu đó để công kích Việt
Nam;
Thứ tư, ông ta phớt lờ đi một sự thật quan trọng, ngư dân VN chỉ
hoạt động đánh bắt ở khu vực biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN, không phải
trong vùng đặc quyền kinh tế của đảo Hải Nam; phớt lờ đi quy định của luật pháp
quốc tế, tại vùng biển tranh chấp ngư dân hai nước phải được quyền cùng nhau
đánh bắt.
GS Mark J. Valencia là người hiếm hoi trong số hàng chục học giả
nước ngoài nghiên cứu về biển Đông có quan điểm ủng hộ TQ. Ông Valencia cùng
một số học giả người TQ thường có các bài viết hoặc tham gia các chương trình
hội thảo về biển Đông nhằm đánh tráo khái niệm, đưa ra các lập luận mang tính
ngụy biện hoặc cố ý lờ đi những sự thật (ví dụ phán quyết của Tòa trọng tài
quốc tế 2016) để bênh vực Bắc Kinh. Ông ta có thể là một con bài nằm trong
“cuộc chiến thông tin” - một nhánh trong chiến lược “Tam chủng chiến pháp”
(chiến tranh ba mặt trận: Pháp lý, thông tin và tâm lý) của TQ. Ông này từng có
hàng chục bài báo, bài nghiên cứu bảo vệ lập trường của Bắc Kinh, truyền đi các
thông điệp lệch lạc, méo mó về hành xử của các nước ở Biển Đông nhằm bảo vệ
quyền lợi của Bắc Kinh, đổ lỗi cho Mỹ và các nước có hành vi sai trái trên Biển
Đông.
Tháng 11-2019, Mark J. Valencia cũng có bài viết trên diễn đàn
phương Đông (East Asia Forum) cho rằng không chỉ TQ, Mỹ cũng là quốc gia “bắt
nạt” nước khác tại biển Đông. Mặc dù trong bài, Valencia có thừa nhận TQ đã
tiến hành hàng loạt hành động bị cáo buộc “bắt nạt” các nước trong khu vực biển
Đông, rồi so sánh Mỹ cũng bắt nạt TQ và các nước Đông Nam Á bằng các chuyến
tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) và “ngoại giao tàu sân bay”.
Thực tế, chiêu trò của Trung Quốc là chỉ trích Mỹ “bắt nạt” mình
để bao biện cho việc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp, đưa quân đội và thiết
bị quân sự ra đây từ năm 2013 đến nay. Valencia cũng chỉ trích Mỹ không phải
thành viên của UNCLOS, trong khi ông không nhắc lại một sự thật rằng: Mỹ nhiều
lần khẳng định chia sẻ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, trong khi TQ dù là
thành viên của UNCLOS lại tìm cách né tránh, bác bỏ hoặc diễn giải sai lệch các
quy định này.
Thực tế, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, ảnh hưởng về chính trị
đang trở thành đối thủ uy hiếp vị trí bá chủ của Mỹ, Trung Quốc đã cài cắm
người vào giới học giả Mỹ, Phương Tây, vào các trung tâm nghiên cứu chính
trị-xã hội, các cơ chế chính trị có uy tín, ảnh hưởng của thế giới để khi cần
tung ra các bài viết, bài nghiên cứu, tiếng nói bảo vệ lập trường của Bắc Kinh.
Do vậy, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Biển Đông của VN hiện nay, Đảng và
Chính phủ ta đã có bước đi đúng đắn trong việc quảng bá các quan điểm, bằng
chứng lịch sử của VN ở Biển Đông ra thế giới, tranh thủ, vận động quốc tế ủng
hộ VN cùng những biện pháp kiên quyết, mềm dẻo trên Biển Đông chứng minh cho quốc
tế thấy, VN không hiếu chiến và bảo vệ hòa bình bằng mọi giá, không đứng về “phe”
nào, không để “phe” nào chi phối mình
Vị "học giả quốc tế" này đang có những nhận định sai lệch về những vấn đề trên Biển Đông. Nếu ông tìm hiểu sâu sát về thực tế đang diễn ra và cả những phán quyết của tòa án quốc tế về vấn đề này thì chắc chắn không thể giữ nguyên quan điểm như trên được
Trả lờiXóaCái ông Valencia đâu xứng đáng được gọi là "Học giả quốc tế", ông ta chỉ là : "học dả Cuốc tế đui mù" thì đúng hơn, là người không hiểu gì về lịch sử nhưng lại đi sủa nhặng xị lên lịch sử các nước.
Trả lờiXóaLà một giáo sư chắc hẳn hiểu biết không thể ở mức tầm thường được rồi, thậm chí ông này còn hiểu rõ bản chất vấn đề hơn rất nhiều người là đằng khác, nhưng những quan điểm ông đưa ra như kiểu đã bị Trung Quốc mua chuộc rồi ấy, nhận định rất phiến diện. Cảm giác như Trung Quốc đang muốn mượn cái học hàm của ông để quảng bá cho hành vi sai trái, ngang ngược trên biển của chúng
XóaVỊ học giả này không biết có thu được lợi nhuận gì không nhưng phát ngôn của ông ta hoàn toàn sai lệch và không có đầy đủ chứng cứ thuyết phục để chứng minh cho quan điểm của ông ta. Chiêu trò của Trung Quốc là chỉ trích Mỹ “bắt nạt” mình để bao biện cho việc xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp, đưa quân đội và thiết bị quân sự ra đây từ năm 2013 đến nay.
Trả lờiXóaBênh vực cho cái sai thì chỉ biến vị học giả này thành một con người tầm thường, kệch kỡm chứ không làm cho uy tín của Trung Quốc tăng lên được, hành vi của trung quóc là quá vô nhân đạo, không xứng đáng với vị thế của một nước lớn, chúng chỉ xứng đáng là một lực lượng thấp hèn của xã hội.
Trả lờiXóa