Loa Phường
Những ngày qua, liên tiếp công an, chính quyền các
địa phương thông báo về việc công an vào cuộc điều tra các văn bản giả mạo cơ
quan chính quyền liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học để phòng chống dịch
bệnh Covid-19

.jpg)
Mới đây nhất, chiều 1/3/2020, Thanh tra Sở Thông tin và
Truyền thông TP Cần Thơ cho biết đang phối hợp lực lượng an ninh Công an thành
phố thẩm tra, xác minh, làm rõ đối tượng làm giả công văn của Ủy ban nhân dân
(UBND) thành phố liên quan việc cho học sinh, sinh viên trên địa bàn nghỉ học
để phòng chống dịch bệnh COVID-19.Văn bản giả mạo này bị phát hiện lan truyền
trên mạng xã hội là Công văn của UBND thành phố Cần Thơ do ông Đào Anh Dũng,
Phó Chủ tịch UBND thành phố ký vào ngày 29-2-2020, nội dung thông báo cho học
sinh, sinh viên, học viên trên địa bàn nghỉ hết tháng 3-2020 để phòng bệnh
COVID-19.
Trên thực tế, trước đó,
ngày 28-2, UBND TP đã ban hành công văn về việc cho học sinh đi học trở
lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, tiếp tục cho
trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS trên địa bàn nghỉ học từ 1 đến 2 tuần theo
chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng học sinh THPT, học viên giáo dục
thường xuyên trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2-3.

Văn bản giả mạo đang bị Công an TP Hồ Chí Minh điều tra


Trước đó, Hải Phòng, TP
Hồ Chí Minh cũng bị giả mạo văn bản thông báo nghỉ học do dịch bệnh tương tự
như Cần Thơ.
Chưa bao giờ cơ quan công an phải
vào cuộc điều tra tin tức giả mạo cho đến văn bản giả mạo nhiều như vụ dịch bệnh
CoVid 19 này. Bất kể vì động cơ gì, vụ lợi, câu view, câu like hay xúc phạm cơ
quan chính quyền, nhưng những thông tin và văn bản giả mạo trên đã gây ra hậu
quả xã hội nghiêm trọng. Hành vi này
đáng lên án vì gây hoang hoang mang trong cộng đồng. Bởi, đang trong thời điểm
dịch bệnh COVID-19, nhiều cha mẹ lo lắng về sức khỏe con em mình, nên thấp thỏm
theo dõi, chờ đợi từng thông tin của ngành chức năng về lịch học của học sinh.
Đồng thời, làm xáo trộn hoạt động của các ngành chức năng liên quan đến nội
dung văn bản giả mạo phát tán trên mạng xã hội.
Do vậy,
cá nhân làm giả văn bản này khi bị công an điều tra, phát hiện ra được, nhẹ thì
bị xử phạt hành chính 10-20 triệu đồng, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt
tù từ 3 tháng đến 7 năm theo các điều luật như Điều 156 hay Điều 226 Bộ Luật
Hình sự.
Trước
đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức xác minh và xử lý
nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về tình hình dịch, gây hoang mang
trong cộng đồng. Chưa khi nào công an rốt ráo điều tra, xử lý kiên
quyết các trường hợp tung tin giả như thời gian qua. Do vậy, cảnh báo tới người sử dụng mạng xã hội
nên tìm đến cơ quan báo chí, nguồn phát tin chính thống, đừng vội nghe theom hưởng
ứng kiểu like, chia sẻ các thông tin trôi nổi trên mạng xã hội mà “tai bay vạ
gió”
Hành vi giả mạo văn bản của cơ quan chức năng này đáng bị lên án vì gây hoang hoang mang trong xã hội vì đang trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, nhiều cha mẹ lo lắng về sức khỏe con em mình, nên thấp thỏm theo dõi, chờ đợi từng thông tin của ngành chức năng về lịch học của học sinh, ngoài ra còn làm xáo trộn hoạt động của các ngành chức năng liên quan. Cần phải làm rõ đối tượng để xử lí
Trả lờiXóahành vi giả mạo văn bản của cơ quan chính quyền là phạm pháp, chẳng thà bọn mày muốn tung tin đồn về virus lên mạng thì có thể không ai truy cứu nhưng giả mạo luôn cả những văn bản của cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền thì to gan quá. Đề nghị công an làm rõ những tên phát tán và làm ra những văn bản này để xử lý nghiêm
Trả lờiXóa