Loa Phường
Trong 2 tháng đầu
năm 2020, dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (hiện mang tên COVID-19) đã
gây ra một tình trạng hỗn loạn thông tin trên toàn cầu, với một trong các biểu
hiện là hiện tượng tin giả.
Vậy các tin giả về
dịch COVID-19 có những nội dung, nguồn gốc, tính chất nào?
Bảng khảo sát số 2
trong bài “Danh sách tin giả về dịch COVID-19” cho phép rút ra 8 nhận xét:
Thứ nhất, các cảm
xúc mà tin giả về dịch COVID-19 tận dụng bao gồm: (1) Nỗi sợ chết; (2) Lòng
tham lợi nhuận hoặc quyền lực; (3) Sự tức giận trước các chính quyền; (4) Siêu
việt hóa cộng đồng của mình và kỳ thị cộng đồng khác. Những vùng dư luận hoặc cộng
đồng người đề cao 4 cảm xúc này sẽ là khu vực dễ phát sinh, lan truyền tin giả.
Thứ
hai, về khu vực địa lý phát sinh tin giả, các nước ghi nhận tình trạng hoành
hành của tin giả bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Indonesia, Mỹ, Anh. Số này bao gồm cả các nước phát triển lẫn đang phát triển,
cả các nước đa đảng lẫn độc đảng. Như vậy, thể chế chính trị hoặc trình độ phát
triển không phải là nguyên nhân chính khiến tin giả phát sinh. Như WHO và một số
chính phủ nhận xét trong những ngày qua, nguyên nhân có thể nằm ở chỗ mạng xã hội
và smartphone phát triển quá nóng, khiến thông tin mang tính phân mảnh ngày một
phổ biến hơn, và người dân có quyền lực thông tin vượt quá tinh thần trách nhiệm
hiện có của họ.
Thứ
ba, về phạm vi lan truyền của tin giả, nhiều tin giả không giới hạn trong địa
phương hoặc quốc gia, mà lan truyền từ nước này sang nước khác. Nhiều lực lượng
– như các nhóm ly khai hoặc chống chính phủ, Pháp Luân Công, các nhóm Hồi giáo
cực đoan, các nhóm kỳ thị sắc tộc – chủ động tham gia vào quá trình lan truyền
tin giả trên phạm vi quốc tế. Như vậy, giải pháp chống tin giả không thể chỉ
bao gồm pháp luật của từng quốc gia, mà còn cần có sự phối hợp trên phạm vi quốc
tế.
Thứ tư, về mặt nội
dung, các tin giả trong dịch COVID-19 chủ yếu xoay quanh 4 chủ đề: (1) Nguyên
nhân của dịch bệnh; (2) Trách nhiệm và độ minh bạch của các chính quyền trong
việc phòng chống và xử lý dịch; (3) Diễn biến bệnh trong một vùng địa lý (bao gồm
lượng người nhiễm, chết, bị cách ly); (4) Cách phòng bệnh, chữa bệnh.
Thứ năm, về mặt hậu
quả, các tin giả thuộc chủ đề (1) có thể gia tăng mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc
tộc, hoặc giữa người dân và các chính quyền, từ đó dẫn đến bất ổn xã hội. Tin
giả thuộc chủ đề (2) khiến người dân mất niềm tin vào các chính quyền, từ đó vừa
gây bất ổn xã hội, vừa cản trở công tác phòng dịch, dẫn đến việc người dân phải
trả giá bằng sức khỏe và tài sản. Tin giả thuộc chủ đề (3) gây hoảng loạn trong
xã hội, khiến các thành phần cơ hội trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, tôn giáo
có cơ hội trục lợi, và khiến kinh tế rối loạn, bất ổn. Tin giả thuộc chủ đề (4)
trực tiếp phá hoại công tác phòng dịch và đe dọa sức khỏe của người dân.
Thứ sáu, trong số
những người tung tin giả để câu View, câu Like, tăng tương tác, một số người muốn
đùa nghịch hoặc nổi tiếng, trong khi số khác dùng lượng tương tác thu được để
phục vụ động cơ kinh tế hoặc chính trị. Với các đối tượng dùng tin giả để cạnh
tranh một cách thiếu công bằng trong lĩnh vực kinh tế hoặc chính trị, nên lập
danh sách rồi vận động các cộng đồng tương ứng (VD: báo chí, bán hàng và mua
hàng online, dân chủ mạng…) tẩy chay. Riêng với trường hợp báo chí giật title
sai nội dung để câu view, cần thông báo cho các tòa soạn để xử lý và ngăn chặn.
Thứ bảy, vì số tin
giả để câu View chiếm tới 30% tổng số tin giả khảo sát được, các giải pháp để
giảm động lực câu View có thể giúp giảm gần 1/3 số đầu tin giả.
Thứ tám, trong số
những người bị xử phạt hành chính vì đăng thông tin sai sự thật trên Internet,
một số người chỉ vô tình đưa tin sai do thiếu hiểu biết, và có động cơ chính
đáng là bảo vệ sức khỏe của người thân, bạn bè. Nên phân biệt các trường hợp
này với các trường hợp cố tình tung tin vì động cơ xấu, để điều chỉnh mức phạt
cho phù hợp.
(còn nữa)
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, lợi dụng tâm lý lo lắng của mọi người nên trên không gian mạng hiện nay xuất hiện rất nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc về tình hình virus corona trước tình hình này thì mọi người nên cẩn trọng và bình tĩnh hiểu các thông tin trên mạng xã hội, tránh nóng vội, hoang mang trước những tin rác để rồi ảnh hưởng tới bản thân mình.
Trả lờiXóatrong số những người bị xử phạt hành chính vì đăng thông tin sai sự thật trên Internet, một số người chỉ vô tình đưa tin sai do thiếu hiểu biết, và có động cơ chính đáng là bảo vệ sức khỏe của người thân, bạn bè. Nên phân biệt các trường hợp này với các trường hợp cố tình tung tin vì động cơ xấu, để điều chỉnh mức phạt cho phù hợp.
Trả lờiXóa