Loa Phường
Trong 2 tháng đầu
năm 2020, dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (hiện mang tên COVID-19) đã
gây ra một tình trạng hỗn loạn thông tin trên toàn cầu. Trước tình hình đó,
ngày 02/02, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã phải phát động một chiến dịch chống
các thông tin giả về đợt dịch. Các quốc gia mà nhà chức trách phải cảnh báo
công chúng về sự xuất hiện tràn lan của tin giả bao gồm Trung Quốc, Việt Nam,
Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Mỹ, Australia. Trong số này, Trung Quốc,
Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore đã phải đẩy mạnh xử phạt các hành vi
tung tin giả.
Vậy
các tin giả về dịch COVID-19 có những nội dung, nguồn gốc, tính chất nào?
Để tìm hiểu về vấn
đề này, chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên 44 tin giả đã xuất hiện trong 20 ngày trước
mốc 15/02/2020, và đã được giới chức, báo chí hoặc mạng xã hội Việt Nam phản
bác. Số này bao gồm 39 tin giả rõ động cơ, và 5 tin giả không rõ động cơ.
Nếu phân loại 39 đầu
tin giả đó theo động cơ trực tiếp của người tung tin, ta thấy chúng phân bổ như
sau:
Động
cơ trực tiếp
|
Nhãn
|
Số
tin giả
|
Tỷ
lệ
|
|
Chính
trị
|
Chống
Nhà nước Trung Quốc
|
CT-1
|
6
|
15,28%
|
Chống
Nhà nước Việt Nam
|
CT-2
|
2
|
5,13%
|
|
Ca
ngợi Nhà nước Việt Nam
|
CT-3
|
1
|
2,56%
|
|
Chống
khoa học, công nghệ hiện đại
|
CT-4
|
2
|
5,13%
|
|
Tâm
lý & Xã hội
|
Kì
thị người Trung Quốc
|
TLXH-1
|
1
|
2,56%
|
Kì
thị người da vàng hoặc dân nhập cư
|
TLXH-2
|
4
|
10,26%
|
|
Truyền
giáo
|
TLXH-3
|
2
|
5,13%
|
|
Câu
view, thu hút đám đông:
_ Để cho vui hoặc được nổi tiếng
_ Để tăng số người mua hàng
_ Để tăng số người đọc bài viết chống
chế độ
|
TLXH-4
|
12
6
5
1
|
30,77%
15,38%
12,82%
2,56%
|
|
Bảo
vệ sức khỏe người thân, bạn bè
|
TLXH-5
|
2
|
5,13%
|
|
Kinh
tế
|
Kiếm
tiền
|
KT
|
7
|
17,95%
|
Không
rõ
|
Không
rõ do thiếu thông tin
|
?
|
X
|
X
|
Tổng
(không tính mã “?”)
|
|
39
|
100%
|
Cụ thể, 44 tin giả
được khảo sát có nội dung, nguồn gốc, tính chất như sau:
Thông
điệp
|
Phản
bác
|
Tính
chất
|
CT-1
|
||
_
Ngày 24/01, Dany Shoham (cựu quan chức tình báo quân đội Israel, hàm Trung
tá, có bằng tiến sĩ về vi sinh vật học, từng nghiên cứu vũ khí sinh học) nói
với The Washington Times rằng Viện Virus học Vũ Hán có liên quan có liên quan
đến chương trình vũ khí sinh học bí mật của Trung Quốc, và có thể là nơi tạo
ra rồi làm sổng virus.
|
_
Một số chuyên gia nói với tờ Washington Post rằng dựa trên bộ gen của
COVID-19, không có dấu hiệu nào cho thấy nó được thiết kế bởi bàn tay con người.
_
Giáo sư MIT Vipin Narang viết trên Tweeter rằng vũ khí sinh học là phải có tỷ
lệ gây chết người lớn nhưng không dễ lây lan, trong khi COVID-19 có tính chất
ngược lại.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ.
*
Động cơ: CT-1
_
Công kích chính quyền Trung Quốc.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
_
Great Game India (tờ báo theo thuyết âm mưu ở Ấn Độ) tung tin rằng COVID-19
là do các nhà nghiên cứu Canada bán cho Trung Quốc.
|
_
Như trên.
_
Great Game India cũng từng tung ra âm mưu rằng tình báo Anh phải chịu trách
nhiệm cho vụ rơi máy bay Malaysia trên bầu trời Ukraine năm 2014.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ.
*
Động cơ: CT-1
_
Công kích chính quyền Trung Quốc.
*
Tính tổ chức:
_
Tòa báo.
|
_Trong
clip tự quay hôm 25/01, một “doanh nhân Trung Quốc tị nạn tại Mỹ” tên Quách
Văn Quý tuyên bố: “một người nắm tình hình ở Trung Nam Hải” đã nói với ông rằng
ĐCS Trung Quốc sắp “thừa nhận Phòng Thí nghiệm P4 làm rò rỉ virus corona”.
Quách cũng tung tin rằng chính quyền Trung Quốc chủ động dùng virus này để
“phong tỏa Hong Kong” và “làm sụp đổ kinh tế thế giới”. Sau khi họ đạt được
những mục đích này, dịch bệnh sẽ kết thúc vào tháng 2.
|
_
Những dự đoán của Quách Văn Quý không trở thành hiện thực.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: CT-1
_
Công kích chính quyền Trung Quốc.
*
Tính tổ chức:
_
Các clip của Quách lan truyền qua mạng lưới thông tin của Pháp Luân Công và
các nhóm đối lập lưu vong của Trung Quốc. Vì vậy việc tung tin có thể có tổ
chức.
|
_
Trước ngày 28/01, nhiều trang mạng đưa tin rằng chính quyền Hong Kong đang “lợi
dụng hệ thống y tế Hong Kong” để chữa bệnh cho dân từ đại lục, theo lệnh của
Bắc Kinh. Cụ thể, các “bệnh nhân viêm phổi từ đại lục” được ưu đãi viện phí.
|
_
Chính quyền Hong Kong cho biết từ trước dịch bệnh, Hong Kong đã có chính sách
ưu đãi viện phí cho mọi bệnh nhân, gồm cả người Hong Kong, đại lục lẫn nước
ngoài. Họ có thể xem xét điều chỉnh chính sách đó cho phù hợp với tình hình dịch
bệnh.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bóp méo thông tin do thiên vị.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: CT-1
_
Công kích chính quyền Hong Kong và chính quyền Trung Quốc, để phục vụ cách mạng
đường phố Hong Kong.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến mạng lưới thông tin của đối lập Hong Kong.
|
_
Ngày 29/01, nick FB Văn Sơn đăng một bức ảnh mô tả người nằm chết la liệt
trên đường phố, và bình luận rằng “Trung Quốc ngay lúc này”. Bài viết được
1,7 nghìn Likes và 8,7 nghìn Shares trên Facebook.
|
_
Nick FB Nguyễn Ngọc Bảo Trâm chỉ ra rằng ảnh đó lấy từ một dự án nghệ thuật hồi năm 2014, trong đó những
người trình diễn nằm xuống một khu phố đi bộ để tưởng nhớ 528 nạn nhân của trại
tập trung Katzbach thời phát-xít ở Frankfurt, Đức.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: CT-1
_
Văn Sơn là một nick chống Cộng. Tin đồn nhằm công kích chính quyền Trung Quốc,
qua đó gián tiếp công kích chủ nghĩa Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
_
Ngày 30/01, Trithucvn.net dẫn tin của Epoch Times (thuộc Pháp Luân Công) và
Initium Media (Hong Kong), rằng việc “có 14 lò hỏa táng vận hành suốt ngày
đêm ở Nhà tang lễ Hán Khẩu”, “một ngày có thể xử lý tổng cộng khoảng 200 thi
thể”, cho thấy chính quyền Trung Quốc nói dối về số người tử vong do virus.
|
_
Trang FB “Kiểm Tin” cho biết vì Hán Khẩu có 11 triệu dân, và tử suất tự nhiên
của Trung Quốc là 0,8%/năm, vào thời điểm không có dịch bệnh, mỗi ngày ở Hán
Khẩu có 241 người chết. Khi thành phố đang bị phong tỏa vì dịch bệnh, phương
pháp hỏa thiêu có thể được ưu tiên sử dụng hơn chôn cất.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bóp méo thông tin do thiên vị.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: CT-1
_
Công kích chính quyền Trung Quốc, để phục vụ Pháp Luân Công.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến mạng lưới thông tin của Pháp Luân Công.
|
CT-2
|
||
_
Ngày 30/01, nick FB Le Anh (ID: 100003352905851) đăng bài có đoạn: “Theo hãng
tin của Reuters dẫn số liệu từ nhà cầm quyền Trung Cộng cho biết trên 100,000
người đã du lịch đến các quốc gia Âu châu, Mỹ, Á Châu...trước 2 ngày bị cách
ly khi phát hiện Virus Corona. Hãng Reuters cũng dẫn tin từ báo Pháp Les
Echos cho biết, Việt Nam đã nhận 4130 du khách Vũ Hán, từ 30/12/2019 đến
22/1/2020, tức trước 2 ngày bị cách ly khi phát hiện Virus Corona.”
|
_
Trang FB “Kiểm Tin” cho biết Reuters không đưa tin nào có nội dung như vừa
nêu. Cũng không có trang tin tiếng Anh nào khác đưa tin này.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: CT-2
_
Gây hoảng loạn, nhằm phục vụ việc tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam.
*
Tính tổ chức:
_
Ảnh chụp trên FB cho thấy Le Anh (sống ở Úc) là đảng viên hoặc thân hữu Việt
Tân. Không rõ vai trò của đảng này trong việc tung tin giả.
|
_
Ngày 03/02, trên Internet lan truyền đoạn ghi âm dài 1 phút, kèm ảnh tin nhắn
chat, với nội dung: “Chị có một anh làm trong khoa gây mê của bệnh viện Chợ Rẫy,
anh ấy nói với tụi chị ở Chợ Rẫy có 33 người bệnh chết vì corona rồi. Thông
tin này chính xác 100%, ông nói tụi chị xong là ngày mai ổng xin nghỉ luôn.
Ông sợ quá không dám làm nữa. Bây giờ tốt nhất là đừng ra đường, mua đồ tích
trữ sẵn vì cứ tình hình này tầm 1 tuần - 10 ngày nữa là phát dịch khỏi ra đường
luôn...”.
|
_
Ngay trong ngày 03/02, Bệnh viện Chợ rẫy đã khẳng định rằng đoạn ghi âm chứa
thông tin sai sự thật, và chuyển nó cho cơ quan công an để điều tra, xử lý.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt tin đồn.
*
Động cơ: CT-2
_
Gây hoảng loạn, rối loạn xã hội, nhằm phục vụ việc tuyên truyền chống Nhà nước
Việt Nam.
*
Tính tổ chức:
_
Dù chưa rõ tác giả của đoạn ghi âm là ai, các đảng viên Việt Tân như Đoàn Thị
Thùy Dương, Mã Tiểu Linh đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền nó. (Sẽ
đề cập chi tiết trong mục sau)
|
CT-3
|
||
_
Ngày 28/01, một số trang FB ủng hộ Nhà nước Việt Nam tung tin rằng Donald
Trump vừa viết Tweet có nội dung: “Ơn Chúa, Việt Nam đã chữa khỏi thành công
coronavirus, bạn thật tuyệt vời một đất nước nhỏ bé!”.
|
_
Trang FB “Kiểm Tin” và một số trang khác chỉ ra rằng Trump không đăng Tweet
nào có nội dung như vậy. Đoạn Tweet được làm giả một cách cẩu thả, sai ngữ
pháp tiếng Anh.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình tung tin.
*
Động cơ: CT-3
_
Ca ngợi Nhà nước Việt Nam và bản sắc Việt Nam.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
CT-4
|
||
_
Jordan Sather (KOL chống Trump, chống người giàu, chống vaccine, chuyên tạo
thuyết âm mưu) tung tin trên Tweeter rằng Viện Pirbright ở Surrey, Anh, do Quỹ
Bill & Melinda Gates tài trợ, đã cố tình tạo ra dịch virus corona để bán
vaccine. Bằng chứng là vào năm 2015, Viện Pirbright đã nghiên cứu việc dùng
virus corona thể yếu để phát triển vaccine trị bệnh về đường hô hấp ở chim và
một số động vật khác.
|
_
Viện Pirbright cho biết Quỹ Bill & Melinda Gates không tài trợ cho nghiên
cứu của họ hồi năm 2015. Chủng virus corona được dùng vào năm 2015 thuộc loại
hoàn toàn khác với COVID-19, và chỉ có khả năng gây bệnh trên động vật.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bóp méo thông tin do thiên vị.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: CT-4
_
Chống vaccine, chống người giàu.
*
Tính tổ chức:
_
Phong trào vô chính phủ, phong trào chống vaccine.
|
_
Theo tờ The Guardian, một số người đã tung tin trong các group Facebook của
phong trào chống công nghệ 5G, rằng mạng 5G đã phá hủy hệ thống miễn dịch của
người dân Vũ Hán và khiến virus cảm lạnh thông thường biến thành COVID-19.
|
_
Tin đồn không có bằng chứng, không có cơ sở khoa học.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bóp méo thông tin do thiên vị.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: CT-4
_
Chống công nghệ 5G.
*
Tính tổ chức:
_
Phong trào chống công nghệ 5G.
|
TLXH-1
|
||
_
Gabrielle Maréchaux (RFI) đưa tin rằng ở Malaysia, một số lãnh đạo tôn giáo
và chính trị “đã bắt đầu có những phát biểu mang tính bài ngoại, xem virus
corona là do Trời phạt Trung Quốc về việc đàn áp thiểu số người Hồi Giáo Duy
Ngô Nhĩ, cũng như do việc người Trung Quốc ăn những loài vật mà Hồi Giáo cấm
ăn”.
|
_
Những phát biểu này đi kèm với clip có cảnh một người đàn ông đột nhiên ngã gục
xuống trên đường phố, xung quanh có tiếng kêu la bằng tiếng Hoa. Tuy nhiên,
đây là tin giả để thổi phồng mức độ nghiêm trọng của đợt dịch, vì clip đã có
từ năm 2015.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: TLXH-1
_
Khẳng định bản sắc Hồi giáo, bài xích bản sắc Trung Quốc.
*
Tính tổ chức:
_
Liên quan đến các tổ chức chính trị, tôn giáo ở Malaysia.
|
TLXH-2
|
||
_
Nhiều trang mạng đăng tải clip có cảnh một phụ nữ Trung Quốc đang ăn con dơi,
rồi bình luận rằng dịch bệnh phát sinh do thói quen ăn uống “man rợ” của người
Trung Quốc. The Guardian nhận xét rằng video này đã xuất hiện sớm trên tờ
Daily Mail (báo lá cải Anh), RT (mạng lưới truyền hình thân nhà nước Nga) và
trang Youtube của Paul Joseph Watson (một người Anh có thiên hướng cực hữu).
|
_
MC Trung Quốc Wang Mengyun, nhân vật chính trong clip, cho biết clip này được
quay từ năm 2016 tại đảo quốc Palau, để quảng bá du lịch cho đảo quốc này.
Món dơi trong clip là thức ăn truyền thống của Palau chứ không phải Trung Quốc,
và nguyên liệu là dơi nuôi nhốt thay vì dơi hoang dã.
_
Dù không có bằng chứng cho thấy người Trung Quốc lây bệnh vì ăn thịt dơi, các
nghiên cứu về cấu trúc gene cho thấy một số chủng virus corona trên dơi là họ
hàng gần nhất của COVID-19.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bóp méo thông tin do thiên vị.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: TLXH-2
_
Gây ác cảm với người châu Á hoặc di dân.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến báo lá cải, truyền hình thân nhà nước hoặc phong
trào chính trị cực hữu.
|
_
Ngày 26/01, trang báo Courrier Picard của Pháp đăng hình ảnh một người phụ
nữ Trung Quốc đeo mặt nạ với tiêu đề in đậm “Yellow Alert” (Cảnh báo
vàng), và cũng tờ báo đó đăng một bài viết về dịch corona dưới tiêu đề
“New Yellow Peril?” (Mối nguy hiểm vàng mới). Vụ việc này chỉ là một trong
những biểu hiện của làn sóng kỳ thị người gốc Á đang dâng lên tại các nước Âu
– Mỹ từ khi diễn ra dịch bệnh.
|
_
Chủng tộc không phải là nguyên nhân của dịch COVID-19.
_
Ở nhiều nước phương Tây, đeo khẩu trang là dấu hiệu cho thấy đang nhiễm bệnh.
Trong khi đó, nhiều cộng đồng người gốc Á có thói quen đeo khẩu trang để
phòng ngừa dù không nhiễm bệnh, dẫn đến việc họ bị hiểu lầm là đã nhiễm.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bóp méo thông tin do thiên vị.
_
Cố ý tuyên truyền thiên vị.
*
Động cơ: TLXH-2
_
Gây ác cảm với người châu Á hoặc di dân.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến báo lá cải, các phong trào phân biệt chủng tộc, chống
di dân.
|
_
Cuối tháng 1, người dùng mạng xã hội ở Australia lan truyền một “thông báo khẩn
cấp” được cho là của “Sở Khoa học về Bệnh tật Parramatta”, theo đó một số sản phẩm như thịt bò Nhật,
snack hành Hàn Quốc, mỳ Indonesia, gạo, bánh quy và Red Bull Trung Quốc đã bị
nhiễm COVID-19. Ngoài ra, thông báo cũng liệt kê “một số địa điểm có người
nhiễm virus” ở Sydney, đó thực ra là những khu có đông người Hoa và người Việt
sinh sống và chưa có trường hợp nhiễm.
|
_
Bộ Y tế New South Wales thông báo rằng “Sở Khoa học về Bệnh tật Parramatta”
không có thật, COVID-19 không thể tồn tại lâu dài bên ngoài cơ thể người.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: TLXH-1
_
Gây ác cảm với người châu Á hoặc di dân.
_
Chống hàng hóa nhập khẩu từ châu Á.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
_
Đầu tháng 2, ở Los Angeles xuất hiện 1 tờ rơi có logo giả của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), khuyên mọi người tránh xa các cửa hàng của người Mỹ gốc Á như
Panda Express.
|
_
Như trên.
_
Ngày 13/02, chính quyền Los Angeles đã lên án vụ việc này và những vụ tương tự,
sau khi nhiều người gốc Á nói họ bị tấn công vì đeo khẩu trang, 1 học sinh
trung học người Mỹ gốc Á bị đánh và phải nhập viện sau khi bạn bè nói cậu nhiễm
virus.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: TLXH-2
_
Gây ác cảm với người châu Á hoặc di dân.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến các phong trào phân biệt chủng tộc, chống di dân.
|
TLXH-3
|
||
_
Trong suốt đợt dịch, Pháp Luân Công trên toàn thế giới liên tục tuyên truyền
rằng dịch COVID-19 là hiện tượng cho thấy “Trời diệt Trung Cộng”, hoặc cho thấy
“vũ trụ chuyển sang kỷ nguyên mới”. Những người tập Pháp Luân Công sẽ miễn
nhiễm với mọi loại bệnh tật, những người bỏ Đảng Cộng sản và các tổ chức liên
quan sẽ không bị nhiễm COVID-19.
|
_
Pháp Luân Công chưa thử nghiệm tác dụng của virus đối với các học viên.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bịa đặt do cuồng tín.
*
Động cơ: TLXH-3, CT-1
_
Để truyền giáo.
_
Để chống chính quyền Trung Quốc.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến mạng lưới thông tin của Pháp Luân Công và “Phong
trào Thoái Đảng”.
|
_
Lúc 19h ngày 26/01, Thích Trúc Thái Minh (trụ trì chùa Ba Vàng) phát trực tiếp
chương trình "Tu tập hồi hương hóa giải dịch nạn virus Corona" trên
website của chùa và Facebook cá nhân của mình. Sau khi xóa clip này do bị Giáo
hội Phật giáo nhắc nhở, ông Minh tiếp tục tiếp tục đưa thông tin "Hướng
dẫn nghi thức tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch Virus Corona" lên
Facebook cá nhân lúc 21h ngày 27/01.
|
_
Như trên.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bịa đặt do cuồng tín.
*
Động cơ: TLXH-3, KT
_
Để truyền giáo.
_
Có thể có động cơ kinh tế.
*
Tính tổ chức:
_
Có tổ chức. Liên quan đến chùa Ba Vàng.
|
TLXH-4
|
||
_
Ngày 26/01, An Dy (báo Thanh Niên) giật title: “Bệnh nhân người Trung Quốc tử
vong ngoại viện, Đà Nẵng siết dịch bệnh gắt gao”.
|
_
Nội dung bài báo cho thấy bệnh nhân “không có triệu chứng viêm đường hô hấp,
không ho, không sốt”; bệnh viện Hoàn Mỹ chẩn đoán rằng nguyên nhân tử vong là
nhồi máu cơ tim. Vì vậy, title không liên quan đến nội dung bài.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình giật title sai để câu view.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để câu view, nhằm tăng lượng tiêu thụ của bài viết.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Khoảng ngày 27/01, Nguyễn Thị Liên Dung (SN 1986, trú tại Phan Thiết) tung
tin trên Facebook rằng có 6 người Trung Quốc nhiễm virus corona đang được
cách ly tại Bệnh viện Đa khoa An Phước (Phan Thiết).
|
_
Bệnh viện phủ nhận thông tin này. Sau đó Dung khai nhận với công an rằng mình
đăng thông tin trên để câu view, tăng tương tác, phục vụ việc bán hàng
online.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để cầu view, nhằm phục vụ việc bán hàng online.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 27/01, FB Thuy Trang Nguyen tung tin rằng người nhiễm virus có thể tự chữa
bệnh ở nhà bằng các uống thuốc Tylenol, đắp khăn lạnh, tự cách ly người thân,
uống nhiều nước lọc và nước cam… Bài viết hiện được 4,3 nghìn lượt Likes, 7,8
nghìn lượt Shares trực tiếp.
|
_
Bác sĩ Tăng bá Xuân Thanh, Trung tâm Y tế Quận 1 nói với Zing.vn hôm 28/01:
“Theo hướng dẫn của Bộ Y tế khi có dấu hiệu bệnh như sốt, viêm phổi và từng ở
vùng dịch hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh thì nên đến các cơ sở y tế để được
chẩn đoán, xác định hỗ trợ điều trị. Không được tự ý chẩn đoán và tự chữa trị”.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Thuy Trang Nguyen là một nick FB chống chế độ, thường xuyên tung tin giả để
công kích chế độ hoặc câu view. Tin này thuộc diện câu view.
*
Tính tổ chức:
_
Nick Thuy Trang Nguyen đã tuyên truyền, tung tin giả thường xuyên trong một
thời gian dài, vì vậy có thể được tài trợ. Chưa rõ tổ chức chịu trách nhiệm.
|
_
Ngày 28/01, trang FB “Cuộc sống du học” đăng bài có nội dung “Trung tâm y tế
quốc tế của Nhật Bản cũng ra thông báo, Nhật Bản đã cử 1000 nhân viên y tế đến
tuyến đầu Vũ Hán để hỗ trợ”. Bài được nhiều lượt Shares.
|
_
Trang FB “Kiểm Tin” cho biết trong ngày 28/01, chỉ có 1 chuyến bay cất cánh từ
Nhật Bản đến Vũ Hán để đón 200 công dân nước này về nước. Trên chuyến bay chỉ
có 1 bác sĩ, 2 y tá, 1 kiểm dịch viên và 6 nhân viên Bộ Ngoại giao. Tin giả vừa
nêu không xuất hiện trên bất cứ trang tiếng Anh nào.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ, do khó xác định bên tung tin đầu tiên.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để câu view.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
_
Ngày 30/01, Nguyễn Nhựt Tân (31 tuổi, tạm trú tại Vĩnh Long) dùng nick FB
“Tân Vĩnh Trà” để tung tin rằng “Cái Răng, Cần Thơ có ca nhiễm virus corona đầu
tiên”.
|
_
Ngày 31/01, Tân khai nhận với công an rằng mình mình cố tình bịa đặt tin tức
và đăng trên Facebook để vui chơi với bạn bè.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để câu view, đùa nghịch.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 30/01, Nguyễn Thị Thu (31 tuổi, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) tung tin trên
Facebook rằng dịch bệnh đã xuất hiện tại huyện này.
|
_
Ngày 31/01, Nga khai nhận với công an rằng mình đăng tin sai sự thật để câu
view do thiếu hiểu biết.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để câu view.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 31/01, Hà Thị Việt Trinh (26 tuổi, Thanh Hóa) đăng trên Facebook bài viết
có nội dung: “Đêm nay nhà nước mình phun thuốc ngừa dịch cúm Corona trên bầu
trời toàn quốc nên mọi người hãy chia sẻ cho nhau. Không nên ra đường trong
cung giờ từ 4 - 7h30 sáng mai 1-2-2020 nếu có việc phải ra đường thì nên đeo
khẩu trang”.
_
Khoảng 19h cùng ngày, ứng dụng gọi xe FastGo.Mobi vô tình đưa tin đồn này vào
các thông báo cho người sử dụng, khiến tin đồn lan truyền. Sau khi biết đây
là tin giả, họ đã chủ động gỡ bỏ thông báo.
|
_
Ngày 01/02, Trinh khai nhận với công an rằng mình cố tình đăng tin sai sự thật
nhằm thu hút sự quan tâm, để bán hàng online.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để câu view, nhằm phục vụ việc bán hàng online.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 31/01, Nguyễn Quý Trọng (SN 1990, Quốc Oai, Hà Nội, làm MC giải bóng đá
nghiệp dư) viết trên Facebook rằng nhờ “nguồn tin thân cận”, Ngọc được biết
có bệnh nhân nhiễm virus corona điều trị tại Bệnh viện Huyện Thạch Thất.
|
_
Ngày 03/02, Trọng thú nhận với công an rằng mình đăng tin đồn sai sự thật để
câu Like.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Câu view, có lẽ để gián tiếp phục vụ động cơ kinh tế.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 31/01, P.H.G (SN 1989, Liên Chiểu, Đà Nẵng) sửa kết quả xét nghiệm dương
tính với sốt xuất huyết của mình thành dương tính với virus corona, rồi đăng ảnh
chụp lên Facebook.
|
_
Trung tâm Y tế Quận Liên Chiểu, cơ quan có tên trên tờ kết quả xét nghiệm,
cho biết trung tâm y tế cấp quận không có khả năng thực hiện việc xét nghiệm
virus corona.
_
Sáng 03/02, G. khai nhận với công an rằng mình đã cố tình đăng tải thông tin
sai sự thật.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để câu view.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 03/02, H.A (học sinh lớp 11, Đà Lạt) download mẫu “giấy xét nghiệm dương tính với virus
corona” giả mạo trên mạng, rồi dùng phần mềm sửa chữ “Bệnh viện Nhiệt đới
Trung ương” thành “Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng”, sau đó đăng ảnh lên Facebook.
|
_
Sáng 04/02, Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng phủ nhận tính xác thực của
tờ giấy xét nghiệm.
_
Ngày 05/02, H.A khai nhận với công an rằng mình tạo và phát tán ảnh giả “với
mục đích trêu đùa cho vui”.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Để trêu đùa.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
Ngày 05/02, Lương Ngọc Huỳnh (võ sư, thầy phong thủy, tự xưng là biết “đuổi
mưa”) tuyên bố trên Facebook rằng mình phát miễn phí “Thảo dược Việt Nam trừ
tà, diệt virus corona”.
|
_
Hiện chưa có thuốc điều trị COVID-19.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ. Có thể là vô tình bịa đặt do cuồng tín.
*
Động cơ: TLXH-4.
_
Lấy danh tiếng.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân
|
_
Ngày 11/02, phóng viên Huyền Lê (báo VnExpress) giật title “Chuyên gia cảnh
báo 60% dân số thế giới nhiễm virus corona’”.
|
_
Đây là trường hợp giật title sai nội dung. Trong bài, chuyên gia nói rằng
chuyện đó chỉ xảy ra “nếu virus không bị ngăn chặn”.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình giật title sai.
*
Động cơ: TLXH-4
_
Câu view, có lẽ để gián tiếp phục vụ động cơ kinh tế.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
TLXH-5
|
||
_
Trước ngày 31/01, Phạm Thị Minh T. (Việt Trì, Phú Thọ) đăng lên Facebook bài
viết có nội dung: “Bệnh viện tỉnh Phú Thọ có 1 trường hợp bị Corona rồi nhé.
Cháu này du học ở Vũ Hán về nên cả nhà mình chú ý đeo khẩu trang vào. Cháu
này người Tam Nông. Giờ đang cách ly tại bệnh viện”.
|
_
Báo cáo số 62/BC-KSBT của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật cho biết sau khi từ Vũ
Hán về Việt Nam hôm 07/01, Vũ Thị Thông có các biểu hiện nhiễm bệnh nên đã được
cách ly. Tuy nhiên sau đó Thông đã trở lại khỏe mạnh, không có dấu hiệu nhiễm
virus.
_
Phạm Thị Minh T. thừa nhận với công an rằng do thiếu hiểu biết, mình đã vi phạm
các quy định của pháp luật về cung cấp, đưa thông tin lên môi trường mạng.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình đưa tin sai do thiếu hiểu biết.
*
Động cơ: TLXH-5
_
Đưa tin cảnh báo để bảo vệ sức khỏe của người thân và bạn bè.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
_
8h30’ sáng 31/01, N.H.H.T (SN 1991, Đà Lạt) viết lên Facebook rằng: “Sáng nay
ở Đà Lạt cũng có một người bị cách ly vì nghi ngờ nhiễm corona rồi nha mấy chế...”.
Tuy nhiên T. xóa bài viết này vào buổi trưa.
|
_
Ngày 01/02, T. khai nhận với công an rằng mình vô tình đưa tin sai sự thật,
do nghe mẹ ruột đi ăn sáng về kể rằng một người ở Đà Lạt đã bị cách ly vì nghi
nhiễm virus corona. Sau khi biết đó là thông tin sai, T. đã chủ động gỡ bỏ.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình đưa tin sai do thiếu hiểu biết.
*
Động cơ: TLXH-5
_
Đưa tin cảnh báo để bảo vệ sức khỏe của người thân và bạn bè.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân.
|
KT
|
||
_
Ngày 25/01, nick FB đăng ảnh hình ảnh 1 lọ có tên "Cannine Coronavirus
Vaccine", và quảng cáo rằng "đã tìm ra văcxin diệt virus corona, nhập
khẩu từ Mỹ", giá tiêm 1 triệu đồng. Mấy ngày sau, nick Nguyễn Hà Như
đăng một lọ thuốc tương tự và bán với giá 200 USD. Cả hai đều nói sẽ đến tận
nhà để tiêm thuốc.
|
_
Ngày 05/02, trang FB “Kiểm Tin” chỉ ra rằng “Cannine Coronavirus Vaccine” là
một loại vaccine phòng 7 bệnh trên chó.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: KT
_
Bán hàng theo lối lừa đảo.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân
|
_
Ngày 27/01, Đ.T.Q (trú tại Hải Châu, Đà Nẵng) đăng vào 2 group FB “Hội mua
bán nhà và đất tại thành phố Đà Nẵng” và “nhóm Bất động sản Đà Nẵng” một bài
viết có nội dung: “Tại Nha Trang đã có rất nhiều người bị nhiễm virus từ
khách du lịch Trung Quốc. Bộ Y tế Việt Nam vẫn giấu kín thông tin này”. Bài
viết có 200 Likes và 150 Comments.
|
_
Ngày 30/01, Q. khai nhận với công an rằng mình đưa tin sai sự thật do thiếu
hiểu biết.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Có khả năng là cố tình bịa đặt.
*
Động cơ: KT
_
Có khả năng nhằm gây hoảng loạn, để tác động đến giá bất động sản. Tuy nhiên
khó xác minh.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
_
Ngày 28/01, trang Daily Beast đưa tin rằng một số thành viên của QAnon (phong
trào theo thuyết âm mưu ở Mỹ, cuồng Trump) đang bán một dung dịch mang tên
“Giải pháp Chất khoáng Kỳ diệu”. Họ quảng cáo rằng nó là nước uống trị bách bệnh,
từ ung thư, HIV cho đến COVID-19.
|
_
Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Mỹ cho biết dung dịch này là một thuốc
tẩy nguy hiểm.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ.
*
Động cơ: KT
_
Để bán hàng.
*
Tính tổ chức:
_
Lan truyền qua phong trào QAnon, dù không rõ vai trò của phong trào này trong
việc tạo tin đồn.
|
_
TTXVN đưa tin hôm 29/01: Các thành viên group FB “Theo dõi cảnh báo virus corona” (ở nước
ngoài) tung tin đồn về nguồn gốc của virus, về việc có 180.000 người tử vong ở
Trung Quốc, về những cách tự điều trị sai, đồng thời đưa link đến các địa chỉ
mua khẩu trang và dụng cụ y tế.
|
_
Trung Quốc phủ nhận con số 180.000 người tử vong. Các nhà khoa học và tổ chức
y tế khuyến cáo người bệnh liên lạc với các cơ sở y tế, không tự ý điều trị.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: KT
_
Gây hoảng loạn, câu view, nhằm bán khẩu trang và dụng cụ y tế.
*
Tính tổ chức:
_
Cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ.
|
_
Từ ngày 25 đến 29/01, Trung tâm Chống Tin tức Giả mạo ở Thái Lan đã nhận hơn
7.500 mục tin giả. Đa số tin giả xoay quanh các ca nhiễm bệnh không có thật,
việc chính quyền “bưng bít thông tin”, và việc một số mặt hàng có khả năng
“tiêu diệt virus”.
|
_
Hiện chưa có thuốc chữa virus COVID-19.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt hoặc lan truyền tin đồn.
*
Động cơ: KT
_
Gây hoảng loạn, câu view, nhằm bán hàng.
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ.
|
_
Ngày 02/02, nick FB Nguyễn Quyên viết: “Hiện tại bên Quyên đã có thuốc ngăn
ngừa đại dịch virus viêm phổi corona. (…) Lh: 0773464333”.
|
_
Hiện chưa có thuốc điều trị COVID-19.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Cố tình bịa đặt tin đồn.
*
Động cơ: KT
_
Bán hàng theo lối lừa đảo để trục lợi.
*
Tính tổ chức:
_
Cá nhân
|
_
Ngày 12/02, Jim Bakker (SN 1940, mục sư Tin Lành Mỹ chuyên truyền giáo trên
TV, cuồng Trump) bán lọ thuốc mang tên “Giải pháp Bạc” với giá 125 USD, và
nói nó trị được COVID-19. Sherrill Sellman, tiến sĩ về chữa bệnh theo lối tự
nhiên, xuất hiện trong chương trình để xác nhận điều này.
|
_
Trung tâm Quốc gia về Thực phẩm Bổ sung và Thay thế (NCCIH, do Quốc hội Mỹ
thành lập) cho biết “Giải pháp Bạc”, với thành phần chính là keo bạc, không
có tác dụng chữa bệnh như tuyên bố. Mặt khác nó gây một số tác dụng phụ có hại
cho sức khỏe.
_
Bằng cấp của Sherrill Sellman không được chính phủ và cộng đồng y khoa chính
thống ở Mỹ công nhận.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Vô tình bịa đặt do ngụy khoa học.
*
Động cơ: KT, TLXH-4
_
Bán hàng.
_
Lấy danh tiếng.
*
Tính tổ chức:
_
Nhánh tôn giáo và các doanh nghiệp ăn theo.
|
?
|
||
_
Ngày 23/01, H.T.L. (Liên Chiểu, Đà Nẵng) viết trên Facebook rằng "Đà Nẵng
phát hiện 2 ca nhiễm virus corona - Vũ Hán", kèm đường link bài báo
"Phát hiện 2 người Trung Quốc ở Vũ Hán nghi bị viêm phổi cấp tại sân bay
Đà Nẵng".
|
_
Ngày 31/01, L. khai nhận với công an rằng mình đưa tin sai sự thật do thiếu
hiểu biết.
_
Thông tin trong bài báo là đúng sự thật, tuy nhiên đã bị L. diễn dịch sai.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Khó xác định. Một tài khoản FB đã nhắc nhở rằng thông tin L. đưa là sai sự thật,
tuy nhiên L. không xóa bài hoặc đính chính.
*
Động cơ: ?
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ
|
_
TTXVN đưa tin hôm 29/01: Bài viết với tựa đề “Tinh dầu kinh giới tỏ ra
hiệu quả trong phòng chống virus corona” đã được share ít nhất 2.000 lần
trong nhiều group Facebook trên toàn cầu.
|
_
Bài gốc đã được đăng tải trên một trang mạng chăm sóc sức khỏe toàn diện
cách đây 10 năm. Các nhà khoa học khẳng định loại tinh dầu này không có tác
dụng chữa bệnh do virus corona mới gây ra.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ
*
Động cơ: ?
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ
|
_
Cuối tháng 1, mạng xã hội ở Malaysia tràn ngập tin giả rằng COVID-19 sẽ biến
người nhiễm thành zombie.
|
_
Bộ Y tế Malaysia đã viết Tweet phủ nhận tin đồn.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ
*
Động cơ: ?
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ
|
_
Khoảng ngày 01/02, trên mạng xã hội xuất hiện ảnh chụp một “phiếu xét nghiệm”
của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, theo đó Nguyễn Đức Trung ở quận Cầu Giấy,
Hà Nội có kết quả dương tính với virus corona.
|
_
Ngày 02/02, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết tờ kết quả xét nghiệm này
là giả, do (1) xét nghiệm liên quan đến virus corona không bao gồm việc đếm tải
lượng virus, (2) ngày lấy mẫu bệnh phẩm và ngày có kết quả trùng nhau, (3) bệnh
viện hiện không còn Khoa Xét nghiệm, (4) chữ kí người thực hiện và Trưởng
khoa là một.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Không rõ
*
Động cơ: ?
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ
|
_
Ngày 06/02, Lường Thị Lả (Điện Biên) dùng nick FB “Sương Đêm” viết như sau:
"Cả nhà ơi mẹ em vừa gọi điện bảo trên quê em có một bà chị đẻ con ra đứa
bé đã biết nói, đứa bé có nói là nếu thế giới này, nhà nào không luộc trứng
ăn thì sẽ chết hết, mỗi người ăn một quả trứng luộc sẽ thoát kiếp nạn này!
Không phải em mê tín đâu ạ! Cả nhà cứ luộc thử đi ạ!!! Biết đâu thoát được kiếp
nạn này!".
|
_
Ngày 11/02, Lả thừa nhận với công an rằng mình đã đưa tin sai sự thật.
|
*
Mức độ cố ý:
_
Khó xác định, do một mặt, Lả nói mình chỉ nghe theo lời mẹ, mặt khác, Lả thường
xuyên có hành vi câu view để bán hàng.
*
Động cơ: ?
*
Tính tổ chức:
_
Không rõ, do chưa làm rõ các yếu tố liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng (vốn
phức tạp trên địa bàn tỉnh Điện Biên).
|
Mời các bạn tiếp tục theo dõi chủ đề này ở bài sau
những lần nghiêm trọng như thế này mới thấy tình trạng tin giả, tin bẩn nguy hiểm như thế nào. Nó bùng phát một cách tràn lan và trở thành trò chơi mua vui của giới bán hàng online, bà mẹ bỉm sữa hay chiêu trò dụ dỗ, kích động của bọn rận chủ, phản động trong và ngoài nước. Chính vì thế người dân cần đề phòng và chắt lọc thông tin một cách kĩ càng.
Trả lờiXóatrong lúc cả thế giới đang ra sức chống dịch thì một số bộ phận nhỏ lại lợi dụng tình thế nguy cấp của mọi người trục lợi ích cá nhâ, sống ảo câu like câu view trên các dieecn đàn, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với dư luận về tình hình dịch bệnh, gây hoang mang tâm lý. những hành vi này thể hiện sự vô đạo đức, vô nhân đạo đối với xã hội chúng ta mà nói. chính vì vậy cần có những chế tài , biện pháp mạnh để xử lý
Trả lờiXóaKhó có thể hiểu được vì sao trong khi cả nước đang hoang mang, lo lắng để chống dịch thì có một số đối tượng lại đăng tin, đăng bài giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh theo hướng tiêu cực thay vì chấn an người dân. Có lẽ là vì mua vui chăng? hay có mục đích ý đồ xấu gì ở đây?
Trả lờiXóaTình hình về dịch bệnh COVID-19 luôn luôn được cập nhật trên cổng thông tin điện tử bộ y tế là chính xác, nhanh chóng. Vậy mà rất nhiều người đi nghe tin đồn, tin nhảm ở đâu rồi đăng lên các tin fake, không đúng sự thật. Cho đến hiện tại thì số người bị xử phạt vì đăng tin sai về dịch bệnh còn gấp nhiều lần số người mắc bệnh
Trả lờiXóa