Loa Phường
Ai tạo tin giả về
dịch COVID-19, và vì sao họ làm như vậy?
Dữ liệu trong Bảng
2 của bài “Danh sách tin giả về dịch COVID-19” cho thấy tin giả về dịch
COVID-19 xuất phát từ những đối tượng và động cơ như sau:
Động
cơ sâu xa
|
Người
tung tin
|
|
Chính trị
|
Chống
Nhà nước Trung Quốc |
_
Pháp Luân Công
_
Đối lập Trung Quốc ở hải ngoại (bao gồm Đài Loan)
_
Những nhóm chính trị chống ảnh hưởng của Trung Quốc ở các nước khác. Chẳng hạn:
các nhóm đối lập ở Việt Nam; Dany Shoham (cựu quan chức tình báo quân đội
Israel); Great Game India (tờ báo theo thuyết âm mưu ở Ấn Độ).
|
Chống
Nhà nước Việt Nam |
_
Việt Tân (gồm các cá nhân như Đoàn Thị Thùy Dương, Mã Tiểu Linh, Le Anh)
_
Các nick Facebook: Văn Sơn, Thùy Trang Nguyễn
|
|
Ca
ngợi
Nhà nước Việt Nam |
_
Các page theo khuynh hướng “Tự hào Việt Nam”
|
|
Chống
khoa học, công nghệ hiện đại |
_
Phong trào chống vaccine
_
Phong trào chống công nghệ 5G
|
|
Tâm lý
& Xã hội |
Kì
thị người Trung Quốc
|
_
Một số lãnh đạo Hồi giáo ở Malaysia
|
Kì
thị người da vàng hoặc di dân
|
_
Một số tờ báo và phong trào chính trị có khuynh hướng phân biệt chủng tộc, chống
di dân, chống giao thương với châu Á ở
Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Nga. Ví dụ: các báo Daily Mail (Anh), Courrier
Picard (Pháp), đài RT (Nga), trang Youtube của Paul Joseph Watson (Anh)…
|
|
Thu
hút người gia nhập giáo phái
|
_
Pháp Luân Công
_
Chùa Ba Vàng
|
|
Khẳng
định bản thân, muốn nổi tiếng
|
_
Một số người dùng mạng xã hội háo danh, chủ yếu trong độ tuổi từ 16 đến 35.
_
Một số nhân vật tôn giáo, tín ngưỡng như Lương Ngọc Huỳnh và Jim Bakker.
|
|
Bảo
vệ sức khỏe người thân, bạn bè
|
_
Một số người vô tình tạo hoặc lan truyền tin giả do thiếu hiểu biết.
|
|
Kinh tế
|
Kiếm
tiền
|
_
Một số cá nhân kiếm tiền nhờ cộng đồng mạng hoặc danh tiếng. Ví dụ: người bán
hàng online, người môi giới bất động sản, MC giải bóng đá nghiệp dư,…
_
Một số người bán thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dụng cụ y tế tại Thái Lan,
Việt Nam, Mỹ. Một bộ phận trong số này (như Jim Bakker, QAnon) có tính chất
tôn giáo, và tận dụng tâm lý mê tín dị đoan khi bán thuốc.
_
Một số phóng viên giật title sai nội dung để tăng view cho bài viết. Ví dụ:
An Dy (báo Thanh Niên), Huyền Lê (báo VnExpress).
|
Qua bảng trên, có
thể thấy người tung tin đồn rất đa dạng về mặt thành phần.
Về mặt học vấn và
công việc, họ trải từ những học sinh háo danh và người dân thiếu hiểu biết, cho
đến những lãnh đạo tôn giáo và một chuyên gia về vũ khí sinh học.
Về mức độ tổ chức,
họ gồm nhiều cấp độ như cá nhân; phong trào (VD: phong trào chính trị, tôn
giáo, lối sống); tổ chức (VD: doanh nghiệp, tòa soạn báo, giáo phái, hội đoàn
chính trị).
Về khuynh hướng
chính trị, họ bao gồm (1) Các nhóm chống ảnh hưởng của Trung Quốc; (2) Các nhóm
chống chính quyền (tại Trung Quốc, Việt Nam) hoặc chống cấu trúc xã hội hiện
hành (Mỹ); (3) Các nhóm phân biệt chủng tộc và chống nhập cư (ở Mỹ, Anh, Úc,
Pháp, Nga); (4) Các nhóm chống khoa học, công nghệ (như phong trào chống
vaccine hoặc 3G); (5) Các nhóm có nhu cầu khẳng định căn cước bị tổn thương của
mình (như “Tự hào Việt Nam” và Hồi giáo Malaysia). Số này bao gồm cả cánh tả lẫn
cánh hữu (VD: Jordan Sather chống Trump kịch liệt, trong khi Jim Bakker và
phong trào QAnnon cuồng Trump). Tin đồn ít xuất phát từ cánh trung tả và trung
hữu ở phương Tây, hay các nhóm ôn hòa xanh/đỏ ở Việt Nam.
Về khuynh hướng
tôn giáo, họ có sự góp mặt của Pháp Luân Công, Hồi giáo cực đoan, Tin Lành cực
đoan, và Đạo giáo phù thủy.
Về khuynh hướng trục
lợi kinh tế, họ trải từ những người bán hàng trên mạng, những doanh nghiệp bán
dụng cụ y tế hoặc thực phẩm chức năng, cho đến những bộ phận muốn chống nhập khẩu
hàng hóa từ Châu Á.
Bức tranh đa dạng
này cho phép chúng ta rút ra 2 nhận định:
Thứ nhất, nguyên
nhân của tin giả không phải là một nhóm chính trị, xã hội hoặc tôn giáo cụ thể
(VD: “nhà báo”, “phản động”, “cuồng Trump”, “bọn bán hàng trên mạng”, “người
thiếu hiểu biết”…). Thay vào đó, vấn đề nằm ở luật chơi trên Internet hiện nay,
theo đó sự phát triển của mạng xã hội mà smartphone khiến thông tin mang tính
phân mảnh ngày một phổ biến hơn, và người dân được trao nhiều quyền lực thông
tin hơn tinh thần trách nhiệm hiện có của họ. Vì vậy, ngoài việc xử lý từng đối
tượng tung tin giả, cần nâng cao năng lực xử lý thông tin của người dân, khuyến
khích các cơ chế tự quản của cộng đồng mạng, và hoàn thiện pháp luật để quản lý
Internet.
Thứ hai, các nhóm
chính trị và tôn giáo cực đoan dễ tạo tin giả hơn các nhóm ôn hòa, có thể vì 2
lý do. Một: các nhóm cực đoan không theo dõi thông tin đa chiều và lắng nghe
quan điểm trái chiều, trong khi các nhóm ôn hòa làm được điều này. Hai: các
nhóm cực đoan cần tìm phương tiện (bao gồm tin giả) để khẳng định giá trị của bản
thân hoặc tiêu diệt đối thủ; trong khi các nhóm ôn hòa cần tìm phương tiện (bao
gồm phương pháp khoa học và các hệ thống chống tin giả) để bảo vệ mình trước dịch
bệnh, đồng thời hiểu và chung sống với các thành phần khác trong xã hội. Vì vậy,
nên trang bị năng lực chống tin giả cho các nhóm ôn hòa thuộc nhiều khuynh hướng
khác nhau, để huy động họ khi cần.
Dù tin giả được
tung ra từ lực lượng nào, nó cũng đẩy người dân vào những hiểu lầm tai hại
trong dịch bệnh. Người đọc tin giả sẽ góp phần khiến dịch bệnh lan rộng, từ đó
gây nguy hiểm cho bạn bè, người thân của họ, và cho chính kẻ tung tin. Vì vậy, nếu
bạn đang tung tin giả nhân danh những mục đích tốt, nên nhớ tin giả có bản chất
là xấu, và sẽ quay lại làm hại bạn cùng những gì mà bạn muốn bảo vệ.
(Còn nữa)
Nhìn những đối tượng nằm trong danh sách những đối tượng tung tin giả trong tình hình bùng phát dịch corona thì chúng ta có thể thấy chiếm phần đông chính là những kẻ có xu hướng chống phá là nhà nước ta, chống lại chính quyền và phá hoại những thành quả mà ta đã đạt được. Đây hẳn nằm trong những âm mưu sâu xa của bọn chúng
Trả lờiXóaXem sơ qua thì thấy toàn bọn có những mục đích có lợi cho cá nhân cả, không ai thực chất vì mục đích có lợi cho dân tộc vì thật ra nếu vì lợi ích dân tộc thì bọn chúng đã im lặng và lặng lẽ cống hiến rồi thay vì ngồi tung tin giả. Bọn này với đám rận chủ ba que về bản chất cũng không khác nhau cho lắm
Trả lờiXóaNói chung thì tuyệt đại đa số người dân Việt nam vẫn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và tin vào chính mình rằng chắc chắn, Việt Nam sẽ ngăn chặn và dập tắt được dịch bệnh này. Thế nhưng có một số người, vì yếu bóng vía cũng có, vì muốn thu hút sự chú ý của dư luận cũng có và vì dụng ý xấu, “đục nước béo cò” cũng có đã tạo ra, tán phát và chia sẻ các thông tin thất thiệt về diễn biến của dịch “Viêm phổi cấp 2019-nCoV” tại Việt Nam. Hãy là người đọc văn minh, sáng suốt để không bị đánh lừa bởi tin giả.
Trả lờiXóaBài báo đã cung cấp về cơ bản và chính xác những thông tin cần thiết về nhóm đối tượng này. Cần chia sẻ và lan tỏa rộng rãi để chúng ta cùng chung tay phòng chống và không để bị rơi vào bẫy và chiêu trò của đám này. QUyết chống dịch và không để bọn này thực hiện được mục đích và ý đồ của mình
Trả lờiXóaThế giới cũng công nhận năng lực phòng chống dịch của Việt Nam. Quốc gia có nền y học hiện đại, năng lực y tế dự phòng tốt như Hoa Kỳ cũng đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống dịch của nước ta. Trong khi đó, nhiều kẻ rảnh rỗi lại suốt ngày cào phím tung tin đồn thất thiệt, tạo hoài nghi về công cuộc phòng, chống dịch Covid 19. Những kẻ thích lợi dụng bệnh dịch để tạo mưu đồ xấu thì cẩn thận, lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt đấy.
Trả lờiXóaKhông gì làm người ta suy sụp nhanh bằng nỗi sợ tinh thần. Chúng ta sợ dịch bệnh đôi khi không phải vì sợ chết mà sợ những người thân yêu của mình phải chết. Nương theo yếu tố tâm lý sợ sệt vô cùng nhân bản của chúng ta, bọn lưu manh núp dưới vỏ bọc “vì dân chủ, vì cộng đồng” đã điên cuồng tung ra vô số bài viết với số liệu tự sáng tác, vẽ nên một cơn đại dịch không khác gì ngày tận thế. Động cơ của chúng nó từ thâm hiểm sâu xa như phá hoại uy tín của Đảng, Nhà nước, phá hoại mối quan hệ ngoại giao của VN-TQ cho đến thực dụng hơn là để... bán khẩu trang hoặc câu follow bán hàng online.
Trả lờiXóaDù tin giả được tung ra từ lực lượng nào, nó cũng đẩy người dân vào những hiểu lầm tai hại trong dịch bệnh. Người đọc tin giả sẽ góp phần khiến dịch bệnh lan rộng, từ đó gây nguy hiểm cho bạn bè, người thân của họ, và cho chính kẻ tung tin. Tin tức về bệnh dịch được dịch thuật một cách cẩu thả, vô lương tâm, vô tri giác tung lên mạng không chỉ qua mạng xã hội mà đau đớn thay từ cả những bài báo chính thống của những tờ báo to.
Trả lờiXóaTrong số những người tung tin giả để câu View, câu Like, tăng tương tác, một số người muốn đùa nghịch hoặc nổi tiếng, trong khi số khác dùng lượng tương tác thu được để phục vụ động cơ kinh tế hoặc chính trị. Vậy nên mỗi người hãy thật sự cảnh giác khi tiếp nhận thông tin để không trở thành con bò bị dắt mũi.
Trả lờiXóaVì một chút lợi ích cá nhân và những mục đích sâu xa mà bọn chúng không từ thủ đoạn , ra sức viết tin bậy bạ để tuyên truyền, lôi kéo những người dân cả tin , xúi giục họ làm những điều phản khoa học. Hay là những tin tức về dịch bênh được dịch một cách cẩu thả, vô lương tâm, thiếu trách nghiệm...những điều đó đều đáng bị lên án
Trả lờiXóatin giả ngày càng tràn lan trên mạng xã hội, tin giả ngày càng được ngụy trang làm người đọc lầm tưởng đó là thật. Buồn thay người đọc tin giả sẽ góp phần khiến dịch bệnh lan rộng, từ đó gây nguy hiểm cho bạn bè, người thân của họ, và cho chính kẻ tung tin. Vì vậy người dân hãy thật sự thận trọng khi tiếp cận các nguồn thông tin và chỉ chia sẻ nhưng thông tin chính thống từ WHO, chính phủ.
Trả lờiXóaDù tin giả được tung ra từ lực lượng nào, nó cũng đẩy người dân vào những hiểu lầm tai hại trong dịch bệnh. Người đọc tin giả sẽ góp phần khiến dịch bệnh lan rộng, từ đó gây nguy hiểm cho bạn bè, người thân của họ, và cho chính kẻ tung tin. Vì vậy, nếu bạn đang tung tin giả nhân danh những mục đích tốt, nên nhớ tin giả có bản chất là xấu, và sẽ quay lại làm hại bạn cùng những gì mà bạn muốn bảo vệ.
Trả lờiXóatin gia xuất hiện tràn lan trên các trang báo, với nhất nhiều thể loại, nếu chúng ta không tỉnh táo đọc các thông tin một cách kĩ lưỡng thì sẽ bị rơi vào bẫy mà bọn chúng đã giăng sẵn. vì vậy mong mọi người chú ý, tìm đọc ở nhuwxg trang báo chính thống có thông tin xác thực rõ ràng.
Trả lờiXóa