Loa Phường
Sáng 09/01/2020, quá trình thu hồi
khu đất sân bay Miếu Môn đã làm nảy sinh một vụ va chạm bạo lực, khiến 3 cảnh
sát và 1 đối tượng bạo động tử vong. Nhân đó, các bộ phận của dư luận phi chính
thống đã tuyên truyền về sự kiện này theo nhiều hướng khác nhau, để phục vụ cho
mục đích chính trị riêng của từng nhóm.
Trước khi bàn về bản chất của vụ việc,
chúng tôi xin điểm lại những diễn biến chính của nó.
Năm 2016, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội đã xảy ra vụ tranh chấp quyền sử dụng khu đất sân bay Miếu
Môn. Trong đó, nhóm dân địa phương do Lê Đình Kình dẫn đầu coi đây là đất
nông nghiệp; còn chính quyền địa phương xem đây là đất quốc phòng, cần giải
phóng mặt bằng để tập đoàn Viettel xây công trình quân sự. Năm 2017, nhóm Lê Đình Kình bắt đầu có biểu hiện vi phạm pháp luật, khi làm bạo động bắt giữ 38 cảnh
sát, đồng thời phối hợp với các tổ chức chống chế độ để làm truyền thông trên mạng
xã hội. Ngày 25/04/2019, Thanh tra Chính phủ đưa ra “kết luận cuối cùng” về vụ
việc, theo đó đất có tranh chấp ở Đồng Tâm là đất quốc phòng. Ngày 25/11/2019,
Thanh tra Chính phủ tổ chức buổi đối thoại với cư dân xã Đồng Tâm, nhóm bạo động
nhận giấy mời nhưng không đến, lấy lí do sự kiện không diễn ra ở địa điểm họ đề
nghị.
Cuối tháng 12/2019, một số đơn vị của
Bộ Quốc phòng đã phối hợp với lực lượng chức năng thúc đẩy việc giải phóng mặt
bằng khu đất theo kế hoạch. Theo lời kể của Lê Đình Công, Lê Đình Quang trên mạng
xã hội và RFA, thì từ ngày 29/12/2019, các cơ quan liên quan đã bắt đầu tập
trung CSCĐ, dân quân, xe cảnh sát, xe chữa cháy, xe cứu thương ở trường bắn Miếu
Môn; đồng thời dùng loa phóng thanh kêu gọi nhóm bạo động giao nộp vũ khí. Ngày
04/07, khi lực lượng chức năng chuẩn bị xây tường rào bao quanh khu sân bay Miếu
Môn, nhóm bạo động đánh kẻng, đổ người mang vũ khí ra chặn, đe dọa rằng họ biến
khu đất “thành bãi chiến trường đẫm máu”:
Từ đêm 06/01/2020, xã Đồng Tâm bị cắt
Internet, tuy nhiên nhóm bạo động vẫn liên lạc được với các tổ chức chống đối ở
bên ngoài, như ảnh chụp màn hình phía trên cho thấy.
Để xử lý dứt điểm các hành vi bạo động,
chống người thi hành công vụ, khoảng 23h40’ ngày 08/01/2019, khoảng 1000 cảnh
sát cơ động đã tập kết tại Ba Thá, gần xã Đồng Tâm. Một clip Livestream của
nhóm bạo động cho thấy lúc 4h sáng 09/01, khi CSCĐ bắt đầu di chuyển vào làng,
nhóm bạo động đánh kẻng tập hợp người và dùng vũ khí gây nổ để chống trả:
Hình ảnh trên clip khớp với lời kể của
Đại tá Nguyễn Bình (Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hà Nội) - theo
đó "Khi các cơ quan chức năng vào cổng làng là các đối tượng tấn công
ngay, rất manh động, ném 2 quả lựu đạn, bom xăng"; khiến 3 cảnh sát hy
sinh.
Theo thông báo sau đó của cơ quan
Công an, thì những người hy sinh gồm Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh (Phó Trung đoàn
trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công
an); Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân (SN 1992, công tác tại Trung đoàn Cảnh sát
cơ động Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động) và Trung úy Phạm Công Huy (SN
1993, công tác tại Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát
Phòng cháy, Công an thành phố Hà Nội).
Đến 05h40’ sáng, phía bạo động có 1
người bị thương do bị bắn vào tay, khoảng 20 người “cố thủ” trong nhà Lê Đình
Kình:
Trưa 09/01, báo chí chính thống đưa
tin rằng các đơn vị chức năng đã hoàn tất việc bắt giữ các đối tượng, khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vụ việc
gây thương vong cho 4 người, gồm 3 cảnh sát và 1 đối tượng bạo động.
Ngày 10/01, chính quyền địa phương
thông báo rằng đối tượng bạo động tử vong là Lê Đình Kình, đồng thời bàn giao
thi thể của ông Kình cho người nhà để mai táng, sau khi hoàn tất việc khám nghiệm
tử thi. Khi ghi hình thi thể và trả lời phỏng vấn trên mạng xã hội, người nhà
ông Kình cho biết ông chết ngay trên giường tại lầu 2 của căn nhà, do trúng 1
viên đạn ở đầu và 1 viên đạn ở tim, trên giường vẫn còn vết máu:
Cơ quan Công an cho biết Lê Đình Kình
chết khi đang cầm 1 quả lựu đạn trên tay. Ngoài ra, tại hiện trường, công an
thu giữ 8 quả lưu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và
nhiều pháo nổ:
Trong ngày 09/01, fanpage của CSCĐ viết
rằng lượng thương vong bao gồm 6 cảnh sát, trong khi nhóm bạo động viết rằng lượng
thương vong gồm cả Lê Đình Công, Lê Đình Chức, và con nhỏ 3 tháng tuổi của Lê
Đình Uy. Tuy nhiên, cơ quan Công an tái khẳng định rằng chỉ có 3 cảnh sát hy
sinh; và thông tin sau đó cho biết con của Lê Đình Uy vẫn an toàn, trong khi Lê
Đình Công, Lê Đình Chức bị thương nặng và đang được điều trị tại bệnh viện.
Sau khi xem xét chuỗi diễn biến trên,
chúng tôi xin đưa ra 5 ý kiến.
Thứ nhất, nếu nhìn vấn đề từ góc độ
pháp luật, thì quá trình “tranh chấp” khu đất sân bay Miếu Môn đã kết thúc sau
buổi đối thoại ngày 25/11/2019. Cơ quan chức năng đến xã Đồng Tâm ngày 04 và
09/01/2020 để thực thi các quyết định của pháp luật, chứ không phải để “tranh
chấp đất đai”.
Thứ hai, vì nhóm bạo động đem vũ khí
ra chiếm giữ khu đất sân bay từ ngày 04/01/2020, đồng thời tuyên bố “tử chiến”
với cơ quan chức năng, báo chí chính thống đã đúng khi viết rằng họ ngăn cản
người thi hành công vụ.
Thứ ba, hành vi của nhóm bạo động
không thuộc diện “tự vệ chính đáng”, phần vì lý do vừa nêu, phần vì họ sử dụng,
sở hữu các vũ khí thuộc danh mục bất hợp pháp.
Thứ tư, nếu cơ quan chức năng chứng
minh được rằng họ đến thôn Hoành sáng 09/01 để bắt giữ nghi phạm có dấu hiệu
tàng trữ vũ khí, cản trở người thi hành công vụ; thì hoạt động của họ không thuộc
diện “giải phóng mặt bằng”, vì vậy không trái luật khi được thực hiện vào buổi
đêm hoặc rạng sáng. Trên thực tế, chính Lê Đình Công trong các livestream trước đó tuyên bố đã chuẩn bị lựu đạn, bom xăng giết hại các chiến sỹ công an vào làng, nên việc chứng minh cần phải trấn áp kẻ phạm tội khủng bố, bạo loạn là yêu cầu cần thiết, bắt buộc và cấp bách.
Thứ năm, không có lý do để khẳng định
rằng cảnh sát bắn công Kình để “đánh rắn dập đầu”, hoặc để trả thù cho đồng đội.
Động cơ “đánh rắn dập đầu” không hợp lý, vì việc ông tử vong gây hiệu ứng truyền
thông bất lợi cho nhiều bên liên quan. Động cơ trả thù không hợp lý, vì ông
Kình là đối tượng bạo động duy nhất tử vong tại hiện trường khi sự việc diễn ra.
Bên cạnh đó, vị trí của vết đạn trên thi thể ông liên quan đến dụng ý bắn hạ
nhanh hơn là dụng ý hành hạ.
Các anh, ngu cũng phải vừa vừa thôi chứ. Vụ công an tấn công, bắt giữ ông Kình không phải là vụ cưỡng chế đất đai mà nó là bắt giữ tội phạm. Với mấy loại thảo khấu như Lê Đình Kình, Lê Đình Công, đáng nhẽ phải dùng B40, B41 mà táng vào, chứ đừng nói là bắt ban ngày hay ban đêm.
Trả lờiXóaNếu vụ Đồng Tâm xẩy ra ở Mỹ thì như thế nào? Năm 1985 chính quyền vì hoà bình của Mỹ là Philadelphia đã huy động hơn 500 lính và nhiều xe thiết giáp, b.ắ.n hơn 10.000 viên đ.ạ.n thị uy để lấy đất phục vụ cho việc của chính quyền. Người “dân“ vùng lên làm tèo 1 anh cảnh sát, ngay lập tức chính quyền ra lệnh lui binh… hỡi ôi, một chính quyền vì dân. Còn nhìn lại ở VN thì đừng hỏi tại sao cảnh sát lại xuất hiện khi lũ súc vật Lê Đình KÌnh gây rối.
Trả lờiXóaCSCĐ là đang thực hiện trấn áp số đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng đang trốn trong thôn Hoành, Đồng Tâm mà cụ thể là tại khu nhà của Lê Đình Công, Lê Đình Kình. Nhân đạo với lũ chó phản loạn là tàn nhẫn với bản thân mình. Các ông hay luôn nhớ điều đó, và phải giết chết bọn chúng từ trong trứng nước, phải thật tàn nhẫn với bọn chúng và mặc kệ bất cứ ai và bất cứ tổ chức,và quốc gia nào phản đối, sống ở Việt Nam thì phải chơi theo luật của Việt Nam.
Trả lờiXóaKhi lực lượng Công an mà nòng cốt là Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ Đô (thuộc Bộ) kết hợp với Tiểu đoàn Đặc nhiệm 1 và Công an địa phương triển khai quân đến Miếu Môn thì số đối tượng phá hàng rào tháo chạy vào thôn Hoành, Đồng Tâm. Theo quy định pháp luật thì lực lượng Công an được quyền truy bắt những kẻ vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng.
Trả lờiXóanhững luận điệu xuyên tạc từ những con người hóng thông tin từ mạng Internet mà nghĩ ra đủ thứ thuyết âm mưu miễn là nó dùng để chống chính quyền khiến chúng ta không lạ lẫm nữa. Nhưng sự thật là cũng có nhiều người lại nghe theo, tin theo những luận điệu ngây thơ đến lạ lùng của chúng
Trả lờiXóangay từ khi sự việc diễn ra, đám rân chủ và phản động đã liên tục đăng tải các thông tin sai sự thật nhằm hướng lái dư luận theo hướng chính quyền tiến hành cưỡng chế đất sai quy định, tiến hành vây bắt có chủ ý đối với gia đình ông Lê Đình Kình dẫn tới vụ đụng độ hay chính quyền cố tình vu vạ cho các thành viên tổ Đồng Thuận là những kẻ khủng bố hay giết người. Thậm chí, chúng còn tung tin là con cháu nhà ông Kình không lâu sau khi bị bắt cũng đã chết một vài người. Từ đó, kêu gào sự can thiệp từ bên ngoài đối với sự việc Đồng Tâm lần này.
Trả lờiXóacon cháu nhà ông Lê Đình Kình còn sống khỏe re, chỉ hơi “mập mạp” sau khi bị các chiến sỹ cảnh sát cơ động dùng biện pháp mạnh trấn áp. Ngoài ông Lê Đình Kình bị hạ tại chỗ khi tay cầm lựu đạn thì đám con cháu nhà này không ai có tinh thần quyết tử cả, đang rất hợp tác với cơ quan điều tra và tỏ ra vô cùng hối lỗi, đổ tại cha con nhà Kình, Công xui chúng vi phạm pháp luật. Đúng là tình họ hàng chắc có bền lâu.
Trả lờiXóaviệc tổ chức tấn công, trấn áp lúc 4 giờ sáng ngày 9/1 vừa qua không phải là một vụ cưỡng chế đất mà như chính như lời Lê Đình Công thì do các đối tượng này đã tổ chức tấn công, khiêu khích trước nên lực lượng Công an mới tiến hành các biện pháp trấn áp. Do đó, các vị không thể dẫn luật về việc công an không được cưỡng chế đất vào lúc 4 giờ sáng.
Trả lờiXóaviệc tấn công này là hoàn toàn có chủ ý nhằm dẫn dụ các lực lượng chức năng vào thôn Hoành, nơi chúng đã chuẩn bị đầy đủ các công cụ, phương tiện gây sát thương nhằm mục đích gây thiệt hại về người cho lực lượng chức năng, khiến lực lượng chức năng phải chùn bước.
Trả lờiXóaChính Công đã khai một cách rành mạch về việc mình chi 33 triệu để mua lựu đạn, cùng làm với các thành viên khác gần 4 két bia xăng cũng như chuẩn bị nhiều hung khí khác. Động cơ giết người của các đối tượng là quá rõ ràng.
Trả lờiXóaviệc cắt sóng, ngăn cản đám rân chủ hay phóng viên nước ngoài vào hiện trượng lúc xảy ra vụ đụng độ chính là việc bảo đảm mạng sống cho họ khi tình hình đang vô cùng phức tạp, lỡ có ăn nhầm con dao phóng thì số ở ngoài lại bù lu lên là lực lượng Công an cố tình phi.
Trả lờiXóachính là bịp miệng xuyên tạc tình hình của số đối tượng này, không để các đối tượng này làm phức tạp tình hình ở đây lên. Cũng qua đoạn phóng sự trên, ta có thể thấy ông Lê Đình Kình đã cung cấp nhiều thông tin không đúng để các đối tượng Lê Dũng Vova, Hồ Cương Quyết, Tony Tuấn, Tuấn Đà Nẵng xuyên tạc sự thật, sử dụng để chống phá chính quyền và nhận tiền từ đám phản động, rân chủ này.
Trả lờiXóacó thể thấy mức độ nghiêm trọng và hậu quả nặng nề mà các đối tượng quá khích gây ra khi chúng tấn công lực lượng chức năng bằng lựu đạn, bom xăng, dao phóng… Các đối tượng quá khích đã có sự chuẩn bị kỹ càng cũng như thừa sự liều lĩnh để chống trả.
Trả lờiXóaNếu các lực lượng chức năng không hành động trước, thì rất có thể các lực lượng thi công, người dân vô tội bị gặp nguy hiểm, tài sản Nhà nước bị phá hủy. Thiệt hại mà các đối tượng gây ra có thể lớn hơn rất nhiều.
Trả lờiXóa