Loa Phường
Vụ việc các chuyên gia Nhật Bản tiến hành dự án cải tạo sông Tô
Lịch từ hồi tháng 4/2019 đến nay đã có nhiều diễn biến mới, và dần chuyển hướng
sang chuyện các chuyên gia Nhật Bản không tuân thủ yêu cầu của UBND TP. Hà Nội.
“Cụ thể,
việc mời các cơ quan báo chí, sử dụng thông tin truyền thông trong quá trình
thử nghiệm để khuếch trương công tác thí điểm khi chưa có kết quả thử nghiệm;
không phối hợp với các cơ quan khi xử lý thông tin gây ảnh hưởng không tốt đến
dư luận xã hội.” (Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP. Hà Nội)
Tuy nhiên, giới báo chí lại được một phen xôn xao khi các chuyên
gia Nhật Bản cũng lên tiếng để bảo vệ cho hành động và danh dự của mình. Cuộc
phản biện của phía chuyên gia Nhật Bản có chiều hướng ngày càng đi xa hơn so
với mục đích ban đầu là cải tạo nước sông Tô Lịch.
Thực tế là, công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản đã không làm sạch
được nước sông, với bằng chứng cực kỳ rõ ràng khi đàn cá Koi mà các chuyên gia
Nhật Bản thả xuống khu vực nước thử nghiệm lờ đờ, chết ngửa bụng sau 2 ngày ở
bể xử lý nước sông Tô Lịch.
Trước bằng chứng này, nhiều người cho rằng phía chuyên gia Nhật
bị “chơi đểu”; song với việc camera bật liên tục và bảo vệ canh chừng bể chứa
nước 24/24, việc “chơi đểu” là không thể xảy ra. Phía chuyên gia Nhật cũng
không hề biện hộ được cho việc cá Koi chết ngửa bụng sau 2 ngày ở bể xử lý nước
sông Tô Lịch, vậy nên đã phải di chuyển đàn cá Koi sang khu vực hồ Tây.
Việc các chuyên gia Nhật Bản không thể làm sạch được nước sông
Tô Lịch cũng thể hiện ở địa điểm thí điểm xử lý nước. Địa điểm thí điểm vốn
không phải khu đông dân cư, nên về cơ bản thì nước sông Tô Lịch cũng ít bị ô
nhiễm hơn ở những khu vực như đoạn Láng giao Ngã tư sở. Vậy mà đàn cá Koi thí
nghiệm ở địa điểm này vẫn chết, chứng tỏ rằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật
Bản vốn không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
Trên thực tế, việc xử lý nước sông Tô Lịch bằng giải pháp của
Nhật Bản chỉ là cách giải quyết phần ngọn, tức là xử lý làm sạch trực tiếp qua
công nghệ lọc nước. Tuy nhiên, cách thức này đã cho thấy rằng nó tốn kém và
không đạt hiệu quả cao, vì lượng xả thải đổ vào sông Tô Lịch từ các khu dân cư
lớn gấp nhiều lần so với lượng nước mà các máy lọc có thể xử lý và làm sạch.
Những điều trên cho thấy, việc các chuyên gia Nhật hướng mũi dìu
dư luận vào UBND TP. Hà Nội thực chất chỉ là hành động nhằm lấp liếm việc chính
họ cũng không thể làm sạch nước sông Tô Lịch với giải pháp Nano-Bioreactor mà
họ vốn rất tự hào. Giải pháp đó có thể hiệu quả ở Nhật, khi mà các nguồn nước
xả ra sông, biển được kiểm soát kỹ càng, còn ở Việt Nam, bỏ qua việc kiểm soát
nguồn xả thải mà cố tình lọc nước sông Tô Lịch chính là chặt gốc lấy ngọn, và
việc làm sạch nước có thể có kết quả chốc lát, nhưng chỉ cần có nguồn xả thải
đổ ra thì mọi thứ lại trở về y như cũ. Lúc này, dù có là công nghệ Nhật hay Tây
thì cũng đều vô dụng.
Vậy nên, đã đến lúc cần xem xét ý kiến của chủ tịch UBND TP. Hà
Nội Nguyễn Đức Chung. Khi bàn về việc xử lý nước sông Tô Lịch, ông Chung khẳng
định không có công nghệ nào xử lý được 180.000 mét khối nước thải đang xả xuống
sông Tô Lịch mỗi ngày, mà không thu gom. Do vậy, để có thể làm sạch triệt để
sông Tô Lịch, trước tiên cần có biện pháp để thu gom lượng xả tải từ các đường
ống cống thông ra sông Tô Lịch; hoặc xây dựng hệ thống đường cống mới, ngăn
không cho nước thải xả xuống sông nữa.
Đây mới là cách hợp lý và xử lý vấn đề từ gốc. Và sau đó, có thể
xem xét đến việc ứng dụng công nghệ nước ngoài để làm sạch nước sông. “Hàng
ngoại” chỉ chất lượng khi ta biết dùng đúng lúc và đúng chỗ, chứ không phải cứ
đè ra dùng là sẽ thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét