Dự định lấy tên hai giáo sĩ Francisco De Pina
(Bồ Đào Nha) và Alexandre de Rhodes (Pháp) để đặt tên đường tại thành phố Đà
Nẵng đã gác lại, song dư âm của nó vẫn còn đến hôm nay, với cả những ý kiến ủng
hộ và phản đối.
Bên ủng hộ thì cho rằng: De Pina và De Rhodes
có công trong việc phổ biến chữ quốc ngữ tại Việt Nam, vì vậy việc đặt tên hai
người ngoại quốc ở Việt Nam để tri ân là điều dễ hiểu và nên làm.
Bên phản đối thì cho rằng: cái gọi là “chữ
quốc ngữ” thực chất chỉ là một công cụ mà thực dân Pháp dùng để áp lên Việt Nam,
vì những sắc lệnh sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên tại Việt Nam là do Phó Đề đốc
Marie Gustave Hector Ohier bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong
các công văn ở Nam Kỳ (nghị định ngày 22/2/1869) và do Thống đốc Nam Kỳ Lafont
ký cũng đề ra cái mốc hẹn trong bốn năm (tức năm 1882) thì phải chuyển hẳn sang
chữ Quốc ngữ (nghị định ngày 6/4/1878). Như vậy, chữ quốc ngữ chẳng qua chỉ là
một trong nhiều phương tiện mà thực dân Pháp dùng để “đồng hóa” dân Việt, và vì
thế nên không có lý do gì để kỉ niệm hay tôn vinh hệ chữ này.
Những luận điểm bất thường
Trên thực tế, mỗi bên đều đưa ra được những lý
lẽ hợp lý cho quan điểm của mình, tuy nhiên, cả hai bên đều có những điều thiếu
sót.
Thứ nhất, nếu muốn tri ân những người có công
hình thành và phát triển chữ quốc ngữ tại Việt Nam, thì hai cái tên De Pina và
De Rhodes đưa ra là chưa đủ. Công lao còn thuộc về rất nhiều tu sĩ khác như
Antonio Barbosa, Gaspar do Amaral,... Đặc biệt, chính De Rhodes còn phải thừa
nhận rằng ông chỉ đang làm tiếp những gì Amaral đang làm dở. Cuốn “Từ điển Việt
– Bồ - La” được dư luận tôn vinh của De Rhodes thực chất cũng chỉ là một sự
tiếp nối từ hai cuốn “Từ điển Việt – Bồ - La” trước đó của Barbosa, Amaral. Thậm
chí, theo thông tin nhà nghiên cứu Hoàng Dũng trình bày trong buổi tọa đàm "Sự
hình thành về những ý tưởng cải cách chữ quốc ngữ" diễn ra tại l’Espace, thì
việc tách rời từng âm tiết trong tiếng Việt (thay cho các gạch nối) cũng là do
Amaral thực hiện.
Như vậy, thực chất thì De Rhodes không phải
người sáng tạo ra chữ quốc ngữ, vì trước De Rhodes, Pina đã sử dụng thông thạo
tiếng Việt và dạy De Rhodes thứ tiếng này rồi. Và công lao của De Rhodes đơn
giản chỉ là thu thập thêm các từ ngữ tiếng Việt. Vậy thì, nếu muốn tri ân bằng
cách đặt tên đường, chúng ta buộc phải tri ân nhiều hơn hai người. Và
thực tế là công lao của Alexander de Rhodes không lớn lao như những gì dư luận
lề trái truyền thông. Cái sai của những người ủng hộ đặt tên đường
chính là việc không phân biệt và nhận thức rõ cá nhân nào mới thực sự có công
lao đối với chữ quốc ngữ, vì không nhận thức rõ nên chỉ xuôi chiều và ủng hộ mà
không biết thật ra mình đang ủng hộ cho cái gì.
Thứ hai, việc nói rằng chữ quốc ngữ là công cụ
xâm lược của thực dân Pháp thực chất là chưa đầy đủ. Thực tế thì, chữ quốc ngữ
đã được các giáo sĩ dòng Tên truyền bá tại Việt Nam từ thế kỷ XVII, với mục
đích truyền đạo Thiên Chúa giáo và lan tỏa ảnh hưởng đến các giáo dân, đồng
thời thu hút thêm nhiều con chiên hơn nữa trên con đường mở rộng nước Chúa.
Như vậy, thật ra trước khi là công cụ xâm lược
của thực dân Pháp, chữ quốc ngữ đã là “công cụ xâm lược” của các linh mục Thiên
Chúa giáo rồi. Thực dân Pháp chỉ sử dụng chữ quốc ngữ vì đó là sản phẩm có sẵn
mà thôi.
Chữ quốc ngữ, Công giáo, và âm mưu bành trướng
thế lực
Nhiều người cho rằng không nên gắn văn hóa với
chính trị, cũng như không nên gắn chữ quốc ngữ với những mục đích chính trị của
thực dân Pháp. Tuy nhiên, ngay từ đầu, sự ra đời của chữ quốc ngữ đã
mang tính chính trị trong lĩnh vực tôn giáo: chữ quốc ngữ là sản phẩm
của những “chiến binh” của Giáo hoàng, và càng nhiều người gia nhập “quân đoàn”
Thiên Chúa giáo, thì quyển lực và ảnh hưởng của Giáo hoàng càng mạnh, thậm chí
quyền lực tôn giáo này còn có thể đe dọa đến quyền lực chính trị của các quốc
gia không theo tôn giáo khác. Vậy nên, phản đối chữ quốc ngữ thì tuyệt đối
không được quên nguồn gốc đầu tiên của hệ chữ này: Công cụ tuyên truyền tôn
giáo.
Như vậy, có thể thấy rằng khi bàn về vấn đề
chữ quốc ngữ, những người ủng hộ đặt tên đường không
quan tâm đến việc tri ân đúng hay sai người là vì đối với họ, chỉ cần là kỉ
niệm một giáo sĩ Công giáo, thì là ai cũng được. Cái họ muốn tri ân thực chất
không phải chữ quốc ngữ, càng không phải De Rhodes hay Amaral, mà là chính thế
lực Công giáo – mà ở đó, De Rhodes hay Pina chỉ là một tấm bình phong.
Vậy, tại sao lúc này, truyền thông lề trái và
báo chí lại quan tâm đến việc ủng hộ Công giáo đến vậy?
Cùng dạo internet một vòng, có thể thấy rất
nhiều bài viết liên quan đến vấn đề chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, lượng bài cung cấp
thông tin nghiêm túc, có nguồn rõ ràng thì ít, mà lượng bài đả kích chính
quyền, chửi bới người bất đồng quan điểm thì nhiều. Những bài viết bênh vực chữ
quốc ngữ nhưng mang tính công kích nhất, lại là những bài xuất hiện trên các
trang thân Mỹ quen thuộc như VOA, Luật Khoa, Tuổi Trẻ...
Trong thời điểm hiện tại, điều này là dễ hiểu.
Bởi nói gì thì nói, thế lực phản động trong Công giáo trong giới hoạt động dân chủ đang càng
ngày càng mạnh lên và có thị phần không nhỏ trong cả việc điều phối nguồn tiền
và phát động các phong trào biểu tình chống đối chính quyền. Những cái tên như
Paolo Nguyễn Thái Hợp, Anton Đặng Hữu Nam,... không chỉ quen thuộc mà còn có
ảnh hưởng sâu sắc lên cả giáo dân lẫn giới dân chủ. Các trang phản động như
Luật Khoa lên tiếng thật ra cũng chỉ để thêm phần bành trướng thanh thế cho
giới Công giáo, chứ cũng không phải có ơn nghĩa gì với chữ quốc ngữ. Các bài
như “Chữ quốc ngữ đã cứu tiếng Việt khỏi nạn diệt chủng ngôn ngữ” hay “Không có
chữ quốc ngữ thì không có ĐCS Việt Nam” đầy rẫy những lỗi ngụy biện và thông
tin không chính xác.
Như vậy, có thể thấy, cuộc ủng hộ đặt tên
đường thực chất là cuộc phô trương thanh thế, bành trướng thế lực cực đoan, phản động của giới Công
giáo Việt Nam nói chung, và của giới dân chủ chuyên quyền nói riêng. Những
người này, dù luôn miệng nói đến “tự do, dân chủ” nhưng lại không ngại công
kích, đả phá những người không cùng ý kiến. Chữ quốc ngữ hay De Rhodes, thực
chất chỉ là những kẻ cực đoan kia cổ súy phong trào và từ đó đưa
ra những thông tin mập mờ, ngụy biện, nhằm đổi trắng thay đen về một sự thật:
Thế lực phản động trong Công giáo và dân chủ đang nhăm nhe giành quyền lực.
Suy cho cùng, chữ viết chỉ đơn giản là phương
tiện để lưu trữ và truyền đạt thông tin. Trước khi có chữ quốc ngữ, xã hội Việt
Nam vẫn có văn chương, nghệ thuật, vẫn có những thời kỳ thịnh trị. Và trên thực
tế là ngày nay, các quốc gia dùng hệ chữ phi Latinh vẫn đang phát triển mạnh mẽ
và đạt được nhiều thành tựu ở cả lĩnh vực kinh tế, chính trị lẫn văn hóa xã
hội. Đó là Nhật, Hàn, Trung,... Vậy nên, việc quá quan trọng hóa một phương
tiện lưu trữ thông tin là việc làm vô bổ, phí phạm công sức, tốn thời quan. Một
dân tộc mà chỉ chăm chăm để ý đến phương tiện thay vì tư duy, tư tưởng, hành
động; một dân tộc thường xuyên để truyền thông dắt mũi; một dân tộc mà thế lực
tôn giáo muốn ngoi lên giành quyền lực; thì sẽ khó mà phát triển được.
Trước đó hàng ngàn năm và đến bây giờ, người Việt đã và vẫn còn dùng ngôn ngữ Hán và Hán Nôm, thơ Đường luật... Vậy thì sẽ ghi công ai?
Trả lờiXóaNhư báo đã viết:" việc quá quan trọng hóa một phương tiện lưu trữ thông tin là việc làm vô bổ, phí phạm công sức, tốn thời quan. Một dân tộc mà chỉ chăm chăm để ý đến phương tiện thay vì tư duy, tư tưởng, hành động; một dân tộc thường xuyên để truyền thông dắt mũi; một dân tộc mà thế lực tôn giáo muốn ngoi lên giành quyền lực; thì sẽ khó mà phát triển được." Vì vậy việc đặt tên đường cần xem xét cẩn trọng, không nên để các thế lực thù địch dùng nó để gây tranh cãi.
Trả lờiXóaSuy cho cùng, chữ viết chỉ đơn giản là phương tiện để lưu trữ và truyền đạt thông tin. Trước khi có chữ quốc ngữ, xã hội Việt Nam vẫn có văn chương, nghệ thuật, vẫn có những thời kỳ thịnh trị. Và trên thực tế là ngày nay, các quốc gia dùng hệ chữ phi Latinh vẫn đang phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu ở cả lĩnh vực kinh tế, chính trị lẫn văn hóa xã hội. Đó là Nhật, Hàn, Trung,... Vậy nên, việc quá quan trọng hóa một phương tiện lưu trữ thông tin là việc làm vô bổ, phí phạm công sức, tốn thời gian
Trả lờiXóa