Loa Phường
Ngày 12/11/2019, khi phong trào biểu
tình đòi tự trị, đòi thay đổi chế độ ở Hong Kong tăng mức bạo động, người biểu
tình đã chiếm 5 trường đại học ở thành phố này, và viết thư xin quốc tế can thiệp
vào Hong Kong. Nhân đó, các nhà dân chửi ở Việt Nam đã phát động phong trào “Việt
Nam đứng cùng Hong Kong”, để quảng bá cho cách mạng đường phố và khuếch trương
thanh thế.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại
những diễn biến mới của phong trào biểu tình ở Hong Kong, trước khi đánh giá
cách dư luận lề trái Việt Nam phản ứng với chúng.
Ngày 11/11/2019, phong trào dù vàng ở
Hong Kong tổ chức một cuộc tổng biểu tình toàn thành phố. Diễn biến này khiến bạo
lực leo thang – khi cảnh sát dùng đạn thật bắn một người biểu tình, người biểu
tình đổ xăng đốt một người đàn ông ủng hộ chính phủ, cả 2 người này đều trong
tình trạng nguy kịch. Trong ngày, cảnh sát bắt khoảng 260 người, nâng tổng số
người bị bắt từ tháng 6 lên hơn 3000 người.
Ngày 12/11, hàng chục trường học ở
Hong Kong thông báo đóng cửa để bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên.
Từ ngày 12 đến ngày 14/11, người biểu
tình, bao gồm sinh viên, lần lượt chiếm 5 trường đại học, dùng chúng làm căn cứ
để tiếp tục chặn đường hầm nối thành phố với bến cảng. Họ xây công sự, đánh cắp
hóa chất trong phòng thí nghiệm, và biến trường học thành một điểm sản xuất nhiều
vũ khí thô sơ – bao gồm bom xăng, cung tên và máy bắn đá. Xung đột khiến 1 cảnh
sát nhập viện do trúng tên, và 1 lao công 70 tuổi thiệt mạng do trúng gạch của
người biểu tình.
Trong 5 trường đại học vừa nêu, Đại học
Trung Hoa, Đại học Trung văn, Đại học Bách khoa là nơi diễn ra những xung đột
nóng nhất.
Trong 3 ngày này, người biểu tình
Hong Kong cũng tung một loạt các thông tin gây hoảng loạn lên mạng xã hội. Chẳng
hạn, đêm 12/11, họ viết rằng nếu cảnh sát chiếm được Sàn giao dịch Internet Hồng
Kông nằm trong Đại học Trung văn, thì chính quyền Trung Quốc sẽ dùng công nghệ
nhận dạng để “truy lùng, bắt giữ, hãm hiếp, thu hoạch nội tạng” của “hàng triệu
người Hong Kong” đã tham gia biểu tình. Cũng có tin đồn rằng cảnh sát sẽ ám sát
người biểu tình trong các trường học rồi dàn dựng hiện trường tự tử hoặc tai nạn,
cảnh sát sẽ “tắm máu” người biểu tình, lựu đạn của cảnh sát có chất dioxin gây
ung thư và đột biến…
Ngày 15/11, Roky Tuan, Giám độc Đại học
Trung Hoa Hong Kong, viết thư ngỏ có đoạn: “Trường đại học là nơi để học tập,
không phải để giải quyết các tranh chấp chính trị, hoặc thậm chí là chiến trường
để tạo vũ khí và sử dụng vũ lực… Nếu trường đại học không được tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ cơ bản của mình, thì chúng tôi phải tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ
quan chính phủ liên quan để giải tỏa khủng hoảng hiện thời”.
Ngày 17/11, cảnh sát dùng hơi cay và
vòi rồng để giải tán người biểu tình tại Đại học Bách khoa. Họ tuyên bố rằng trừ
các phóng viên, bất cứ ai rời khỏi trường này sẽ bị bắt.
Đêm 17/11, nhiều người biểu tình tìm
cách trốn khỏi Đại học Bách khoa với sự giúp đỡ của đồng đội ở ngoài, song đa số
thất bại. Cảnh sát Hong Kong dọa bắn đạn thật nếu người biểu tình tiếp tục tấn
công bằng các vũ khí tự chế.
Sáng 18/11, nhiều người biểu tình đầu
hàng cảnh sát, rời trường an toàn. Số khác tiếp tục cố thủ, song không xảy ra
tình trạng “tắm máu”.
Đáp lời “kêu cứu” của người biểu tình
Hong Kong, ngày 20/11, Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Dự luật Dân chủ và
Nhân quyền cho Hongkong 2019. Cùng ngày 20/11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh
báo rằng “Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phản đối mạnh mẽ và Mỹ sẽ phải
gánh chịu mọi hậu quả” nếu Tổng thống Donald Trump ký dự luật trên.
Khi trả lời phỏng vấn Fox News hôm
22/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump không nói ông có thông qua Dự luật Dân chủ và
Nhân quyền cho Hongkong hay không. Thay vào đó, Trump nói:
“Chúng ta phải sát cánh với Hong
Kong, nhưng tôi cũng sát cánh với Chủ tịch Tập. Ông ấy là người bạn của của
tôi. Tôi muốn họ tự giải quyết, OK?”.
Sau đó, Trump nói rằng những cuộc biểu
tình triền miên là một "nhân tố gây phức tạp" trong thỏa thuận
thương mại với Trung Quốc.
Ông cũng khoe rằng Tập Cận Bình có
“hàng triệu binh sĩ đứng sẵn sàng ngay bên ngoài Hong Kong, và họ không tiến
vào chỉ bởi vì tôi đã yêu cầu ông ấy: 'Xin đừng làm thế. Ngài sẽ mắc một sai lầm
lớn. Điều đó sẽ có tác động hết sức tiêu cực đến thỏa thuận thương mại'”. “Nếu
không nhờ tôi, Hong Kong đã bị xóa sổ trong vòng 14 phút”.
Những diễn biến trên diễn ra trong bối
cảnh Hong Kong rơi vào suy thoái kinh tế lần đầu tiên trong 1 thập kỷ, do việc
kinh doanh sụt giảm vì bạo động kéo dài. Theo BBC, một trong những ngân hàng quốc
tế lớn nhất thế giới dự đoán rằng doanh thu của họ tại Hong Kong sẽ giảm 25%
trong quý cuối cùng của năm tài chính do bạo động; nhiều cơ sở kinh doanh định
chuyển đến Singapore nếu bạo động còn kéo dài thêm 6 tháng nữa. Cùng lúc đó,
chính quyền Trung Quốc tiếp tục gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải tuyên bố
ủng hộ chính quyền nếu không muốn mất mối kinh doanh ở Đại lục.
Chuỗi diễn biến trên cho thấy trong
những ngày qua, dư luận về phong trào biểu tình ở Hong Kong đã sử dụng khá nhiều
thông tin không đúng sự thật. Cụ thể:
_ Không có chuyện các trường đại học ở
Hong Kong cùng nổi dậy chống chế độ. Thay vào đó, người biểu tình (bao gồm sinh
viên) đã đánh chiếm các trường đại học, rồi dùng chúng để chặn con đường nối
thành phố với bến cảng, nhằm gây áp lực với chính quyền.
_ Không có chuyện cảnh sát Hong Kong
“tàn sát”, “tắm máu”, mổ bụng moi tim người biểu tình ra đem bán như các nhà
dân chửi Việt Nam mô tả.
_ Không có chuyện người biểu tình “tử
thủ”, “chiến đấu đến cùng”, “sẵn sàng chết vì tự do”.
_ “Thế giới tự do” không có thật, chỉ
là một sản phẩm tưởng tượng của người biểu tình Hong Kong và các nhà dân chửi
Việt Nam. Người biểu tình Hong Kong là những con người tự do cao quý, từ đầu đến
chân không chỗ nào không có phẩm giá và nhân quyền; đồng thời là món hàng để
Donald Trump đem ra trao đổi trong chiến tranh thương mại.
Với sự đầu hàng của người biểu tình
và phát ngôn phũ phàng của ông Tổng thống Mỹ, tập phim đẫm nước mắt mới nhất của
phong trào dù vàng đã kết thúc không kèn không trống tại đây. Tuy nhiên cuộc đấu
tranh vì tự do, dân chủ của nhân dân Hong Kong vẫn còn kéo dài, mời các bạn chuẩn
bị bắp rang để đón xem trong tuần tới.
Với sự đầu hàng của người biểu tình và phát ngôn phũ phàng của ông Tổng thống Mỹ, tập phim đẫm nước mắt mới nhất của phong trào dù vàng đã kết thúc không kèn không trống tại đây. Tuy nhiên cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ của nhân dân Hong Kong vẫn còn kéo dài, mời các bạn chuẩn bị bắp rang để đón xem trong tuần tới.
Trả lờiXóa