Loa Phường
Cuối tháng 10, đầu tháng 11/2019,
xung đột trên Biển Đông tiếp tục nóng lên do động thái từ phía Trung Quốc. Từ ngày
25/10 đến đầu tháng 11, họ cho hai tàu khảo sát Hải Dương 618 và Hải Dương 620 “đi
qua” vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Quảng Bình
khoảng 65 km. Cả 2 tàu này đều có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc thăm dò, hạ, đặt dàn
khoan dầu khí, nên khiến dư luận Việt Nam lo ngại.
Ngoài ra, ngày 02/11, Bộ đội Biên
phòng tỉnh Kiên Giang tiếp nhận thông tin rằng ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi bị một
chiếc tàu chưa rõ của nước nào tấn công bằng súng, dẫn đến tử vong. Hiện Bộ chỉ
huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang phối hợp với Cơ quan Cảnh sát Điều tra
Công an tỉnh Kiên Giang tiếp tục làm rõ vụ việc. Dù nội tình chưa rõ ràng, nhiều
bộ phận trong dư luận phi chính thống đã đồn đại rằng thủ phạm là tàu Trung Quốc.
Về phía Quốc hội Việt Nam, sau khi Quốc
hội họp kín về tình hình đối ngoại vào ngày 28/10, đến ngày 31/10, Đại biểu
Dương Trung Quốc đã đề nghị không họp kín về vấn đề Biển Đông, không “né tên
Trung Quốc” khi nói về Biển Đông; còn Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề nghị kiện
Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Về phía Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong
phát biểu tại phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11,
tổ chức tại Hà Nội hôm 06/11, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã nói Việt Nam không loại
trừ khả năng kiện Trung Quốc.
Trong 2 tuần qua, giới chống đối đã tận
dụng các diễn biến trên để tuyên truyền theo 3 hướng.
Thứ nhất, họ viện dẫn phát biểu của 2
ông Dương Trung Quốc, Nguyễn Lân Hiếu để tiếp tục đòi Nhà nước Việt Nam kiện
Trung Quốc và họp công khai về vấn đề Biển Đông, như họ đã làm trong chiến dịch
vận động kéo dài từ tháng 7 đến nay.
Thứ hai, họ công kích rằng Chính phủ
Việt Nam “hèn nhát”, “bán nước” nên không dám nhắc tên Trung Quốc và sự kiện Tư
Chính trong các sinh hoạt nghị trường ở Việt Nam.
Thứ ba, liên quan đến thông điệp vừa
nêu, họ đang tập trung công kích cá nhân 3 lãnh đạo – là Trung tướng Trần Việt
Khoa (Giám đốc Học viện Quốc phòng) và Đại tướng Ngô Xuân Lịch (Bộ trưởng Quốc
phòng), và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Những người công kích nổi bật và lập luận
của họ được thể hiện trong bảng sau:
Người bị công kích
|
Căn cứ để công kích
|
Người công kích
|
Trần
Việt Khoa
|
_ Khi phát biểu về vấn
đề Biển Đông trong buổi họp Quốc hội sáng 30/10, ông Khoa và ông Lịch chỉ
dùng cụm từ “nước ngoài” để ám chỉ Trung Quốc, thay vì gọi thẳng tên Trung Quốc.
|
_ VNTB (Phạm Chí Dũng,
Thường Sơn)
_ Một số nhà nghiên cứu
về Biển Đông (Đinh Kim Phúc, Hoàng Việt)
|
Ngô
Xuân Lịch
|
_ Câu nói của ông Lê Mã
Lương, rằng ông Lịch không biết đọc bản đồ thực địa.
_ Khi đến dự Diễn đàn
Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 9 hồi tháng 10, ông Lịch không nhắc đến vấn đề bãi
Tư Chính.
_ Khi phát biểu về vấn
đề Biển Đông trong buổi họp Quốc hội sáng 30/10, ông Khoa và ông Lịch chỉ
dùng cụm từ “nước ngoài” để ám chỉ Trung Quốc, thay vì gọi thẳng tên Trung Quốc.
|
|
Nguyễn
Xuân Phúc
|
_ Khi phát biểu tại Hội
nghị cấp cao ASEAN 35, diễn ra ở Thái Lan đầu tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc chỉ nói rằng “có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy
ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại
những bài học sâu sắc cho ASEAN”, chứ không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc và
sự kiện Tư Chính.
|
_ VNTB
_ Lưu Trọng Văn
|
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin
đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, dư luận cần phân biệt rạch
ròi giữa Chính phủ Việt Nam và các quan chức Việt Nam. Trong 3 tháng vừa qua,
Chính phủ Việt Nam đã dùng các tuyên bố ngoại giao và các sự kiện quốc tế để mạnh
mẽ lên án hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Cần lưu ý rằng trong
ASEAN, Việt Nam là quốc gia duy nhất còn thể hiện rõ ý định ngăn chặn các hành
vi phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông; trong khi một loạt các nước đa đảng,
bao gồm cả Philippines, đã ngậm miệng. Trong khi các phát ngôn của Bộ Ngoại
giao đại diện cho Chính phủ, phát ngôn của các quan chức chỉ đại diện cho riêng
bản thân họ, và họ tự chịu trách nhiệm trước dư luận về những gì mình nói.
Thứ hai, Việt Nam không thể ngăn chặn
Trung Quốc bằng mồm. Việt Nam chỉ giữ được độc lập nếu gia tăng thực lực. Trong
thực tế, thực lực của Việt Nam đã gia tăng ít nhiều trong thời gian qua, nhờ chống
tham nhũng, tinh giản bộ máy và tăng cường hợp tác với ASEAN, EU và Mỹ trên cả
phương diện đối ngoại, kinh tế lẫn an ninh. Để đánh giá nỗ lực bảo vệ chủ quyền
của Chính phủ Việt Nam, dư luận cần nhìn lại cả quá trình này, thay vì chỉ dựa
vào phát ngôn của một vài quan chức.
Thứ ba, trước khi phê bình người
khác, giới “dân chửi” nên tự nhìn lại mình. Kể từ năm 2011 đến nay, 2019 là năm
đầu tiên mà họ không phát động được một cuộc biểu tình lớn nào ít nhiều liên
quan đến Trung Quốc. Liệu đây có phải là biểu hiện của sự “hèn nhát”, “bán nước”
và “vô cảm trước thời cuộc”, như cách lập luận thường dùng của giới “dân chửi”
không?
Nếu giới “dân chửi”
đã hiểu rằng không có thực lực thì không thể hành động, họ không nên phá ngang
khi Chính phủ Việt Nam đang tập trung nâng cao thực lực.
Nếu giới “dân chửi” đã hiểu rằng không có thực lực thì không thể hành động, họ không nên phá ngang khi Chính phủ Việt Nam đang tập trung nâng cao thực lực.Không thể ngăn chặn Trung Quốc bằng mồm được đâu các ngài rận chủ siêu sao ạ, đừng ảo tưởng mà kích động làm gì, không có kết quả mà chỉ cho thấy sự hèn nhát và ngu muội của các ông thôi
Trả lờiXóa