Hôm 23 tháng 8 năm 2019 vừa qua, Vi Yên đăng
lên website cá nhân một bài viết ngắn có tên “Tôi viết”. Thường
thì sẽ chẳng ai lôi một trải nghiệm cá nhân của ai đó ra để mổ xẻ cả, vì dù
trải nghiệm đó, dù thối nát hay thơm tho thì cũng diễn ra trong đầu của chính
người ấy mà thôi. Tuy nhiên, là một nhà hoạt động xã hội có tiếng ở cả trong và
ngoài nước, việc công khai cảm xúc cá nhân trên mạng khác nào lời mời gọi “hãy
đến đây và lắng nghe tôi”. Và khi công khai như vậy, hẳn là Vi Yên cũng chấp
nhận rằng bài viết của mình sẽ gặp những ý kiến trái chiều.
Giờ thì hãy đọc một đoạn trong bài viết của Vi
Yên, để thấy ý kiến trái chiều là hợp lý hay không:
“Ta có gì mà viết? Một con heo trong chuồng sẽ
chỉ biết nói về mùi phân của nó và mùi phân của đồng bọn nó. Cuộc đời nó hoặc
mãi chìm trong mùi phân nồng nặc, hoặc thi thoảng hoang tưởng về một thiên
đường phân thơm tho trong những giấc mơ ngày mơ đêm quýnh quáng. Đầu nó chứa gì
khác ngoài những đống phân. Thì ta có gì mà viết? Ta lại đi viết về những đống
phân ư?
Tới bây giờ, tôi không còn là một con heo
trong chuồng nữa.”
Quả thực, những dòng chữ trên là một trải
nghiệm rất chân thực của Vi Yên, khi cô từng tự nhận mình là một con heo trong
chuồng, và chỉ ngửi thấy mùi phân của chính mình và đồng bọn. Một nhà hoạt động
xã hội nổi tiếng còn tự ví mình là con heo trong chuồng, khác nào gián tiếp nói
bàn dân thiên hạ những con người bình thường đang sống và làm việc đây còn
chẳng bằng cả con heo. Nhưng dù là con gì thì cũng đều trong chuồng và đều phải
ngửi phân của chính mình và đồng bọn cả.
Còn bây giờ, sau khi đã ra nước ngoài sống và
làm việc rồi, Vi Yên thấy rằng “Tôi không còn là một con heo trong chuồng nữa”.
Vậy là, trong khi những người dân đang sống và làm việc ở Việt Nam vẫn bị Vi
Yên coi là heo (hoặc dưới cả heo), thì tự nhà hoạt động xã hội đã cho phép bản
thân “tiến hóa” thành người. Đối với Vi Yên, chỉ cần rời khỏi Việt Nam thì tức
là Vi Yên không còn là heo trong chuồng nữa, càng không phải ngửi phân trong
chuồng.
Đây thật sự là một liên tưởng thú vị, khi một
nhà hoạt động xã hội có cơ hội ra nước ngoài sinh sống và làm việc, nhìn về
nước nhà và coi nước nhà chẳng khác gì cái chuồng heo. Như vậy cũng tức là
trong mắt Vi Yên, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, bất cứ ai đang ở lãnh
thổ Việt Nam,... đều là heo cả.
Bài viết của Vi Yên mới đọc thì có vẻ xuôi tai
và hợp lý, nhưng thực chất thì chỉ là những dòng suy nghĩ hỗn loạn của một kẻ
không biết làm chủ ngôn ngữ và tư duy của bản thân. Tại sao ư?
Vi Yên viết:
“Có lẽ do tự tôi không chịu soạn ra một dàn ý
cho rành mạch rồi theo đuổi nó như cái cách người ta vẫn thường làm. Bởi nếu
thế, tôi thấy ngòi bút của mình bị mất đi sự tự do hiếm hoi mà nó đang tìm
kiếm.”
Thật ra, không chịu lập dàn ý khi viết, để
ngòi bút “tự do” chỉ là trò biện hộ của những người kém cỏi về tư duy, không đủ
sức để sắp xếp những rối loạn trong đầu mình. Chính vì thế, họ không biết nên
viết cái gì trước, cái gì sau, càng không biết phải thể hiện suy nghĩ của bản
thân như thế nào. (Điều này cũng dễ hiểu, vì nếu biết lập dàn ý, bài viết của
Vi Yên đã không lan man và thiếu trọng tâm đến thế, một điều tối kỵ khi phát ngôn!)
Đã thế, Vi Yên còn có thói diễn đạt mập mờ,
chụp mũ:
“Cánh cửa ngục tù vẫn sẵn sàng vồ lấy những ai
chọn ngẩng cao đầu mà sống. Tôi nghĩ tới cái khí thế hiên ngang ấy của những
người bạn trẻ trạc tuổi tôi, khi họ đã và đang “quyết ra tay lèo lái trận cuồng
phong” dẫu “mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”. Họ không chọn làm những công
việc dễ dãi.”
Thế nào là “Ngẩng cao đầu mà sống”? Làm công
chức nhà nước hoặc tham gia vào các doanh nghiệp là không ngẩng cao đầu mà
sống? Không đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền” như Vi Yên là không ngẩng cao
đầu mà sống?
Thế nào là “Không chọn làm những công việc dễ
dãi?” Công việc nào là dễ dãi? Cứ phải thành nhà hoạt động xã hội như Vi Yên
mới là công việc không dễ dãi, xứng đáng để làm, còn những công việc khác thì
dễ dãi và không đáng tôn trọng? Nhân quyền, dân chủ, công bằng ở đâu khi người
ta không tôn trọng công việc của những người xung quanh? Một nhà hoạt động đấu
tranh cho tự do lại không tôn trọng công việc của người khác thì có xứng đáng
và đủ tư cách để người khác lắng nghe?
Rồi từ đó, Vi Yên tự cho rằng mình và bạn bè
là “anh hùng thời vị ngộ”. Đúng là tuổi trẻ đầy ảo tưởng. Có anh hùng nào coi
thường công việc của những người xung quanh? Có anh hùng nào coi những người
dân trong đất nước mình là “con heo trong chuồng”? Những người như thế không
phải anh hùng, chỉ là những kẻ ảo tưởng sức mạnh.
Thật ra, viết lan man rất dễ, than thân trách
phận rất dễ, xuống đường biểu tình cũng dễ, chụp ảnh check-in và thay avatar
Facebook để phản đối chính quyền lại càng dễ. Tất cả những hoạt động ấy dễ hơn
rất nhiều những công việc làm ăn chân chính như văn thư, lao công, công
nhân,...
Nhưng tất nhiên, Vi Yên hiện tại đã sống và
làm việc ở nước ngoài, được hưởng một nền văn minh tiến bộ hơn, nên cô cho rằng
phải viết lách, phải lên tiếng đấu tranh, phải phê phán những người khác thì cô
mới có thể làm người. Còn ai không lên mạng nói liên tục về nhân quyền, dân
chủ, thì họ vẫn là “heo trong chuồng”.
Vi Yên quên mất rằng, nếu đã là heo thì vĩnh
viễn sẽ là heo. Vì là heo, nên nhìn đâu cũng chỉ thấy phân, lúc nào cũng ngửi
thấy mùi hôi thối, chốn nào cũng là chuồng heo, và nhìn ai cũng thành heo cả.
Vi Yên sống ở nước ngoài, thì chỉ đơn giản là một con heo vĩ cuồng được xuất
ngoại mà thôi. Mà biết đâu, nơi Vi Yên đang sống cũng là một cái chuồng heo,
chỉ khác là con heo Vi Yên đang “hoang tưởng về một thiên đường phân thơm tho
trong những giấc mơ ngày mơ đêm quýnh quáng” nên không nhận ra...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét