Suốt từ đầu năm 2019 đến nay, có vô số các sự
kiện kỷ niệm 100 năm chữ Quốc ngữ được tổ chức. Trong đó, nổi tiếng và quy mô
nhất phải kể đến sự kiện Sự hình thành và những ý tưởng cải cách chữ
quốc ngữ được tổ chức tại Trung tâm văn hóa Pháp l’Espace (28/9/2019)
với sự tham gia của đội ngũ diễn giả bao gồm Th.S Ngữ học Phạm Thị Kiều Ly, GS
TS Ngữ học Nguyễn Văn Hiệp, PGS TS Ngữ học Hoàng Dũng, và nhà báo, dịch giả
Hoàng Hưng điều phối.

Mặc dù sự kiện quy tụ những “tai to mặt lớn”
trong giới nghiên cứu ngôn ngữ, song lại tổ chức thiếu khoa học, thiếu chuyên
môn, thiếu nghiệp vụ. Bằng chứng là diễn giả không hề chuẩn bị cẩn thận cho
phần trình bày của mình. Các trình bày của ba diễn giả đơn thuần chỉ là
cắt ra từ những luận văn, báo cáo trước đây, không hề có sự chỉnh sửa gì về mặt
hình thức, dẫn đến việc khi trình chiếu trước mặt khán giả, các trang trình
chiếu nhảy loạn xạ.
Trước khi sự kiện diễn ra, khán giả cũng không
được nhận trước tờ tóm tắt nội dung chương trình, dẫn đến việc ai cũng mù mờ về
nội dung sự kiện. Đến khi sự kiện diễn ra, mặc dù tên tọa đàm là “Sự hình thành
và những ý tưởng cải cách chữ quốc ngữ”, song xen giữa vào phần trình bày sự
hình thành chữ quốc ngữ và phần những ý tưởng cải cách lại là phần “Những giá
trị ngôn ngữ và văn hóa từ Từ điển Việt – Bồ - La đến Sách
sang chép các việc” của PGS TS Hoàng Dũng. Tuy nhiên, PGS TS Hoàng Dũng lại
không đưa ra được giới thiệu sơ qua về nội dung cuốn Sách sang chép các
việc và lý do vì sao ông lại chọn phạm vi nghiên cứu là hai cuốn sách
này.
Phần những ý tưởng cải cách chữ quốc ngữ cũng
có vấn đề khi trình bày không trọng tâm, mượn việc trình bày ý tưởng cải cách
để bêu xấu các cá nhân khác như GS Bùi Hiền. Việc trình bày lan man, chêm vào
cả những phần không có trong chương trình khiến cho buổi tọa đàm diễn ra quá
thời gian, dần biến thành buổi trò chuyện “vỉa hè” của các nhà nghiên cứu.
Điểm sơ qua một sự kiện có quy mô lớn nhất về
kỷ niệm chữ quốc ngữ mà đã thấy nhiều sạn như vậy, thì không biết các sự kiện
khác còn sạn đến mức nào!
Quay lại vấn đề chữ quốc ngữ, cần phải đặt câu
hỏi rằng: Chữ quốc ngữ có đáng để tôn vinh? Âm mưu đằng sau những tôn vinh chữ
quốc ngữ này là gì?
Đầu tiên, cần phải thừa nhận rằng so với chữ
Hán, chữ quốc ngữ dễ sử dụng, dễ học, dễ viết hơn rất nhiều. Vì sự tiện dụng này
đến đông đảo dân chúng có thể học viết chữ, đọc chữ mà ít gặp khó khăn hơn khi
viết, đọc chữ Hán hay chữ Nôm.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, chữ
quốc ngữ, hay thực chất là những ký tự La Tinh, chẳng qua cũng chỉ là một công
cụ thực dân phương Tây sử dụng để đồng hóa dân Việt Nam. Người Việt Nam vốn
không có chữ viết riêng. Từ thế kỷ X, nhà nước Trung Quốc đã áp đặt chữ Hán lên
dân tộc Việt, buộc người Việt dùng chữ Hán trong các văn bản hành chính, chính
là để dần dần đồng hóa dân Việt với dân Hán. Đến khoảng thế kỷ XIV-XV, người
Việt sáng tạo và lưu hành chữ Nôm dựa trên chữ Hán. Có thể coi chữ Nôm là hệ
chữ riêng của người Việt, được người Việt sử dụng với mong muốn “thoát Trung”.
Song cũng giống như chữ Hán, chữ Nôm tượng hình cũng vẫn tương đối khó học.
Từ thế kỷ XVII, khi các giáo sĩ Bồ Đào Nha vào
nước Việt, cùng với quá trình truyền giáo, họ bắt đầu nghiên cứu để ghi âm
tiếng Việt bằng những chữ cái La Tinh của họ. Tại sao các giáo sĩ lại phải
nghiên cứu ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La Tinh? Nếu muốn lưu trữ tư liệu, họ
có thể dùng ngôn ngữ của chính họ. Các giáo sĩ truyền đạo và dạy hệ chữ mới cho
người Việt, thực chất cũng giống như cách Trung Quốc làm với dân Việt trước
đây, đó là muốn đồng hóa người dân thông qua chữ viết, để rồi sau đó độc chiếm
Việt Nam. Các động cơ tốt đẹp như khai hóa văn minh, giúp người Việt tạo ra chữ
viết đều là ngụy biện.
Vậy nên, về cơ bản, chữ La Tinh hay chữ Hán
thì đều là công cụ để bọn xâm lược muốn xâm chiến Việt Nam sử dụng cả. Ngày
nay, người dân sử dụng chữ La Tinh để ghi âm tiếng Việt đơn giản là vì cách
viết và hệ chữ này dễ sử dụng hơn. Vậy nên, việc các tổ chức như Văn Việt hay
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tung hô, kỷ niệm chữ quốc ngữ thật sự không cần
thiết.
Gần đây, trang BBC tiếng Việt cũng đăng
bài Kỷ niệm 100 năm chữ quốc ngữ thay
cho chữ Hán ở Việt Nam cho thấy một động thái quan
trọng: Cộng đồng các nước nói tiếng Anh rất quan tâm đến việc chữ cái của họ
được sử dụng tại Việt Nam thay cho chữ Hán.
Vậy là cần phải nhìn rộng ra rằng, việc tôn
vinh chữ quốc ngữ ngày nay chẳng qua là để gia tăng quyền lực của Công giáo và
các nước phương Tây. Lực lượng Công giáo cũng là một lực lượng nòng cốt trong
phong trào dân chủ ở Việt Nam. Cổ vũ, tôn vinh chữ quốc ngữ và công lao của các
giáo sĩ Bồ Đào Nha, thực chất là cách để đội ngũ giáo dân củng cố lực lượng, vị
thế của mình.
Thế lực Công giáo trong đội ngũ dân chủ mượn
việc kỷ niệm chữ quốc ngữ để thể hiện tầm quan trọng của bậc giáo sĩ, giáo dân,
gián tiếp ảo tưởng rằng công lao tạo ra chữ viết là của người Công giáo. Điều
này cũng là hợp lý khi nhìn lại các buổi kỷ niệm hoặc các sự kiện diễn ra suốt
từ đầu năm 2019 đến nay. Vì là phô trương thanh thế, nên các sự kiện “quý hồ đa
bất quý hồ tinh”, có rất nhiều sự kiện, nhưng không sự kiện nào đạt chuẩn khoa
học, chuyên môn và có nghiệp vụ tổ chức sự kiện chất lượng cả. Tất cả đều được
tổ chức để phô trương thanh thế Công giáo hơn là cung cấp kiến thức cho khán
giả, và là chỗ để những “nhà nghiên cứu” gặp gỡ, chém gió, bàn kế hoạch đấu
tranh dân chủ, hơn là chỗ để trao đổi thông tin và kiến thức ngôn ngữ quan
trọng.
Đến đây, người đọc cần nhớ rằng, chữ viết đơn
giản là phương tiện để lưu trữ thông tin, vậy nên chữ viết trọng sự tiện dụng.
Người Việt dùng chữ La Tinh ghi âm tiếng Việt vì chữ La Tinh dễ viết, dễ nhớ
hơn chữ Hán. Việc tôn vinh quá đà phương tiện thay vì một ý tưởng hay một lối
tư duy, một hệ thống xứng đáng, là cách làm cùng quẫn, cốt yếu là để tiếp tục
ảo tưởng về quyền lực của thế lực Công giáo trong giới dân chủ.
Bản thân chữ quốc ngữ là sự sáng tạo riêng biệt cho đất nước chúng ta chứ đau phải cái gì trùng lặp đâu, nhớ ơn về nguồn gốc của chữ quốc ngữ để phát huy lưu giữ chứ đâu phải là tiếp tay cho các tư tưởng công thần về công giáo trong lòng xã hội đâu
Trả lờiXóa