Loa Phường
Những ngày vừa qua, cư dân mạng lại dậy sóng
trước cô bé Greta Thunberg – một nhà hoạt động môi trường mới 16 tuổi. Greta
chính là người đã khởi xướng phong trào chống biến đổi khí hậu với tên gọi
“Friday for future” (Thứ Sáu vì tương lai) vào năm 2018.
Đến năm 2019, vào thứ Sáu ngày 20 tháng 9 vừa
rồi, hưởng ứng “Friday for future”, hàng triệu người dân từ hơn 180 quốc gia đã
xuống đường biểu tình vì môi trường, chống biến đổi khí hậu. Đây là cuộc biểu
tình chống biến đổi khí hậu lớn nhất từ trước đến nay, với số người tham gia
trải rộng ở nhiều chủng tộc, nhiều tôn giáo, trên khắp thế giới trong nhiều múi
giờ khác nhau.
Phong trào “Friday for Futute” mang một thông
điệp duy nhất: Giới lãnh đạo và các tập đoàn lớn phải nhanh chóng cắt giảm khí
thải nhà kính để tái ổn định nhiệt độ của Trái Đất. Tùy vào tình hình ở mỗi
quốc gia khác nhau mà người biểu tình sẽ đấu tranh cho những vấn đề khác nhau
tác động đến biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi đến đây để tuyên bố và yêu cầu
quyền được sống, quyền được thở, quyền được tồn tại. Những quyền này đang bị
tước đi khỏi thế hệ chúng tôi bởi giới lãnh đạo thờ ơ và một hệ thống chính trị
với quá nhiều các mục đích công nghiệp nhưng không có lấy một quy định môi
trường nào.” (Trích lời một người biểu tình trẻ ở Dehli, Ấn Độ)
Thành thật mà nói, đây là một dấu hiệu đáng
mừng khi người dân đã biết ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt,
trong bối cảnh hiện nay, giới tư bản và chính phủ nhiều nước chạy theo lợi
nhuận kinh tế mà xem nhẹ vấn đề môi trường, khiến cho tình hình biến đổi khí
hậu ngày càng căng thẳng tại nhiều quốc gia. Đáng chú ý, vào ngày 1 tháng 6 năm
2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp định
Paris về khí hậu, sẽ chấm dứt tất cả sự tham gia liên quan đến Hiệp định Paris
năm 2015 về việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Từ 2017 đến nay, một loạt các
quyết định khác của tổng thống Mỹ Donald Trump cũng được cho rằng đã gây ảnh
hưởng không tốt đến môi trường: cho phép khai thác dầu khí trong khu vực bảo
tồn chim thảo tùng kê, cấp phép xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL,...
Vậy nên, việc cô bé Greta Thunberg cùng rất
nhiều người dân khác lên tiếng vì môi trường là một điều có thể thấu hiểu được.
Người dân không thể làm ngơ trước biến đổi khí hậu, càng không thể im lặng khi
giới tư bản vì tiền bạc mà tàn phá môi trường.
Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, người ta nhận
thấy những cố gắng của Greta và đông đảo dân chúng chưa phải cách thức hợp lý
và thỏa đáng trong việc đấu tranh vì môi trường. “Friday for Future” không có
thông điệp rõ ràng, không có chiến lược cụ thể, không đưa ra được một giải pháp
nào... Tất cả chỉ là những lời kêu gọi chung chung, dùng đám đông để gây sức ép
lên chính quyền.
Trên website chính thức của Friday for Future,
cô bé Greta chỉ yêu cầu người tham gia biểu tình mang theo băng rôn, khẩu hiệu,
chụp ảnh lại và đăng lên mạng với hashtag #Fridaysforfuture #Climatestrike. Các
văn bản chỉ đơn giản hướng dẫn cách làm thế nào để thu hút nhiều người biểu
tình hơn, hay vì đưa ra một vài giải pháp cụ thể để xử lý vấn đề biến đổi khí
hậu.
Tất cả những điều này đã khiến cho cuộc biểu
tình, dù mang lý tưởng tốt đẹp và đáng hoan nghênh, nhưng lại biến thành nơi để
mỗi người tham gia biểu hiện tiếng nói cá nhân; và là cơ hội để mỗi người ngoài
cuộc được dịp chê trách, bỉ bôi. Và quả thực, những băng rôn, khẩu hiệu nhựa,
giấy mà hàng triệu người tham gia biểu tình sử dụng lại chính là tác nhân gây
ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Rất nhiều người lớn đã lên tiếng phê phán
Greta, thậm chí, có người còn coi cô bé là bù nhìn của một phe chính trị nào
đó. Thế nhưng, vấn đề Greta đặt ra là có tồn tại, và những người lớn, những
người có quyền lực, thay vì phê phán một cô bé 16 tuổi, thay vì cầm bằng rôn,
biểu ngữ ra đường, thì nên tìm ra những giải pháp cụ thể để xử lý biến đổi khí
hậu. Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, đừng đặt tất cả sứ mệnh và trách
nhiệm lên vai một cô bé.
Chính xác là chúng ta cần một giải pháp, một lộ trình đàng hoàng để biến mong muôn của mình, bé còn ít tuổi nhưng đã rất thấu hiểu và mạnh dạn để kêu gọi đông đảo người dân nhưng thiết nghĩ cần sự hỗ trợ để con đường này rõ ràng hơn
Trả lờiXóaTất cả những điều này đã khiến cho cuộc biểu tình, dù mang lý tưởng tốt đẹp và đáng hoan nghênh, nhưng lại biến thành nơi để mỗi người tham gia biểu hiện tiếng nói cá nhân; và là cơ hội để mỗi người ngoài cuộc được dịp chê trách, bỉ bôi. Và quả thực, những băng rôn, khẩu hiệu nhựa, giấy mà hàng triệu người tham gia biểu tình sử dụng lại chính là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Trả lờiXóaCô bé này thì thực sự là có nhiệt huyết với vấn đề mang tính toàn cầu nhưng cách hành động lại không được đúng đắn cho lắm, nên bị nhiều ý kiến phản đối cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, không ai lại đi cố xúy những hoạt động chưa thấy lợi ích mà lại để lại hậu quả cho trật tự xã hội cả
Trả lờiXóa