Loa Phường
Đầu tháng 08/2019,
nhân việc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa và khiêu khích ở bãi Tư Chính, nhiều bộ
phận của dư luận phi chính thống đã tiếp tục tuyên truyền về 3 yêu sách mà họ gửi
đến Chính phủ Việt Nam. Đó là (1) đòi kiện Trung Quốc ra tòa PCA; (2) đòi kết đồng
minh với Mỹ để chống Trung Quốc; và (3) đòi thay đổi thể chế chính trị.
Từ khi có thông
tin về sự kiện Tư Chính, yêu sách thứ nhất, là “kiện Trung Quốc ra tòa PCA”, đã
được nêu bởi 3 tổ chức người Việt. Đó là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, Diễn đàn Xã
hội Dân sự, và nhóm biểu tình No-U. Ba nhóm này có một điểm chung, là chịu ảnh
hưởng từ nhóm trí thức thuộc Viện IDS cũ, mà đại diện là ông Nguyễn Quang A.
Ngoài ra, yêu sách này cũng được cổ vũ bởi 2 học giả Mỹ, là James Kraska (Chủ tịch
Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Chiến của Mỹ) và
Jonathan Odom (giáo sư luật quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Marshall của
Mỹ). Ở một mục dưới, chúng tôi sẽ mô tả kỹ hơn các hoạt động tuyên truyền về
yêu sách này trong tuần vừa qua.
Yêu sách thứ hai,
là “thân Mỹ để thoát Trung”, ban đầu được đưa ra bởi một loạt các cây bút thân
Mỹ quen thuộc như Nguyễn Anh Tuấn, Trương Nhân Tuấn, Nguyễn Quang Dy... Sang tuần
đầu tháng 8, yêu sách này được trực tiếp nêu ra bởi các báo Mỹ, chuyên gia người
Mỹ, hoặc nhân các động thái quân sự của Mỹ.
Cụ thể, khi tàu
sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tới Philippines hôm 06/08, Ben Ngô viết trên
BBC rằng: “với đa số người Việt, hình ảnh và sự hiện diện của một chiếc tàu chiến
Mỹ dễ đem lại sự tin tưởng và an tâm, vì sứ mệnh của họ là ‘giúp mang lại an
ninh và ổn định trong khu vực’”.
Một ngày sau, Carl
Thayer (cựu nhân viên Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ) nói với BBC rằng hồi tháng 05/2019,
ông đã “nhận được báo cáo riêng rằng Hoa Kỳ đã tiếp cận Việt Nam và yêu cầu xem
xét việc nâng cao quan hệ song phương từ quan hệ đối tác toàn diện thành quan hệ
đối tác chiến lược”. Thayer nói Việt Nam nên nâng quan hệ với Mỹ lên thành đối
tác chiến lược vì 3 lý do. Thứ nhất, việc này sẽ giúp Việt Nam “nhận được hỗ trợ
trong các lĩnh vực giúp cải cách thị trường”. Thứ hai, nó sẽ khiến Mỹ hỗ trợ Việt
Nam nhiều hơn trong những va chạm với Trung Quốc như sự kiện Tư Chính. Thứ ba,
“Chính sách ‘Ba Không’ không ngăn cản tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ
trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt là nếu hợp tác đó được thiết
lập để cải thiện năng lực tự vệ của Việt Nam”. Tuy nhiên, Thayer cho rằng việc
nâng quan hệ Việt-Mỹ thành đối tác chiến lược vẫn gặp nhiều trở ngại: ở phía Mỹ
là vấn đề thuế quan và “thao túng tiền tệ”, ở phía Việt Nam là vấn đề cân bằng
quan hệ với Trung Quốc.
Trong cùng khuynh
hướng, VOA đăng 2 bài phỏng vấn Tạ Văn Tài và Nguyễn Văn Huy, trong đó 2 ông
này thúc giục Việt Nam bãi bỏ chính sách
“Ba Không”; đồng thời nói rằng Nga và Mỹ sẽ không giúp Việt Nam trên Biển Đông
nếu Việt Nam không “tỏ thái độ dứt khoát”.
Yêu sách thứ 3, là
“đòi thay đổi thể chế chính trị”, đang được hợp thành từ 2 khuynh hướng tư tưởng
khác nhau.
Khuynh hướng thứ
nhất là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, với quan điểm rằng tính chính danh của người
cầm quyền được quyết định bởi thái độ của họ trước ngoại xâm. Chẳng hạn, Nguyễn
Ngọc Chu viết rằng Việt Nam cần “một thể chế mới, cùng một chính sách mới về
ngoại giao và quốc phòng” để hoàn toàn “thoát Trung”, tránh bị Trung Quốc xâm
chiếm dần về lãnh thổ, ngoại giao và kinh tế.
Khuynh hướng thứ
hai là tư tưởng dân chủ đa đảng phương Tây. Chẳng hạn, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm
Đoan Trang viết rằng chỉ khi có đa đảng, “người dân” mới nghĩ đất nước là của
mình, từ đó mới sẵn sàng hy sinh để chống ngoại xâm, thay vì “thờ ơ” trước ngoại
xâm như hiện tại.
Sau khi xem xét vấn
đề, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, vì lời
hô hào “thân Mỹ - thoát Trung” chủ yếu xuất phát từ các chuyên gia Mỹ, các báo
Mỹ và các cây bút thân Mỹ, nó có thể không khách quan. Những người hô hào “thân
Mỹ” dường như cũng đang cố đánh giá thấp hoặc lờ đi một loạt các giải pháp thay
thế mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện – như xích lại gần Châu Âu, Nga và Nhật.
Nói gì thì nói, khi một nước nhỏ bị một nước du côn bắt nạt, nước nhỏ có nhiều
lựa chọn khác ngoài việc mời một nước du côn thứ ba đến đánh nhau ngay trong
nhà mình. Để giữ độc lập và hòa bình cho đất nước, đồng thời giữ luật lệ trên
Biển Đông, Việt Nam vẫn nên dựa vào ngoại giao đa phương, vào dư luận và pháp
luật quốc tế.
Thứ hai, khi đánh
giá năng lực giữ nước của một chính thể, Nguyễn Ngọc Chu cần xem xét những
thành tựu có thật, thay vì chỉ đòi hỏi một thái độ hữu dũng vô mưu. Trái với
các cáo buộc ban đầu của giới “dân chửi”, hiện Nhà nước Việt Nam đã công khai
thông tin về tình hình Biển Đông, đã trao công hàm phản đối Trung Quốc xâm phạm
bãi Tư Chính, đã vận động được quốc tế lên tiếng về vụ việc, và đã tăng cường cộng
tác đa phương để bảo vệ an ninh trên biển. Những thành quả đó cho thấy chính thể
hiện nay có khả năng bảo vệ chủ quyền biển, chứ không như Nguyễn Ngọc Chu tuyên
truyền.
Thứ ba, quan điểm
của Nguyễn Anh Tuấn, rằng người dân chỉ nhiệt tình giữ nước khi có đa đảng, dường
như không khớp với thực tế. Chẳng nói đâu xa, mọi cuộc chiến giữ nước trong lịch
sử Việt Nam đều được tiến hành trong điều kiện phong kiến hoặc độc đảng. Hy vọng
trong các bài viết sắp tới, Tuấn sẽ tôn trọng sự thật hơn, thay vì bị cuốn quá
sâu vào việc tuyên truyền cho một mô hình và một phe cánh chính trị.
Nói là yêu sách cho việc giải quyết vấn đề trên biển Đông nhưng thực tế ra chỉ là những bài , chiêu trò của những tên dân chủ , phản động trong việc gây ra mâu thuẫn quan hệ hai nước hoặc là đảo chính mà thôi. Chính vì thế việc những kẻ này đưa ra 3 cái đó thì chả có gì mang tính góp ý hay đóng góp nào mà thực chất chỉ đang thể hiện rõ mưu đồ của chúng trong việc chống phá lại chính quyền mà thôi.
Trả lờiXóakhông hiểu sao có những kẻ lại tuyên truyền về 3 yêu sách mà họ gửi đến Chính phủ Việt Nam. đầu tiên đòi kiện trung quốc xin thưa rằng bài học từ philipins vẫn còn đó. thứ hai thân mỹ chống trung quốc, xin thưa rằng trong lịch sử chính mỹ để cho trung quốc chiếm hoàng sa. thứ ba đòi thay đổi thể chế chính trị xin thưa rằng Đảng ta đang lãnh đạo đất nước từ thắng lợi thắng lợi khác thế chả có lí do gì mà thay đổi chế độ chính trị cả.
Trả lờiXóa“thân Mỹ để thoát Trung” đúng là thật nực cười. thế thì chả khác gì đuổi hổ cửa trước rứa beo cửa sau, mà trong lịch sử đã chứng minh. chả có bảo vệ mình ngoài bản thân mình tự bảo vệ mình cả, chính vì vậy đừng có trông chờ vào sự giúp đỡ của nước khác trong bảo vệ chủ quyền.
Trả lờiXóaTrung Quốc muốn: Biến bãi Tư Chính thành vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, và Tư Chính trong tương lai thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Đó là thông điệp đầu tiên thể hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc bằng đường lưỡi bò ngang ngược và phi lý.
Trả lờiXóahải quân không ngăn được đường lưỡi bò, cảnh sát biển không ngăn được đường lưỡi bò, kiểm ngư không ngăn được đường lưỡi bò! Vậy cái gì có thể ngăn được đường lưỡi bò phi lý và ngang ngược của Trung Quốc? Đó là sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng trên và của toàn dân!
Trả lờiXóaCó hàng trăm giải pháp để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, để chặt đứt đường lưỡi bò( kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, phản ứng cấp cao nhất của nhà nước, quốc tế hóa vụ việc….) trong đó có giải pháp đầu tiên là truyền thông rộng rãi cho nhân dân biết về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại bãi Tư Chính.
Trả lờiXóaTrung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông và chấm dứt việc “chuyển lửa ra bên ngoài”. Hành động tàu Hải Dương 8 quay lại vùng biển Việt Nam như một lời tái công khai khiêu chiến đến cùng của Trung Quốc.
Trả lờiXóaViệt Nam cần nâng cấp các kênh ngoại giao để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc đồng thời tranh thủ sự ủng hộ từ nhiều phía về vấn đề bảo vệ chủ quyền vùng biển của Việt Nam và duy trì hòa bình ở biển Đông. Hơn bao giờ hết, việc tăng cường hợp tác với các cường quốc là Mỹ, Nhật, Úc, Nga và khối EU có ý nghĩa chiến lược hơn bao giờ hết.
Trả lờiXóaviệc gắn chặt lợi ích của một số quốc gia với Việt Nam theo kiểu cộng sinh như trên không chỉ hữu dụng trong việc đối phó với Trung Quốc hiện nay mà còn đập tan âm mưu bắt ép Việt Nam chỉ hợp tác với họ để “cùng khai thác” tài nguyên biển
Trả lờiXóaViệt Nam cần nghiêm túc điều tra và xử lý các doanh nghiệp gian lận thương mại tranh thủ “đục nước béo cò”, biến Việt Nam thành nơi trung chuyển hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc để trốn thuế nhập khẩu của Mỹ. Nếu trước đây còn chủ quan thì bây giờ, sau lời nói và hành động cảnh báo của Mỹ, chúng ta càng phải thực hiện nghiêm ngặt hơn. Không để một số doanh nghiệp hám lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác lâu dài với Mỹ.
Trả lờiXóangoài thực địa, các chiến sỹ đang ngày đêm theo dõi, giám sát, ngăn chặn tàu Trung Quốc thì nhân dân ở đất liền càng phải đoàn kết hơn nữa, làm hậu phương vững chắc, tạo động lực cho các chiến sỹ bám biển, bám tàu. Hình ảnh những chiếc thuyền căng băng rôn “giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” cùng quốc kỳ đỏ rực tung bay trước mạn thuyền của những ngư dân yêu biển, nườm mượp ra khơi chính là liều thuốc tinh thần vô cùng lớn cho các chiến sỹ
Trả lờiXóaBên cạnh các chiến sỹ có ngư dân, bên cạnh ngư dân có các chiến sỹ, tình quân dân gắn kết, tương hỗ lẫn nhau. Ông bà ta nói rồi “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết thì đó chính là “vũ khí” lợi hại nhất mà Trung Quốc và những kẻ cơ hội chính trị phải ngán ngẩm.
Trả lờiXóaNói thẳng luôn một vấn đề, để hoạt động bám biển của các chiến sỹ hải quân, cảnh sát biển, dân quân tự vệ, ngư dân diễn ra liên tục, thuận lợi thì nước ta cần phải trang bị mới thêm tàu thuyền, phương tiện liên lạc trên biển, dụng cụ y tế,… có thể ứng phó trong tình huống cấp bách. Cần lắm những chiếc “kình ngư biển” to lớn hơn nữa, có thể đạp sóng biển Đông, vững chãi trước phong ba bão táp và hiên ngang trước mũi tàu của các nước ngoại bang.
Trả lờiXóa