Loa Phường
Những ngày qua, trên mạng Internet ngập tràn
thông tin cho rằng “Việt Nam và Trung Quốc xung đột lớn ở Bãi Tư Chính” xuất
phát từ thông tin Trung Quốc đưa tàu thăm dò xuống bãi Tư Chính xuất phát từ
một số trang truyền thông “không thân thiện với chính quyền” như VOA, RFA, Việt
Tân, và các trang mạng của Trung Quốc và đám zân chủ quốc nội, cờ vàng ba que
hải ngoại. Điều đáng nói là không chỉ dựng đứng lên câu chuyện “xung đột lớn ở bãi
Tư Chính” mà chúng còn dựa vào đó để vu cáo “nhà cầm quyền Việt Nam hèn nhát,
bưng bít thông tin”??!!
Xung quanh chủ đề này, dân mạng đã có nhiều bài
viết phân tích bản chất sự việc, vạch trần thủ đoạn tung tin vịt, thổi tin ảo
nhằm kích động biểu tình, vu cáo chính quyền “bán nước” cũng như lên án sự phản
ứng chậm chạp của báo chí và ngành truyền thông nước nhà để đám “buôn tin vịt”
lộng hành những ngày qua
(1)
FB Tâm Minh Nguyễn dành hẳn chuyên đề chứng minh nguồn gốc hình
thành tin vịt này https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2365671840379847&id=100008111627906
(2)
FB Ngô Mạnh Hùng chứng minh đám “dân chủ” và dân mạng VN đã mắc
bẫy TQ ra sao khu hùa vào tung hứng tin vịt này https://www.facebook.com/100017728446798/posts/424745601459718?sfns=mo
(3)
FB
Lam Hồng Nguyễn lên án truyền thông VN phản ứng kém, để mạng xã hội lộng hành
buôn tin vịt https://www.facebook.com/1834667712/posts/10211753111703328?sfns=xmo
Ai cũng biết, tranh chấp chủ quyền là chủ đề
nóng giữa TQ và các nước trong khu vực, trực tiếp với VN đã trở thành chủ đề
nhạy cảm luôn được các thế lực thù địch khai thác để phủ nhận vai trò lãnh đạo,
bảo vệ đất nước của thể chế và bộ máy chính trị hiện nay, kích động xung đột,
làm nóng an ninh khu vực để cho tìm kiếm cơ hội “đục nước béo cò”, can thiệp
vào nội bộ các nước trong khu vực. Đối
với đám truyền thông phương Tây “yêu tiếng Việt” và đám zân chủ, cờ vàng luôn
đội lốt “yêu nước” tối ngày mơ màng lật đổ Đảng, Nhà nước hiện nay thì mọi xung
đột, mội vấn đề có yếu tố TQ luôn là cơ hội trời cho để chúng tận dụng khuấy
đảo, bơm thổi khiến dân chúng hoang mang, truyền thông rối loạn, kích thích các
hoạt động chống phá nổi lên.
Theo fb Tâm
Minh Nguyên chỉ ra, bắt nguồn từ những tin như “Tàu Cảnh sát biển Việt Nam và
Trung Quốc đối đầu ở Bãi Tư Chính” (RFA tiếng Việt ngày 12-7-2019); “Tàu Cảnh
sát biển Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trên Biển Đông” (VOA tiếng Việt ngày
12-7-2019); “Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam đối đầu Trung Quốc ở Trường Sa”
(RFI tiếng Việt ngày 13-7-2019); “Việt – Trung: Căng thẳng suốt một tuần ở Bãi
Tư Chính” (BBC tiếng Việt ngày 14-7-2019)... Nhiều trang mạng đã đăng tải lại
những thông tin này, trong đó có “Viettan.org”, “Tinhhoa.net”, “Trithucvn.net” và không ít
trang nhóm, fanpage và thành viên trên facebook .v.v… Thậm chí, có những trang
mạng còn làm tăng thêm tính nghiêm trọng của thông tin rằng: “Đụng độ cực lớn
tại Bãi Tư Chính khi tàu Cảng sát biển Việt Nam chặn tàu thăm dò địa chấn Trung
Quốc” (trang mạng “Tin tức hàng ngày” ngày 12-7-2019); “Đối đầu trên Biển Đông
giữa Việt nam và Trung Quốc” (“Thời báo” có địa chỉ Thoibao.de ngày 14-7-2019);
“Rộ thông tin Trung Quốc đang xâm chiếm Bãi Tư Chính” (“Truongsahoangsa.net” ngày 13-7-2019).v.v…
Riêng trang
“Việt Tân” trên Faceboook còn đưa những thông tin “động trời” hơn nữa: “SOS:
Trung Quốc đưa dàn khoan xâm lược thềm lục địa Việt Nam” (trang FB “Việt Tân”
ngày 13-7-2019) kèm theo cả thông tin “trứng vịt” về việc tàu Hải cảnh CCG 3911
của Trung Quốc có mớn nước 12,000 tấn, có pháo 76 mm và máy bay trực thăng hạm
cũng tham gia vào vụ việc. Và thậm chí, có kẻ đã gắn việc này với sự kiện Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa đi thăm lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam rồi từ đó
hô hoán lên rằng Hải quân Nhân dân Việt Nam, Cảnh sát Biển Việt Nam đã được báo
động đỏ ?! Ngoài ra, có kẻ lại còn lợi dụng việc một cô dâu ở Hải Phòng phải tổ
chức đám cưới mà không có chú rể vì chú rể đang… chiến đấu ở Bãi Tư Chính ???
Trong khi sự thật lại là chú rể này công tác trên bộ ở Trường Sa, đã được nghỉ
phép về cưới vợ nhưng vì biển động nên tàu biển bị trễ hẹn. Ở nhà phải tổ chức
đám cưới cho… đúng ngày mà các cụ đã chọn. Chuyện lì kì khác là một chiến sỹ
hải quân bị tại nạn trong quá trình huấn luyện chết đuối ngoài Trường Sa được
đưa về quê ngày 13/7/2019 thì bị thổi thành chết do đánh nhau ở Bãi Tư Chính
khiến người thân dở khóc dở cười!
Kịch bản của các trại buôn tin vịt luôn tuần tự
diễn ra. Sau khi truyền thông zân chủ, truyền thông mạng thổi tin này thành “sóng”
thì các zân chủ gia, ba que, cờ vàng bắt đầu rục rịch kêu gào biểu tình xuống
đường để “cứu đất nước”, “phản đối cộng sản” bán nước như Đường Văn Thái đang
trốn trui lủi ở Thái Lan hay kẻ buôn tin vịt hạng khủng Thùy Trang Nguyễn ở xứ
Cali, Hoa Kỳ.

Sự thật của “xung
đột lớn ở Bãi Tư Chính” này thế nào?

Ảnh 1: Hải trình của “Haiyang Dizhi 8” theo thông tin của Ryan Martinson trên Twitte ngày 11-7-2019.

Ảnh 2: Bản đồ phân lô thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam ngoài khơi Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Ảnh 3: Hải trình thực của “Haiyang Dizhi 8” khi áp tọa độ lên ảnh chụp vệ tinh có đối chiếu với bản đồ phân lô thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam.

Ảnh 4: Bản đồ khu vực WAB-21 mà CNOOC của Trung Quốc đã mời thầu trái phép Công ty Dầu khí Crestone của Mỹ vào thăm dò, khai thác năm 1997.

Ảnh 5: Bản đồ biểu thị EEZ của Việt Nam theo UNCLOS-1982.

Ảnh 6: Tọa độ chỉ vị trí của “Haiyang Dizhi Shi Hao” ngày 13-7-2019
Cũng theo
facebook Tâm Minh Nguyễn dựng lại toàn bộ lộ trình của “tin vịt” này, phát hiện
nó xuất phát từ địa chỉ trang mạng Twitte của nickname “Ryan Martinson”, người
được cho là giáo sư Trường Cao đẳng Hải quân Hoa Kỳ (US Naval War College) và
cũng được cho là chuyên gia theo dõi tình hình Biển Đông. Ngày 11-7-2019,
nickname này đăng một dòng tin ngắn trên địa chỉ Twitte của mình: “The survey
operations of the Haiyang Dizhi 8 (July 3-11, 2019)” (tạm dịch là “Các hoạt
động khảo sát của ‘Hải Dương Địa chất 8’ từ ngày 3 đến 11-7-2019”). Kèm theo là
một đồ hình mô tả hải trình của “Haiyang Dizhi 8” và có địa chỉ tọa độ cuối
cùng vào ngày 11-7-2019 tại N10 (tức 10 độ vị Bắc) và E112 (tức 112 độ kinh
Đông).
Thế là, những
phóng viên ngồi trong phòng máy lạnh của tờ báo tư nhân “South China Morning
Post” (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) xuất bản ngày 11-7-2019 tại Hồng Kông, Trung
Quốc đã nhanh tay chộp lấy thông tin này và đăng lên cùng với bức ảnh chụp hải
trình mà nickname Ryan Martinson đã đăng nhưng lại cắt xén phần tọa độ được ghi
trên góc trên, bên phải ảnh. Thế là sự việc bắt đầu rối tung lên theo cái cách
mà thế lực tạo ra thông tin này mong muốn. Thông tin được chia sẻ chóng mặt trên
mạng bởi hàng loại trang tin, tờ báo mạng bằng tiếng Việt như đã kể trên.
Thực tế thì
tàu “Haiyang Dizhi 8” của Trung Quốc cũng như tàu thuyền các quốc gia khác đều
có quyền đi vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam mà không gây hại theo
quy định tại các điều 18 và 19 của Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982
(UNCLOS-1982). Việc tàu “Haiyang Dizhi 8” của Trung Quốc có tiến hành cái gọi
là “khảo sát địa chấn” như các “lều báo” Mỹ, phương Tây và các “chuồng báo” của
những kẻ chống cộng, chống Việt Nam đã nói hay không? Nghiên cứu đồ hình hải
trình mà nickname Ryan Martinson đưa ra là đúng thì chúng ta có thể thấy trong
suốt 9 ngày hoạt động, tàu Haiyang Dizhi 8 không dừng lại mà liên tục di
chuyển. Chỉ có điều là lộ trình của nó dích dắc. Và cũng theo quy tắc đi qua
không gây hại, nước chủ nhà (Việt Nam) có quyền cử các tàu của mình theo dõi để
bảo đảm rằng Haiyang Dizhi 9 không có hành động nào vi phạm quy định về việc
“đi qua không gây hại”. Trong trường hợp này, các tàu kiểm ngư KN468 và KN272
của Việt Nam luôn theo sát hành trình của Haiyang Dizhi 8. Phía Trung Quốc chỉ
có các tàu Hải cảnh 3402, 3412 và 37111 đi kèm và cũng tuân thủ nguyên tắc đi
qua không gây hại. Không hề có cái tàu khủng CCG-3911 như "tin vịt"
mô tả.
Còn việc tàu
“Haiyang Dizhi 8” có tiến hàng khảo sát địa chấn tại EEZ của Việt Nam hay không
thì chắc chắn là không, bởi vì muốn khảo sát địa chấn đáy biển hay đại dương,
tàu khảo sát phải dùng các thiết bị khoan nông, phải dừng lại nhiều lần để phát
sóng nổ siêu âm. Sau đó dùng radar dobler để thu các sóng phản xạ, qua đó xác
định cấu tạo của nền địa chất. Nếu tàu không dừng lại, không tiến hành các mũi
khoan thì không thể làm được việc này. Tuy nhiên, các “phóng viên kỳ tài” của
các tờ báo, trang tin nêu ở trên đã cố ý dịch sai từ “Dizhi” (có nghĩa là “địa
chất”), biến nó thành “địa chấn” (tiếng Trung Quốc phải là “Dizhen”). Rõ ràng
là họ đã cố ý thêm dầu vào lửa để làm cho thông tin về sự việc có thêm “màu
sắc” nghiêm trọng.
Cuối cùng,
hải trình của tàu Haiyang Dizhi 8 có phải là xâm phạm vào Bãi Tư Chính trong
EEZ của Việt Nam hay không ? Câu trả lời là không ! Bởi chính các “phóng viên
bàn phím” đã cố tình làm sai lệch thông tin do nickname “Ryan Martinson” cung
cấp. Họ đã cố tình cắt xén thông tin về tọa độ của Haiyang Dizhi 8 mà Ryan
Martinson đã ghi trên ảnh của đồ hình đề rồi áp đồ hình đó vào đồ hình vệ tinh
không tọa độ (không phải ảnh vệ tinh) của khu vực Bãi Tư Chính (tiếng Anh gọi
là Vanguar Bank, tiếng Trung gọi là Vạn An Bắc, ký hiệu là WAB-21).
Theo facebook Lam Hồng Nguyễn mổ xẻ tin vịt
đăng sáng ngày 14-7 trên một FB có nhiều người theo dõi rằng "Đảo đã bị
đánh chiếm. Quần đảo Tư Chính đang bị Trung quốc trắng trợn đánh chiếm
giữ bằng quân đội. Đất nước Việt nam đang bị xâm lược ! ... Trong khi
các lực lượng vũ trang, Hải quân, Không quân, Cảnh sát biển và ngư dân
mấy ngày qua phải căng thẳng vật lộn chống trả với hành động xâm
lược của Trung quốc. Đã có súng nổ và máu đã đổ" (Hết trích)
trong khi Tư Chính là bãi cạn, không phải đảo hay quần đảo thì đánh với chiếm
cái gì? Dù va chạm có xảy ra cũng chỉ là giữa tàu Cảnh sát biển Việt Nam với
tàu Hải cảnh Trung Quốc, không hề có quân đội bên nào tham gia, không có vũ lực
vũ trang tất nhiên không thể gọi là "bị xâm lược", cho nên càng không
có cái gọi là "căng thẳng vật lộn chống trả" đủ quân binh chủng được
Sở dĩ các “lều báo”, trại buôn tin vịt muốn gắn
hải trình của Haiyang Dizhi 8 vào khu vực Bãi Tư Chính là vì cách đây đúng 2
năm đã diễn ra sự tranh chấp quyền thăm dò khai thác giữa Việt Nam và các nước
láng giềng tại lô số 136/3. Sở dĩ có một số hiệu lạ như vậy vì chỉ có một phần
lô 136 nằm trong EEZ của Việt Nam, phần còn lại nằm trong sự chồng lấn giữa
Việt Nam với Indonesia và Malaysia. Trung Quốc chẳng có liên quan gì ở đây ngoài
cái gọi là “đường lưỡi bò” đã bị tòa án công pháp quốc tế tuyên vô hiệu. Trước
sự tranh chấp ấy Công ty Repsol của Tây Ban Nha đã tạm dừng tiến trình thăm dò.
Nhưng trang “Boxitvn” thì lại tố lên rằng đó là “Cuộc khủng hoảng Biển Đông lần
thứ hai”. Đây là cách tung hứng trong ngoài của cái gọi là “thông tin lề trái”
trong nước với những phần tử chống Việt Nam ở nước ngoài.
Nhưng
Haiyang Dizhi 8 và các tàu khác của Trung Quốc lại không vào bãi Tư Chính thì
nó hoạt động ở đâu ?
Căn cứ vào
thông tin tọa độ của Haiyang Dizhi 8 (N10 và E112) đã được Ryan Martinson ghi
lên ảnh nhưng lại bị tờ SCMP cắt xén đi thì có thể thấy, khu vực có hải trình
thật của Haiyang Dizhi 8 từ ngày 3 đến ngày 11-7-2019 nằm tại các lô số 130,
131, 132, 154, 155 và 156. Nghĩa là nằm ở phía bắc khu vực WAB-21 và còn cách
xa khu vực Bãi Tư Chính và nhất là lô số 136/3, nơi mà các “lều báo”, “chuồng
báo” nói trên tưởng tượng ra vụ đụng độ tới hàng trăm km.
Đến ngày
13-7-2019, cũng lại nickname Ryan Martinson chia sẻ trên trang mạng Twitte của
mình thông tin về tọa độ của tàu Haiyang Dizhi Shihao cho thấy nó đã nằm ở 22
độ 39 phút Bắc và 115 độ 53 phút Đông, trên khu vực ven biển Đông Nam Trung
Quốc, gần Quảng Châu.
Tất cả chỉ
có như vậy ! Đã không hề có và không thể có một cuộc đụng độ dữ dội nào về quân
sự diễn ra ở khu vực Bãi Tư Chính. Đã không không có một tiếng súng nổ trên
Biển Đông. Và các chiến sĩ Hải quân trực canh trên hệ thống nhà dàn DK/1 đã
nhắn về cho bà con ta trên đất liền rằng “Chúng tôi vẫn bình an, không hề có
những chuyện gì cả. Anh em vẫn trực canh và làm việc bình thường, ăn ngủ tốt …”
Căng thẳng, song trường hợp này không thể nói
là nghiêm trọng hơn trường hợp Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD - 981 đầu năm
2014. Bởi lẽ, ngoài việc cố ý xâm hại quyền lợi, việc hạ đặt được giàn khoan
cũng không khác gì việc cắm mốc chủ quyền trên biển bất hợp pháp. Nếu chưa hạ
đặt giàn khoan, không có biểu hiện “khai thác” gì thì dù Haiyang Dizhi 8 và hơn
60 tàu Hải cảnh hộ tống rầm rộ cũng vẫn chỉ là những phương tiện di chuyển bình
thường, Việt Nam chỉ có thể giám sát, theo dõi, không thể chấp pháp, xua đuổi.
Sự việc
Haiyang Dizhi 8 vừa qua cũng như không ít vụ việc liên quan đến chủ quyền biển
đảo của Việt Nam bị các thế lực phản động, thù địch, những kẻ chỉ muốn người
Việt Nam đánh Trung Quốc cho Mỹ đến người cuối cùng thổi phồng, xuyên tạc, bóp
méo, bịa đặt cho thấy những kẻ đó chưa bao giờ từ bỏ chống phá VN bằng mọi
cách, mọi thủ đoạn. Còn với người dân Việt Nam, mong rằng trước bất kỳ thông
tin mạng nào cần bình tĩnh kiểm chứng, nghe ngóng, đừng vô tình trở thành tiếp
tay cho chúng gây cảnh tang thương như vụ bạo loạn năm 2014 ở Bình Dương hay
2018 ở Bình Thuận khi mà “giặc chưa thấy đâu chỉ thấy dân u đầu”!
Trung Quốc luôn chứng minh cho dư luận quốc tế thấy sự đối nghịch giữa lời nói và hành động của mình. Riêng vấn đề biển Đông, là một nước lớn nhưng không bao giờ tự giác thực hiện với tinh thần thiện chí và trách nhiệm cao nhất. Éo le thay, bằng vào những gì đã và đang diễn ra, điều kiện nêu trên thật xa xỉ.
Trả lờiXóaTrung Quốc luôn duy trì mục tiêu làm chủ thiên hạ thì phải làm chủ biển Đông, nên họ sẵn sàng gây hấn trên biển bằng nhiều chiêu thức, thủ đoạn khác nhau. Thế mới biết độ xảo quyệt và nham hiểm của tay hàng xóm bành trướng, kéo theo cái sự “nóng” của biển Đông sẽ khó hạ nhiệt hoàn toàn.
Trả lờiXóamỗi khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội đó là phải cẩn trọng với “fakenews” – tin giả. Sẽ thật đáng ngờ nếu báo chí, truyền thông trong nước chưa đưa tin về tình hình biển Đông mà các trang mạng xã hội lại liên tiếp cập nhật tình hình. Nói gì đi nữa, cứ phải chờ thông tin chính thức từ cơ quan chức năng, báo chí, truyền thông, các cơ quan Đảng, Nhà nước thì mới có độ tin cậy cao. Đừng để tin giả cũng như mạng xã hội có thể dắt mũi chúng ta chỉ với những thông tin mập mờ hay yêu nước thiếu lý trí.
Trả lờiXóaVới những gì đã diễn ra trong quá khứ, những bài học đau thương vẫn còn đó thì mỗi người dân chúng ta lại càng phải có trách nhiệm để tỉnh táo. Đừng để lặp lại những gì đã diễn ra như năm 2014 khi chính người Việt chúng ta gây hại thêm cho quốc gia. Hãy để sự đấu tranh bảo vệ chủ quyền được thực hiện một cách hợp lý và văn minh.
Trả lờiXóaBiển Đông là khu vực có vị trí chiến lược quốc tế cũng như có nguồn tài nguyên quý giá. Trung Quốc chắc chắn sẽ không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm vùng biển này như những gì họ đã nêu trong chính sách về “đường lưỡi bò”. Để đấu tranh, Việt Nam rất cần phải có sự ủng hộ của quốc tế và hơn hết là sự đồng lòng của cả dân tộc.
Trả lờiXóaViệt Nam khẳng định việc các quốc gia khác (bao gồm cả Trung Quốc) nếu có hành động xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì đều là những hành động vô giá trị. Từ “vô giá trị” ở đây thể hiện khẳng định của Việt Nam về việc Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Sự vi phạm này là đơn phương và sẽ không có bất cứ giá trị nào trong các quan hệ quốc tế.
Trả lờiXóacác quốc gia khác sẽ không có cơ hội mập mờ thông tin để biến bãi Tư Chính hay vùng biển lân cận từ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng biển có tranh chấp. Dù chỉ là những phát ngôn rất ngắn gọn nhưng đã có sự tính toán cụ thể, kỹ lưỡng từ phía Bộ Ngoại giao, đưa những phát biểu chính thức của Việt Nam vừa đúng với thực tế, vừa hợp lý nhất với pháp luật quốc tế. Từ đó, không để phát sinh những vấn đề bất lợi cho Việt Nam trong quá trình khẳng định, bảo vệ chủ quyền về sau.
Trả lờiXóamạng xã hội đưa tin rất nhanh về các cuộc đụng độ tại bãi Tư Chính ngoài biển Đông, nhưng câu từ không đúng về mặt pháp lý, cũng chẳng mang tính khách quan, xác thực. Những thông tin trên mạng xã hội chỉ hướng người đọc theo hướng chỉ trích Đảng, Nhà nước; khoét sâu vào nỗi lo sợ với Trung Quốc cũng như tạo ra tâm lý chống đối lại Trung Quốc một cách mù quáng. Nói theo những ngôn từ trên mạng xã hội thậm chí còn gây hiểu sai về sự việc tại biển Đông khi cho rằng tàu Việt Nam và Trung Quốc có “đụng độ” lẫn nhau.
Trả lờiXóaViệt Nam chỉ đang bảo vệ và khẳng định chủ quyền quốc gia chứ hoàn toàn không có tranh chấp, không có đối kháng, Việt Nam sẽ bảo vệ đến cũng chủ quyền quốc gia trên biển đến cùng, khi các quốc gia khác chịu chấp hành nghiêm pháp luật quốc tế.
Trả lờiXóaSự việc lần này cũng chính là một lần nữa cho dư luận kinh nghiệm về tiếp thu, chọn lọc thông tin trên mạng xã hội. Chớ vội tin theo những lời lẽ xuyên tạc về tình hình chủ quyền quốc gia, chớ vội nghe theo những lời kích động biểu tình gây rối, chống đối lại quốc gia nào.
Trả lờiXóaQua bài học lần này mỗi công dân ta nên ý thức hơn, cẩn thận hơn trong việc tiếp thu mọi nguồn thông tin , không bao giờ nghe theo những lời kích động mặc cho những lời nói từ chúng. Chúng ta hãy nghe theo những chính sách của nhà nước, chứ không tự ý hành động rồi xảy ra những sự việc đáng tiếc gây hại tới quốc gia
Trả lờiXóa